Giáo án ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 162

I. Mục tiêu.

 * Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc giầu tính thuyết phục. Hiểu được Cách lập luận trong văn bản.

 * Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc văn nghị luận và luyện tập thêm cách viết văn bản nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn mẫu.

II. Chuẩn bị.

* Giáo viên : Nội dung văn bản, hệ thống câu hỏi đọc hiểu, hướng khai thác văn bản và hướng dẫn học sinh trao đổi bài.

 * Học sinh: Đọc và tóm tắt văn bản, trả lời các câu hỏi hướng dẫn. Làm các baì tập trong SGK& SBT.

III. Tiến trình dậy- học.

 

doc106 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 162, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 91+92- Văn học Bàn về đọc sách. Ngày soạn: 5-1 Chu Quang Tiềm. Ngày dạy:18-1 I. Mục tiêu. * Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc giầu tính thuyết phục. Hiểu được Cách lập luận trong văn bản. * Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc văn nghị luận và luyện tập thêm cách viết văn bản nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn mẫu. II. Chuẩn bị. * Giáo viên : Nội dung văn bản, hệ thống câu hỏi đọc hiểu, hướng khai thác văn bản và hướng dẫn học sinh trao đổi bài. * Học sinh: Đọc và tóm tắt văn bản, trả lời các câu hỏi hướng dẫn. Làm các baì tập trong SGK& SBT. III. Tiến trình dậy- học. A. ổn định lớp. B. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra bài soạn của học sinh: 3 học sinh( Trình bầy các câu hỏi được đặt ra trongbài, nêu vấn đề chủ yếu của văn bản). C. Tổ chức hoạt động. Hoạt động dậy- học Nội dung kiến thức cơ bản. * Học sinh trình bầy những nét tiêu biểu về tác giả và tác phẩm. * Giáo viên trao đổi thêm một số nội dung về tác giả và nội dung văn bản: - Việc đọc sách được coi trọng từ xưa: Thiên tử trọng hiền hào (Nhà vua coi trọng người hiềnđức) Văn chương giáo nhĩ tào (Văn chương giáo dục con người) Vạn ban giai hạ phẩm (Trên đời mọi nghề đều thấp kém) Duy hữu độc thư cao (Chỉ có đọc sách là cao quí nhất) * Trong đoạn trích tác giả muốn nói với mấy điều: Tầm quan trọng của việc đọc sách; Cái hại khi sách vở quá nhiều; Phương pháp đọc sách. * Học sinh nêu cách đọc văn bản và đọc một phần văn bản. Các học sinh nhận xét và đọc từng phần. - Nêu rõ văn bản trình bầy những luận điểm nào?( 3 luận điểm). * Từ hệ thống luận điểm hãy trao đổi và nêu một số nội về bố cục: - ? Hãy nêu bố cục văn bản? - ? Có cách bố cục khác cho văn bản này không ? -* Học sinh đọc từng đoạn văn bản và nhận xét về phương thức biểu đạt của từng đoạn. * Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh trao đổi làm rõ luận điểm I: - ? Trong phần I tác giả cho biết trên con đường học vấn của mỗi người, đọc sách có tầm quan trọng như thế nào?( có mấy ý cơ bản để làm rõ để làm rõ luận điểm này?) -- ? Tác giả dùng phép nghị luận nào để trình bầy rõ điều đó?( Đầu tiien, tác giả nêu ra luận điểm: Học vấn khôngmchỉ là cuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn; Tiếp theo, tác giả dùng lí lẽ giải thích cặn kẽ về học vấn, về sách, về đọc sách làm rõ tầm quan trọng của việc đọc sách trên con đường học vấn của mỗi người. Tác giả phân tích từng khía cacnhj( đọc sách, học vấn, sách) bằng giọng chuyện trò, tâm tình, rồi tổng hơpự lại bằng lời bình giầu hình ảnh: “ Có được sự chuẩn bị như thế thì một người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới” * Giáo viên đọc phần II và nêu tiếp các nội dung cho học sinh trao đổi: - ? Trong cuộc sống sách vở càng nhiều cacngf thuận tiện cho tiếp cận tri thức. Nhưng tại sao trong văn bản này tác giả lại cho rằng: “ Sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ”? - ? Và tác giả đã lập luận vấn đề đó nhưthế nào?( Nêu rõ cụ thể cách trình bầy cho từng cái hại của việc có nhiều sách và lấy dẫn chứng minh hoạ cho từng cách lập luận) - Tác giả đã so sánh như thế nào để thấy rõ tầm quan trọng của cách đọc sách. - So sánh hai cách lập luận. * Bằng cách diễn đạt giầu hình ảnh tác giả đã làm rõ việc đọc sách không có chất luợng , đã tạo ra tính thuyết phục cao cho văn bản. * Học sinh đọc phần III của văn bản và trao đổi một nội dung: - ?Trong phần văn bản này tác giả đã truyền cho ta những kinh nghiệm gì về phương pháp đọc sách?.( Chọn sách để đọc; phân loại sách để đọc; đó là đọc sách để có kiến thức phổ thông và đọc sách để trau dồi chuyện môn) - ? Cách phân tích của tác giả như thế nào?( Tác giả đã giải thích, phân tích ba vấn đề trên rất cặn kẽ, rõ ràng, giàu hình ảnh: Về chọn sách tác giả cho ta hay; Đọc 10 quyển sách không quan trọng bằng đọc một quyển sách thực sự có giá trị, nghĩa là phải biết chọn sách mà đọc, chọn đọc cho được cuốn sách thực sự có giá trị. Khi chọn được rồi thì đọc thật kĩ cuốn sách đó, đọc cho đến “thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”. “ Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về..” Đọc sách để có kiến thức phổ thông, tác giả nói; “Nếu chỉ chăm chỉ đọc thuộc giáo trình thì chẳng có ích lợi gì, mỗi môn phải lấy từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ....tổng cộng số sáhc cần đọc cũng chẳng qua trên dưới 50 quyển”. Còn đối với sách đọc để trau dồi chuyên môn tác giả khuyên rằng, muốn chuyên sâu phải đọc rộng, phải bíêt đến các học vấn có liên quan. Vì “Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các qui luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau...Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác. Về một người đọc ách chỉ chuyên sâu một học vấn mà không biết đến các học vấn khác có liên quan tác giả đã so sánh rất hình ảnh: “giống như con chuột chui sâu vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra được lối thoát. Cuối cùng tác giả kết luận: “Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự đề nắm vững bất cứ học vấn nào” * Giáo viên nêu vấn dề cho bọc sinh trao đổi rút ra bài học cho việc đọc sách: - Từ lời bàn của tác giả về việc đọc sách của tác giả, em thu hoạch được được gì về phương pháp đọc sách cho riêng mình?( Học sinh có thể viết thành bài thu hoach hoặc trình bầy miệng trên lớp, các học sinh góp ý bổ sung thêm)- phải biết chọn sách để đọc( do hiện nay có quá nhiều sách); Đã đọc làđọc kĩ,; Phải biết kết hợp đọc sách chuyên môn và đọc sách để có kiến thức phổ thông; Khi đọc sách chuyên môn phải kết hợp đọc rộng với đọc sâu. * Học sinh đọc ghi nhớ. * Học sinh tự nêu cách cảm nhận về bài tập 1 * Học sinh trao đổi và đọc những câu văn, các học sinh khác bổ sung và nhận xét. I. Giới thiệu chung. 1. Tác giả: (1897- 1986). - Ông là giáo sư, tiến sĩ, là nhà ngghiên cứu lí luận văn học, là nhà mĩ học của Trung Quốc ở thế kỉ XX. 2. Tác phẩm. -+ Vị trí đoạn trích: Trích trong “ Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” ( Trần Đình Sử dịch) + Thể loại: Nghị luận + Nội dung: Văn bản là những lời bàn tâm huyết của của ông về việcđọc sách. Ông muốn truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm về việc đọc sách mà ông tích luỹ được qua quá trình học tập và nghiên cứu. II. Đọc – hiểu văn bản. 1. Đọc văn bản. + Đọc giọng chậm, mạch lạc, chú ý các hình ảnh so sánh được sử dụng. + Hệ thống luận điểm:Tầm quan trọng của việc đọc sách; Cái hại khi sách vở quá nhiều; Phương pháp dọc sách. 2. Chú thích. - Giải thích học vấn khác học thuật 3. Bố cục: 3 phần + Phần I: Từ đầu....đến thế giới mới. - Tầm quan trọng của việc đọc sách. + Phần II: tiếp đến....lực lượng. - Cái hại khi sách vở quá nhiều. + Phần III: Còn lại. - Phương pháp đọc sách. 4. Phân tích. a. Tầm quan trọng của việc đọc sách. +Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn: -Học vấn là thành tựu do toàn nhân loại tích luỹ ngày dêm mà có; các thành tựư đó sở dĩ không bị lấp vùi đi là do sách vở nghi chép lại, lưu truyền lại. - Sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại; là cái mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loaị. - Nếu muốn tiến lên thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. - Đọc sách sẽ có được thành quả nhân loại trong quá khứ( Kinh nghiệm, kiến thức, tư tưởng, lời dậy). “ Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới” * Bằng phép nghị luận phân tích tổng hợp tác giả đã làm rõ tầm quan trọng của đọc sách giúp cho người đọc hiểu được vấn đề cụ thể ở từng khía cạnh. b. Cái hại khi sách vở nhiều + Cái hại khi sách có nhiều: Sách nhiều có thể “ làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn”: - Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. - Sách nhiều dề khiến người ta lạc hướng. * Bằng cách trình bầy so sánh tác giả làm rõ cái hại thứ nhất: Đó là so sánh cách đọc sách của người Trung Hoa thời cổ đại với cách đọc sách của học giả trẻ ngày nay.Cách viết của tác giả thật sinh động; Người xưa thì “ miệng đọc tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ”, học giả trẻ ngày nay thì “liếc qua”tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại thì rất ít”. Tác giả dùng cách ví von rất cụ thể: “giống như ăn uống, các thứ không tiêu hoá dược tích càng nhiều, thì càng dề sinh ra bệnh đau dạ dầy...” Cái hại thứ hai của đọc nhiều sách được tác giả lập luận rất giản dị: “ Nhiều người học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng, vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng cơ bản”. Cuối cùng tác giả lại dìng hình ảnh so sánh, nhấn mạnh ý mình muốn nói: “Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hoá ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng” c. Phương pháp đọc sách. + Với tư cách là một học giả có uy tín, từng qua qúa trình nghiên cứu, tích luỹ, nghiền ngẫm lâu dài, tác giả truyền cho ta những kinh nghiệm quý báu về đọc sách: - Đọc sách không cần đọc nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. - Sách đọc nên chia làm mấy loại , một loại là sách đọc có kiến thức phổ thông, một loại là đọc để trau dồi học vấn chuyên môn. - Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác...không biết rộng thì không thể chuyên. + Bằng phép giải thích phân tích kết hợp lối so sánh giầu hình ảnh tác giả đẫ giúp cho ta thấy được muốn đọc sách cần có phương pháp. Cách trình bầy của tác giả dễ hiểu, gần gũi, có sức thuyết phục người nghe. * Những ý kiến quan trọng của tac giả về đọc sách: Hiện có nhiều sách vở nên cần biết chọn cho tinh để đọc. Đọc cuốn nào kĩ cuốn đó; miệng đọc tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn. Phải biết kết hợp đọc sách chuyên môn và đọc sách để có kiến thức phổ thông, kiến thức này không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại mà ngay cả học giả chuyên môn cũng càn. Khi đọc sách chuyên môn phải kết hợp đọc rộng với đọc sâu. * Ghi nhớ: SGK. III.Luyện tập. Bài tập 1: Nêu điều em cảm thấy thấm thía nhất khi đọc văn bản Bàn vể đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm Bài tập 2: Đọc những câu văn hay nhất có lời khuyên về chọn sách để đọc. D. Củng cố. - Đọc phần III văn bản và nêu lại phuơng pháp đọc sách của tác giả?Nêu luận ddeef của văn bản? - Nêu các luận điểm của văn bản? E. Hướng dẫn học bài. - Đọc lại văn bản, nhận biết các phép phân tích đã được sử dụng . - Cguẩn bị văn bảnTiếng nói văn nghệ( Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn). ***************************** Tiết 93- Tiếng Việt Khởi ngữ Ngày soạn: 10-1 Ngày dậy: I. Mục tiêu. * Kiến thức: Nắm được thế nào là khởi ngữ, nhận diện được khởi ngữ, vận dụng khởi ngữ trong giao tiếp, tạo lập văn bản.Phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ. Nhận diện được công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó( bằng cách dùng câu hỏi: Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?) * Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết câu văn có thêm thành phần khởi ngữ, tạo thói quen dùng câu có khởi ngữ nhằm tăng hiệu qủa giao tiếp. II. Chuẩn bị. * Giáo viên: Nội dung. Phương pháp và một số ví dụ có khởi ngữ trong các văn bản và trong giao tiếp thường ngày. * Học sinh: Đọc và trả lời các câu hòi trong SGK và làm bài tập. Tập vận dụng khởi ngữ trong giao tiếp. III. Tiến trình dậy- học. A. ổn định lớp. B. Kiểm tra bài. - Trong chương trình TV THCS em đã học những thành phần nào của câu?( 2 thành phần chính và trạng ngữ của câu,..). Lấy ví dụ và phân tích? - Ngoài ra còn có thành phần câu nào em dùng trong câu nhưmg chưa rõ nội dung( Có nhiều: tình thái từ; trợ từ, thán từ,...) C. Tổ chức hoạt động. Hoạt động dậy- học Nội dung kiến thức cơ bản. *Học sinh trình bầy các ví dụ và đọc các từ in đậm. * Hãy quan sát các ví dụ và trao đổi làm rõ các nhận xét sau: - ? Xác định nòng cốt các câu văn?( học sinh đọc các thành phần chủ- vị) -? Các từ in đậm có vị trí như thế nào so với nòng cốt câu? -? Quan hệ giữa các từ in đậm với thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong các câu? - nhận xét phần in đậm với thành phần câu , xem có điểm gì giống nhau và khác nhau( có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với nòng cốt câu) - Hày cho biết mối quan hệ trực tiếp và quan hệ gián tiếp có điểm gì chung?( Hãy dùng thêm các từ về, với, đối với,.. vào trước các phần in đậm để phân biệt) + Với quyển sách này tôi đọc rồi. + Về giầu tôi cũng giàu rồi. - có thể thêm vào trước thành phần in đậm những từ; với, đối với, hoặc sau thành phần in đậm từ thì. - ? Vậy làm thế nào dề nhận diện được các yếu tố có mối quan hệ như vậy với nòng cốt câu? - Phần in đậm có những đặc điểm trên được gọi là khởi ngữ. Vậy hãy nêu cách hiểu về khởi ngữ? * Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh thảo luận đề có kết luận chặt chẽ về khởi ngữ: -? Phân biệt điểm giống và khác nhau của phần in đậm trong câu sau: Tôi đọc quyển sách này rồi. Quyển sách này tôi đọc rồi. - Trong câu A, thành phần in đậm là bổ ngữ. - Trong câu B, thành phần in đậm là khởi ngữ vì đứng trước chủ ngữ, nêu đề tài dược nói đến trong câu, và không thể thay đổi vị trí . * Học sinh đọc ghi nhớ; nêu từng ý. - Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ, phần khởi ý,... * Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng câu và nhận diện khởi ngữ bằng cách có thể thêm vào trước hoặc sau những từ; về, với, thì để có câu trả lời đúng: - Học sing trình bầy từng câu và lập luận.( vị trí, từ có thể thêm để nhận diện,...) * Học sinh trao đổi cách làm bài tập và tự chuyển thành câu có dùng khởi ngữ, bằng cách đưa một yếu tố trong câu làm thành yếu tố phụ trong câu: Mỗi học sinh có thể đưa ra những câu khác nhau. I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ. 1. Ví dụ: Các ví dụ: a, b,c- chú ý các từ in đậm. 2. Nhận xét: * Nòng cốt câu: - Quyển sách này tôi //đọc rồi. - Giàu, tôi //cũng giầu rồi. Sang, tôi// cũng sang rồi. *Vị trí các từ in đậm: - Đứng trước chủ ngữ và ngăn cách với chủ ngữ bằng dấu phẩy. * Quan hệ của từ in đậm với nòng cốt câu: + Quan hệ trực tiếp với một thành phần câu nào đó: - Yếu tố in đậm lặp lại y nguyên một phần câu còn lại; Giàu, thì tôi cũng giầu rồi. - Yếu tố in đậm có thể lặp lại bằng một từ thay thế; Quyển sách này tôi đọc nó rồi. + Quan hệ gián tiếp với phần câu còn lại; Kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới xử cho được. * Cách nhận diện: - Thêm vào trước đó những từ: với, đối với, về, về việc. -Thêm vào sau phần in đậm từ : thì. 3. Kết luận: - Đứng trước chủ ngữ. Nêu đề tài được nói đến trong câu. - Có quạn hệ trực tiếp hoặc gián tiếp nòng cốt câu. Nhưng không có quan bệ chủ- vị với vị ngữ. * Ghi nhớ: SGK. III. Luyện tập. Bài tập 1: Nhận diện khởi ngữ. a. Điều này,.... b. Đối với chúng mình,... c. Một mình,... d. Làm khí tượng e. Đối với cháu Bài tập 2: Tập dùng khởi ngữ. + Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. - Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. - Về làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. - Đối với làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. - Làm bài (thì )anh ấy cẩn thận lắm. + Tôi hiểu rồi, nhưng ttôi chưa giải được. - Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được. - Về hiểu thì tôi hiểu rồi, về giải thì tôi chư giải được. - Đối với hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng đối với giải thì tôi chưa giải được. D. Củng cố. - Đọc lại ghi nhớ và làm thêm bài tập:Tìm khởi ngữ trong văn bản Bàn về đọc sách. E. Hướng dẫn học bài: - Học và làm bài tập. - Chuẩn bị bài: các thành phần biệt lập( Trả lời các câu hỏi và làm bài tập SGK& SBT). ****************** Tiết 94- Tập làm văn Phép phân tích và tổng hợp. Ngày soạn: 10- 1 Ngày dậy: 21 I. Mục tiêu. * Kiến thức: Nắm được khái niện phân tích, tổng hợp. Vận dụng các phép lập luận vào tập làm văn nghị luận. * Kĩ năng: Nhận diện được các phép lập luận và có cách dùng hợp lí khi viết văn nghị luận. II. Chuẩn bị. * Giáo viên: Nội dung bài, phương pháp, hướng vậndụng vào bài tập. * Học sinh: Đọc kĩ các câu hỏi và trả lời, tập làm các bài tập trong sách giáo khoa. III. Tiến trình dậy- học. A. ổn định lớp. B. Kiểm tra bài cũ. -Nêu các phép lập luận đã sử dụng trong văn bản nghị luận?(giải thíchchứng minh). - Nêu rõ phép lập luận chứng minh?( dùng dẫn chứng và lí lẽ làm rõ vấn đề cần chứng minh). C. Tổ chức hoạt động. Hoạt động dậy- học. Nội dung kiến thức cơ bản. * Học sinh đọc văn bản và trao đổi các nội dung theo câu hỏi hướng dẫn: -? Vấn đề được đưa ra để bàn bạc là gì? Có thể trình bầy bố cục văn bản? Phần thân bài chia làm mấy đoạn?( Học sinh nêu căn cứ vào cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn) -? Vấn đề đó được tác giả trình bầy thành mấy ý lớn?( Học sinh căn cứ vào từng đoạn văn và tình bầy từng ý, nêu nội dung chính trong từng ý) I.Tìm hiểu phép phân tích và tổng hợp. 1. Ví dụ:Văn bản Trang phục. 2. Nhận xét. * Vấn đề bàn luận: Trang phục tức là vấn đề văn hoá trong ăn mặc. * Phân tích vấn đề: 4 nội dung dược trình bầy để làm rõ vấn đề. + Thứ nhất: Ăn mặc phải chỉnh tề, đồng bộ, không thể ăn mặc chỉnh tề mà lại đi chân đất; hoặc đi giầy có bít tất mà lại phanh hết cúc áo để hở cả bụng. + Thứ hai: Ăn mặc phải pphù hợp với việc đâng làm. Đi làm ruộng không thể ăn mặc tươm tất như đi đám cưới. Đi đám tang không thể ăn mặc hở hang, cười nói oang oang. Đó là những qui tắc ngầm cần tuân thủ.”ăn cho mình, mặc cho người” + Thứ ba: Ăn mặc phải phù hợp với môi trường và phải phù hợp với hoàn cảnh của riêng mình, nghĩa là ăn mặc phải giản dị hoà mình vào cộng đồng, không ăn mặc lố lăng hoặc quá nổi trội giữa mọingười xung quanh. Đồng thời cách ăn mặc cũng phải phù hợp với hoàn cảnh của riêng m9nhf, không đua đòi ăn diện Tiết 103- Tiếng việt Các thành phần biệt lập( tiếp) Ngày soạn: 3-2 Ngày dậy: 12- 2 I. Mục tiêu. * Kiến thức: Nhận diện được thành phần gọi- đáp; thành phần phụ chú. Biết phân tich tác ụng của các câu có các thành phần biệt lập. * Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng câu có các thành phần biệt lập, vận dụng trong giao tiếp nói viết. II. Chuẩn bị. * Giáo viên: Nội dung bài, mộ số ví dụ về các thành phần biệt lập. * Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi, làm bài tập. III. Tiến trình dậy- học. A.ổn định lớp. B. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Nêu các thành phần biệt lập đã học? Lấy ví dụ? Câu 2: Nhận diện các thành phần biệt lập trong các trường hợp sau? a. Phiền một nỗi, anh ấy lại quá thương con.( Thành phần tình thái) b. Đằng thằng ra, người khác chỉ học có ba năm.(Thành phần tình thái) c.Đám cà chua của tôi, quỉ sứ, hỏng mất rồi!( cảm thán) C. Tổ chức hoạt động. Hoạt động dậy- học Nội dung kiến thức cơ bản *Học sinh quan sát các phần trích và đọc các phần in đậm. * Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh trao đổi: -?Trong các từ in đậm từ nào được dùngmđể gọi, từ nào dùng để đáp? -? Các từ đó có tham gia vào thành phần câu không? Có thể không dùng trong câu được không? -? Chức năng của các từ đó đối với câu? * Giáo viên khái quát vấn đề cho học sinh rút ra kết luận: ?Các từ ngữ đó có đặc điểm vai trò như thế nào đối với câu? * Học sinh quan sát các ví dụ và trao đổi cáccâu hỏi : ? Đọc các phần tích không có từ ngữ in đạm và cho biết câu có thay đổi về mặt ý nghĩa không? -? Các phần in đậm đó có vai trò như thế nào đối với câu? -? Các phần in đậm có đặc điểm dấu hiệu như thế nào về hình thức? * Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh kết luận về các thành phần in đậm trên: - ? Các thành phần trên có đặc điểm gì khác so với thành phần gọi đáp trên?( dấu hiệu, vai trò, vị trí. * Từc ác nội dung kết luận trên hãy rút ra nhận xét về các thành phần biệt lập của câu? - Học sinh đọc ghi nhớ và nêu lại các thành phần biệt lập. * Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập: + Bài 1: Nhận diện và trình bầy trên lớp, từng nội dung, có thể lấy thêm ví dụ tương tự( chỉ quan hệ xã hội) + Bài tập 2: Học sinh đọc câu ca dao và nhận xét từng nội dung, đọc thêm câu ca dao khác có dùng từ gọi-đáp( Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu) + Baì tập 3+ 4: Học sinh nhận diện từng câu và nêu tác dụng của các thành phần phụ chú.Kết hợp làm bà tập 4: phầ phụ chú liên quan dến các thành phần câu nào? + bài tập 5: Học sinh làm ở nhà. Viết đoạn văn trình bầy suy nghĩ về việc làm của thanh niên chuẩn bị hành trang vý phép phân tích, tổng hợp.9 Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là rất cần thiết. Mỗi người cần tự lấp đầy hành trang của mình bằng những điểm mạnh. Để làm được hãy bắt đầu bằng từ việc làm nhỏ nhất..... I. Thành phần gọi- đáp. 1. Ví dụ: các phần in đậm a& b- các từ in đậm. 2. Nhận xét. * Các từ in đậm a. Này: dùng để gọi. b. Thưa ông: dùng để đáp * Vai trò trong câu: - không dùng trong nòng cốt câu. - Có thể bỏ , không dùng mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa câu, nhưng không rõ câu đó nói ra nhằm để gọi hay trả lời - Dùng tạo lập cuộc thoại, duy trì cuộc thoại. 3. Kết luận. - Các từ ngữ đó là thành phần ngoài câu( biệt lập với nòng cốt câu), đứng trước câu, sau câu - dùng để tạo lập và duy trì cuộc thoại. II. Thành phần phụ cú. 1. Ví dụ. Các phần trích- các từ ngữ in đậm. 2. Nhận xét: * Bỏ các từ in đậm: a.Lúc đi đứa con đầu lòng của anh- và cùng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuôỉ. b.Lão không hiểu tôi, tôi nghĩvậy , và tôi càng buồn lắm. - ý nghiã câu khôngthay đổi *Vai trò của các phần in đậm: a. Phần in đậm dùng phụ chú cho thành phần chủ ngữ( đứa con gái đầu lòng của anh) b. Phần in đậm dùng làm rõ cho vế câu trước( lão khôngnhiểu tôi) *Đặc điểm hình thức của các phần in đậm: - Được tách khỏi nòng cốt câu, bởi các dấu câu: dấu gạch nối, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. - Đứng sau phần câu cần phụ chú. 3. Kết luận: Là thành phần biệt lập Dùng bổ sung thêm cho một bộ phận nào đó của câu Ngăn cách với nòng cốt cau bởi hệ thống dấu câu( dấu phẩy, gạch nối, hai chấm, ngoặc đơn,...) * Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập. Bài tập1: Nhận diện các thành phần gọi đáp trong các trường hợp sau: + Các thành phần gọi- đáp: - này; vâng + Chức năng; dùng chỉ quan hệ trên- dưới( chị Dậu và bà cụ hàng xóm) bài tập 2: Phân tích tác dụng của thành gọi đáp: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. - Thành phần gọi: Bầu ơi. - Hướng tới tất cả mọi người, mọi thành phần trong xã hội.( đặc điểm của ca dao dân gian) Bài tập 3+ 4 Nhận diện và phân tích thành phần phụ chú trong các câu: a.Kể cả anh: giải thích cho Mọi người b.Các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ: giải thích cho Những người nắmn giữ chìa khoá của cánh cửa này c.trong Những người chủ thực sự của đất nước thế kỉ tới: giải thích cho Lớp trẻ. d. Có ai ngờ:phần phụ chú này có tác dụng thể hiện cảm xúc của người nói với đối tượng được đề cập trong bài D. Củng cố. - Nêu lại các thành phần biệt lập và lấy ví dụ minh hoạ. - Làm bài tập 5 bằng việc trao đổi nhóm để có sự thống nhất trong việc viết đoạn và trình bầy đoạn. E. Hướng dẫn chuẩn bị bài: chuẩn bị bài Liên kết đoạn và câu.( đọc và trả lời câu hỏi gợi ý) ***************** Tiết 104+105- Tập làm văn Bài viết số 5 Ngày soạn: 3-2 Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống. Ngỳ dậy: 12-2 I. Mục tiêu. * Kiến thức: Ôn tập kiến thức nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sông. Vận dung kiến thức vào làm bài Tập làm văn theo yêu cầu: làm rõ luận đề bằng hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận. * Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài nghi luận; Cách trình bầy bài, viết câu đoạn, liên kết câu đoạn; sử dụng các yếu tố khác vào văn nghị luận II. Chuẩn bị. * Giáo viên: Chuẩn bị đề bài, dàn ý, một số cách triển khai bài viết. * Học sinh: Ôn tập lí thuyết văn nghi luận sự việc hiện tượng đời sống, cách làm bài:Các bước làm bài( xây dựng dàn ý, viết văn,...) III. Tiến trình dậy- học. A. ổn định lớp. B. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị làm bài của học sinh C. Tổ chức hoạt động. Hoạt động dậy- học Nội dung kiến thức cơ bản * Giáo viên nêu đề bài.Nêu vấn đề cho học sinh tự tìm hiểu yêu cầu đề bài:Nội dung; hình thức. * Học sinh nhận đề và thực hiện các bước làm bài vào vở ghi. + Tìm hiểu đề: Kiểu đề; luận đề; phạm vi đề. + Tìm ý: biểu hiện của bệnh; nguyên nhân; cách sửa chữa + Xây dựng dàn ý: Mở bài; Thân bài; Kết bài. * Giáo viên dành thời gian cho học sinh lập dàn ý và có thể gọi một số em trình bầy dàn ý đại cương, và một số em sẽ trao đổi bổ sung thêm, sau đó viết bài. I. Đề bài. Một hiện tượng đang rất phổ biến hiện nay và có nguy cơ biến thành bệnh đó là hiệntượng nói dối. Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng này . II. yêu cầu. 1 Nội dung: - Bài viết làm rõ luận đề: bệng nói dối đang rất phổ biến. - Trình

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 MOI DAY DU.doc