I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại , dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: + Thiết kế giáo án, phiếu học tập.
+ Những mẩu truyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ ở nước ngoài.
- HS: + Đọc văn bản, soạn bài.
+ Sưu tầm những mẩu truyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ ở nước ngoài.
III. Các hoạt động dạy học:
64 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 60, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
phong cách hồ chí minh
(Lê Anh Trà)
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại , dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: + Thiết kế giáo án, phiếu học tập.
+ Những mẩu truyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ ở nước ngoài.
- HS: + Đọc văn bản, soạn bài.
+ Sưu tầm những mẩu truyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ ở nước ngoài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức
9c tổng số 44 Vắng Dạy
2. Kiểm tra
Kiểm tra sách, vở, bài soạn của HS
3. Bài mới.
Gới thiệu bài: Khẳng định tầm vóc văn hoá của Hồ Chí Minh
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn HS đọc văn bản, và tìm hiểu chú thích.
- GV hướng dẫn đọc
- GV đọc mẫu
- HS đọc
- Tìm hiểu các chú thích 1, 3, 4, 9, 12.
HĐ2. Tìm hiểu về sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh
- HS đọc từ đầu đến "rất hiện đại"
- Hồ Chí Minh đã làm thế nào để tìm ra văn hoá thế giới?
( Đi nhiều nước, tiếp xúc với nhiều văn hoá phương Đông, phương Tây)
-- Theo em, việc đi nhiều nước có tất yếu đem đến vốn hiểu biết văn hoá các nước không?
( Không. Phải có sự tìm hiểu, tiếp thu)
- HS kể một vài mẩu chuyện vè đời hoạt động của Hồ Chí Minh ở nước ngoài
( 2 HS kể)
- Việc tiếp xúc nhiều nước trên thế giới đã cho người vốn kiến thức như thế nào?
( Vốn trí thức sâu rộng)
- Để có vốn kiến thực sâu rộng ấy, Người đã làm những gì?
- SGK chỉ nói "Người đã làm nhiều nghề" theo em được biết thì Bác Hồ đã làm những nghề gì?
- Bác đã tiếp thu văn hoá nhân loại như thế nào?
- Vậy theo em điều kì lạ nhất trong phong cách Hồ chí Minh là gì?
- Bằng hiểu biết lịch sử, em hãy cho biết đoạn văn trên nói về thời kỳ nào trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh?
( Thời kỳ hoạt động ở nước ngoài)
- ở đoạn văn này tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
( kết hợp giữa kể và bình luận)
- Hãy chỉ ra các câu ( đoạn) bình luận trong đoạn văn đó.
( Những điều kì lạ... rất hiện đại)
HĐ3. Liên hệ thực tế
- Trong cuộc sống hiện nay, với xu thế hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Theo em, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?
- Bản thân em đã tiếp thu văn hoá thế giới như thế nào?
( HS liên hệ)
I. Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1. Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
Nắm vững phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ
- Qua lao động mà học hỏi.
- Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
-Tiếp thu cái đẹp ,cái hay, phê phán cái xấu, cái tiêu cực.
- Tiếp thu có chọn lọc, không ảnh hưởng một cách thụ động
=> Tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế trên nền tảng văn hoá dân tộc.
4. Củng cố.
-HS hoạt động nhóm- Trả lời câu hỏi (phiếu trắc nghiệm)
Đọc đoạn:"Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình.......rất hiện đại" và trả lời các câu hỏi sau:
Câu1: ý nào nói đúng nhất nội dung đoạn văn trên?
A. Bác rất dân tộc nhưng cũng rất hiện đại
B. Bác trở thành một nhân cách rất Việt Nam
C. Bác rất phương Đông nhưng cũng rất Việt Nam
D. Bác đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
Câu2: Điều gì không phải là lý do giúp Bác có vốn tri thức văn hoá sâu rộng?
A. Bác nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài
B. Bác học hỏi văn hoá thế giới đến mức uyên thâm
C. Bác học hỏi qua cuộc sống lao động của bản thân
D. Bác là người Việt Nam yêu nước sâu sắc
Câu3: Nhận xét nào bao quát nhất cách tiếp thu văn hoá nhân loại của Bác
A.Bác không tiếp thu một cách thụ động
B. Bác tiếp thu cái hay đồng thời phê phán cái hạn chế, tiêu cực
C. Trên nền tảng văn hoá dân tộc, Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
D. Bác tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau
- GV thu phiếu trắc nghiệm, nhận xét
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài
- Đọc câu: " Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu ........ như Hồ Chí Minh "
-> Nêu tác dụng của cụm từ "Có thể nói"
- Tìm hiểu tiếp nội dung bài
Tiết 2.
Phong cách Hồ Chí Minh
(Tiếp theo)
I. Mục đích cần đạt
Giúp HS
-Tiếp tục tim hiểu vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác. Từ đó có ý thức học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ.
II. Chuẩn bị của GVvà HS.
- GV: Soạn bà, Phiếu học tập, tranh ảnh về đời sốn giản dị của Bác Hồ.
- HS: Đọc đoạn văn bản, soạn bài
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức
9c Tổng 44 vắng Dạy
2. Kiểm tra:
Cách tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ chí Minh? Từ phong cách Hồ Chí Minh, em rút ra bài học gì khi tiếp thu văn hoá thế giới ?
3. Bài mới.
Giới thiệu bài:
Hoạt động của thây và trò
Nội dung
- ở chương trình ngữ văn 7, các em đã học văn bản nào nói về đời sống giản dị của Bác?
( Đức tính giản di của Bác Hồ)
-Văn bản đó nói tới đức tính giản dị của Bác trên những phương diện nào?
( Ăn, ở, lối sống, nói và viết )
HĐ1. Tìm hiểu lối sống giẩn dị của Hồ Chí Minh
-HS đọc”Lần đầu tiên trong lịch sử…” đến hết.
- Đoạn văn này nói tới thời kỳ nào trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh?
( ở trong nước với cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng)
=>Sự nhất quán
- Đoạn văn này đề cập đến vấn đề gì?
( Lối sống bình dị của Hồ Chí Minh)
- Lối sống bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh được biểu hiện như thế nào?
- Hãy đọc một vài câu thơ, kể những mẩu chuyện nói về đức tính gản dị của Bác.
- HS quan sát một số bức tranh về đời sống giản dị của Bác
- Em hãy hình dung các vị nguyên thủ quốc gia cùng thời với Bác -> So sánh.
- Vì sao có thể nói ở Bác Hồ có sự thống nhất dân tộc và nhân loại?
- HS thảo luận: Vì sao nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- Đại diện trình bày – nhận xét
- Cảm nhận của em về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
HĐ2. Tìm hiểu nghệ thuật
- Những biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài?
( Nghệ thuật đối lập: Vĩ nhân và giản dị; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà rất giản dị, rất Việt Nam )
- HS đọc ghi nhớ
HĐ3. Luyện tập
Kể chuyện về lối sống giản dị của Bác
II. Tìm hiểu văn bản ( tiếp )
Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh
2.Lối sống giảm dị, thanh cao của Hồ Chí Minh
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ
- Trang phục hết sức giản dị
- Ăn uống đạm bạc.
->Giản dị mà thanh cao
3.Nghệ thuật
- Kết hợp kể và bình luận
- chọn lọc những chi tiét tiêu biểu
- Sử dụng nghệ thuật đối lập
*Ghi nhớ ( SGK )
III. Luyện tập
Củng cố
- Hệ thống bài
- Theo em thế nào là lối sống văn hoá?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài
- Chuẩn bị bài: các phương châm hội thoại
Tiêt 3
Các phương châm hội thoại
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chât.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
- Giáo dục HS ý thức sử dụng các phương châm trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị của GV- HS
- GV: Thiết kế giáo án, bảng phụ
- HS: Đọc và tìm hiểu bài
III. Các hoạt động dạy học
1. Tổ chức
9C Tổng số: 44 Vắng: Dạy
2. Kiểm tra: Bài soạn của HS
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1.Tìm hiểu phương châm về lượng
- HS đọc ví dụ 1 ( bảng phụ )
- Theo em, câu trả lời của Ba có mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không?
( Không )
- Vì sao?
( Vì bơi là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng hoạt đông của cơ thể -> Trong nghĩa của từ “bơi” đã có “ở dưới nước” )
- Điều mà An muốn biết là gì?
( Địa điểm bơi)
- Nếu em là Ba, em sẽ trả lời như thế nào?
( ở bể bơi thành phố, sông, hồ, biển )
- Từ VD trên, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
( Không nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi )
- HS đọc VD2
- Em hãy kể lai chuyện cười “Lợn cưới, áo mới”
- Vì sao truyện gây cười?
- Lẽ ra anh “lợn cưới” phải hỏi như thế
nào để người nghe dễ hiểu?
- Anh “áo mới ”cần trả lời như thế nào để người nghe để người hỏi biết được điều mình cần giải đáp ?
- Qua đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
- HS đọc ghi nhớ
HĐ2. Tìm hiểu phương châm về chất
- HS kể lại chuyện “Quả bí khổng lồ”
- Theo em truyện phê phán điều gì?
- Như vậy, cần tránh điều gì trong giao tiếp?
- Trong trường hợp không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học, em sẽ nói với thầy cô như thế nào? vì sao?
( Có lẽ bạn ấy ốm…)
- Qua các VD trên, em thấy điều gì cần chú ý khi giao tiếp?
- HS đọc ghi nhớ ( SGK- T 10 )
HĐ3. Luyện tập
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
- HS thảo luận:
- Đại diện trình bày
-Nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- GV treo bảng phụ
- HS điền từ thích hợp vào chỗ trống
- Nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
- HS đọc truyện
- Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
- HS đọc yêu cầu bài tập 4
- HS thảo luận
+ Nhóm 1: ý a
+ Nhóm 2: ý b
- HS đọc yêu cầu bài tập 5
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét
I.Phương châm về lượng
*VD1:
- Câu trả lời của Ba chưa mang đầy đủ nội dung mà An cần biết
=>Nói phải có nội dung không nên nói thiếu.
Hỏi thừa
Gây cười
Trả lời thừa
* Ghi nhớ ( SGK )
II. Phương châm về chất
* Truyện cười “Quả bí khổng lồ.”
-> Phê phán tính nói khoác.
=> Không nên nóinhững điều mà mình không tin là đúng sự thật.
* Ghi nhớ (SGK )
III. Luyện tập:
Bài tập 1 (T.10)
a. Thừa cụm từ “Nuôi ỏ nhà”
b. Thừa cụm từ “Có hai cánh”
Bài tập 2 (T.11)
Nói có sách, mách có chứng
Nói dối
Nói mò
Nói nhăng nói cuội
Nói trạng
=> Phương châm hội thoại về chất.
Bài tập 3 (T.11 )
Phương châm về lượng không được tuân thủ
Bài tập 4( T.11 )
Để đảm bảo phương châm về chất
Để người nghe biết việc nhắc lại là chủ ý -> Không vi phạm phương châm về lượng
Bài tập 5 (T. 11 )
- Ăn cơm nói đặt : Vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
- Ăn ốc nói mò: Nói không có căn cứ.
- Cãi cày,cãi cối: Cố tranh cãi, nhưng không có lý do gì cả.
- Nói dơi, nói chuột: Nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
4. Củng cố
- Vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài
- Chuẩn bị bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Tiết 4.
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh
I.Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho bài văn sinh động, hấp đẫn
- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: Thiết kế giáo án
- HS: Đọc và tìm hiểu bài
III. Các hoạt động dạy học
1. Tổ chức
9C Tổng số 44 Vắng Dạy
2. Kiểm tra: kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Củng cố về văn bản thuyết minh
- Thế nào là văn bản thuyết minh?
( Là kiểu văn bản nhằm cung cấp thông tin tri thứcvề đặc điểm, ttính chất, nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng… bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích)
- Văn bản thuyết minh có những tính chất gì?
( Tri thức, khách quan)
- Các phương pháp thuyết minh?
( Định nghĩa, phân loại, nêu VD, so sánh, liệt kê, dùng số liệu…)
HĐ2. Tìm hiểu cách viết
I Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
- Khái niệm
- Tính chất: Tri thức, khách quan
- Các phương pháp thuyết minh: Định nghĩa, phân loại, nêu VD, so sánh, liệt kê, dùng số liệu…
Tuần 9
Tiết 41
Lục Vân Tiên gặp nạn
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện - cái ác trong đoạn thơ nhận thấy được thái độ, tình cảm của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.
- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
II. Chuẩn bị của GV – HS.
GV: SGK, SGV, bảng phụ
HS: Đọc và tìm hiểu bài
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức:
9C Tổng Vắng Dạy
2. Kiểm tra: Đọc thuộc đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
Trình bày nội dung đoạn trích?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích
- GV: hướng dẫn đọc
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc – Nhận xét
- GV: lưu ý HS các chú thích 2, 4, 5, 6, 7, 10, 11
HĐ2 Tìm hiểu chung
- Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
( đối nghịch giữa cái thiện và cái ác)
- Cái thiện và cái ác được biểu hiện qua những nhân vật nào?
(Trịnh Hâm , ông Ngư)
HĐ3 Tìm hiểu nhân vật Trịnh Hâm
- Tình cảnh thầy trò Lục Vân Tiên?
( Tiền hết, mắt mù, bơ vơ nơi đất khách quê người)
- Gặp Trịnh Hâm,Trịnh Hâm hứa với thầy trò Vân Tiên điều gì?
( Hứa sẽ đưa về quê nhà)
- Sau đó hắn đã hành động như thế nào?
( Lừa đưa tiểu đồng vào rừng, rồi tìm cách hãm hại Vân Tiên)
- Vì sao Trịnh Hâm quyết định ám hại Lục Vân Tiên?
( Vì đố kị, ganh ghét tài năng)
- Trịnh Hâm đã hãm hại Lục Vân Tiên như thế nào?
( Đẩy Lục Vân Tiên xuống sông)
- Phân tích hành động của Trịnh Hâm khi thực hiện âm mưu hãm hại Lục Vân Tiên?
Qua phân tích em có nhận xét gì về Trịnh Hâm?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn này?
( Sắp xếp tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ mộc mạc giản dị)
HĐ4. Tìm hiểu về nhân vật ông Ngư
- HS đọc đoạn: “Vừa may…” đến hết
- Để giao long cứu Vân Tiên, tác giả muốn thể hiện điều gì?
- Thấy Vân Tiên gặp nạn, ông Ngư và gia đình đã làm gì?
- Khi Vân Tiên được cứu sống, ông Ngư nói gì với Vân Tiên?
- Lời nói ấy thể hiện phẩm chất gì của ông Ngư?
- Cái thiện còn được thể hiện qua cuộc sống tốt đẹp của ông Ngư. Hãy tìm những chi tiết hình ảnh cho thấy điều đó.
(Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu danh lơi chi sờn lòng đây
->Cuộc sống trong sạch
“Rày doi mai vịnh vui vầy
Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng…”
->Cuộc sống hoà nhập, bầu bạn với thiên nhiên
“Một mình thong thả làm ăn
Khoẻ quơ chài lưới, mệt quăng câu dầm”
->Niềm vui lao động- Con người có thể ứng phó với mọi tình thế…)
- Điều đó nói lên thái độ , tình cảm của tác giả với nhân dân lao động như thế nào?
(Niềm tin vào cái thiện, vào con người lao động bình thường)
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS Đọc ghi nhớ
HĐ5. Hướng dẫn luyện tập
- Trong tình tiết, kết cấu của truyện, em thấy yếu tố nào giống với kết cấu thông thường ở nhiều truyện cổ dân gian?
( Người tốt gặp hoạn nạn được cứu giúp hỗ trợ)
- Các tình tiết ấy có lặp lại ở những tình tiết khác trong truyện Lục Vân Tiên không?
(Có - Đoạn Võ Công bỏ Lục Vân Tiên vào hang – du thần đưa ra ngoài và ông Tiên đã cứu…)
- Tác giả muốn thể hiện điều gì qua kết cấu đó?
( Niềm tin và ước mong về một cuộc sống xã hội tốt đẹp)
I. Đọc, tìm hiểu chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nhân vật Trịnh Hâm:
- Đố kị, ganh ghét tài năng.
- Hành động:
+ Thời gian: Đêm khuya
+ Không gian: Giữa trời đất mênh mông.
+ Vờ kêu la để cho nhẹ tội ác.
->Hành động được toan tính. âm mưu kế hoạch đã chuẩn bị kĩ lưỡng-> Kẻ bất nhân, bất nghĩa, tâm địa độc ác, xảo quyệt.
=> Đại diện cho cái ác.
2.Nhân vật ông Ngư:
* Khi Vân tiên gặp nạn:
- Ông Ngư vớt ngay, giục vợ con cứu người bị nạn.
+ Ông: hơ bụng dạ
+ Vợ ông: hơ mặt mày.
+ Con: vầy lửa
* Khi Vân Tiên được cứu sống:
- Mời ở lại cùng gia đình.
-> Bao dung, nhân ái, hào hiệp.
=> Đại diện cho cái thiện.
*Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
4.Củng cố:
- HS đọc phần đọc thêm
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc đoạn trích
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương ( Phần Văn)
*Yêu cầu: Sưu tầm các bài thơ, bài văn của các tác giả địa phương.
Tiết 42.
Chương trình địa phương
( Phần văn)
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Bổ sung vào vốn hiểu biết văn học địa phương bằng việc nắm được tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 về địa phương mình.
- Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương.
- Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học của địa phương.
II. Chuẩn bị của GV – HS.
- GV: Sưu tầm các bài thơ, bài văn của các tác giả ở địa phương
- Tuyển tập thơ Tuyên Quang
- HS: Sưu tầm các tác phẩm của các tác giả địa phương.
III. Các hoạt động dạy học.
1, Tổ chức:
9C Tổng số:44 Vắng Dạy
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn HS lập bảng thống kê
- HS hoạt động nhóm
- Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học của địa phương?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét - đối chiếu.
GV: Treo bảng phụ.
I.Bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học của địa phương.
TT
Họ và tên
(bút danh)
Năm sinh
(mất)
Tên tác phẩm
Thể loại
1
Xuân Bạch
1946
Gò ông Voi
Truyện ngắn
2
Vũ Xuân Hiển
1960
Hành trình con cá chép
Truyện ngắn
3
Phù Ninh
1942
Cây lá đỏ
Truyện ngắn
4
Trịnh Thanh Phong
1949
Cánh rừng có mả hủi
Truyện ngắn
5
Nguyễn Bình
1943
Vầng trăng nơi em
Tập thơ
HĐ2. Đọc một vài tác phẩm tiêu biểu
- HS đọc truyện
- Nêu nội dung chính của truyện
( Châm biếm, phê phán tệ nạn tham nhũng, hối lộ )
- Nghệ thuật bài thơ có gì đặc biệt?
( Lối kể chuyện tự nhiên, dí dỏm hấp dẫn người đọc)
HĐ3. Hướng dẫn luyện tập
- HS viết đoạn văn giới thiệu về quê hương mình
- HS trình bày
- Nhận xét : nội dung, diễn đạt...
II. Đọc văn bản
1. “Hành trình con cá chép”( Vũ Xuân Hiển
III. Luyện tập
4. Củng cố.
- Suy nghĩ của em về văn học địa phương?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Tiếp tục tìm hiểu một số tác giả ở địa phương.
- Sưu tầm những sáng tác của địa phương và những tác phẩm khác viết về Tuyên Quang
- Ôn tập phần từ vựng đã học.
Tiết43
Tổng kết về từ vựng
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng dã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ)
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS: Ôn tập về từ vựng
III. Các hoạt động dạy học
Tổ chức
9C Tổng số 44 vắng Dạy
Kiểm tra: Kiểm tra bài soạn của HS
Bài mới:
Gới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Củng cố kiến thức về từ đơn, từ phức
- Thế nào là từ đơn?
(Là từ ấu tạo bởi một tiếng có nghĩa)
cho ví dụ:
( Nhà, sông, núi…)
- Thế nào là từ phức? cho ví dụ
( Là từ có hai tiếng trở lên tạo thành)
Ví dụ?
(Quần áo, hợp tác xã …)
- HS: Đọc phần 2 SGK. 122
- Nêu yêu cầu: Những từ nào là từ nghép?
Những từ nào là từ láy?
-HS: Đọc phần 3.
- GV: Gọi học sinh lên bảng sắp xếp các từ láy thành hai cột: Từ lày có sự “giảm nghĩa” từ láy có sự “tăng nghĩa”
HĐ2.Củng cố kiến thức về thành ngữ
- Thành ngữ là gì? cho ví dụ.
( Là những đơn vị định danh biểu thị khái niệm nào đó dựa trên hình ảnh, những biểu tượng cụ thể)
Ví dụ: Nhà tranh vách đất, chân lấm tay bùn…
- HS đọc phần hai. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Giải thích nghĩa các ngữ?
- Đánh trống bỏ dùi: Làm không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
- Được voi đòi tiên: Tham lam, được cái này muốn cái khác hơn.
- Nước mắt cá sấu: Sự thông cảm thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
HS đọc phần 3 .
- Tìm thành ngữ có yếu tố chỉ động vật.
- Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.
- Giải thích nghĩa thành ngữ- đặt câu
- HS thảo luận theo nhóm, trình bày
- Nhận xét
- Hãy lấy hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương?
HĐ3. Củng cố kiến thức về nghiã của từ
- Thế nào là nghĩa của từ? Cho ví dụ
( Là nghĩa của từ, việc, hiện tượng được phản ánh trong câu)
Ví dụ:
- Ăn: chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng.
HS đọc phần 2
GV: Treo bảng phụ ghi các cách hiểu.
HS: Đánh dấu vào cách hiểu đúng.
Giải thích vì sao?
- Chọn cách hiểu đúng (phần 3 SGK – 123 – 124) và giải thích vì sao?
I. Từ đơn và từ phức:
1. Từ đơn:
- Khái niệm:
- Ví dụ
2. Từ phức:
- Khái niệm:
- Ví dụ
* Phân loại từ ghép:
- Từ ghép: Giam giữ, bó buộc, tươi tốt, ngọt ngào, bọt bèo, cỏ cây, nhường nhịn, rời rụng, mong muốn …
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh …
* Từ láy:
Giảm nghĩa Tăng nghĩa
- trăng trắng - sạch sành sanh
- đèm đẹp - sát sàn sạt
- nho nhỏ - nhấp nhô
- lành lạnh
- xôm xốp
II. Thành ngữ
1. Khái niệm:
2.Phân biệt thành ngữ và tục ngữ.
- Thành ngữ
- Tục ngữ
- Thành ngữ chỉ động vật: Đầu voi đuôi chuột, ăn ốc nói mò…
- Thành ngữ chỉ thực vật:Cây nhà lá vườn, dây cà ra đây muống…
4.Sử dụng thành ngữ trong văn chương:
- Một đời được mấy anh hùng
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi.
( Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non.
( Hồ Xuân H ương – Bánh trôi nước)
III.Nghĩa của từ:
1. Khái niệm:
2. Chọn cách hiểu đúng:
Mẹ: là người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con.
3. Cách giải thích đúng: b
4. Củng cố:
- GV treo bảng phụ kẻ sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt
- HS điền vào bảng (trống)
Từ tiếng Việt
Từ đơn
Từ phức
Từ láy
Từ ghép
Từ láy bộ phận
Từ láy toàn bộ
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập lại phần từ vựng đã tổng kết.
- Chuẩn bị bài tổng kết về từ vựng ( tiếp theo )
Tiết 44.
Tổng kết về từ vựng
( Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức đã học về từ vựng ( từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS: Ôn tập về từ vựng
III. Các hoạt động dạy học
1Tổ chức
9C Tổng số 44 vắng Dạy
2.Kiểm tra: Kiểm tra bài soạn của HS
3.Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Củng cố kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Thế nào là từ nhiều nghĩa? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
HS đọc hai câu thơ.
- Phân biệt nghĩa của từ “hoa” trong hai câu thơ?
HĐ2. Củng cố kiến thức về từ đồng âm
- Thế nào là từ đồng âm?
- Phân biệt từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm
- HS: Đọc phần 2. Nêu yêu cầu.
- Trường hợp nào là hiện tượng từ nhiều nghĩa,trường hợp nào là hiện tượng đồng âm? vì sao?
HĐ3. Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- HS đọc phần 2.
- Chọn cách hiểu đúng?
- HS đọc phần 3
- Tại sao từ “xuân” có thể thay thế cho từ “tuổi”?
- Tác dụng diễn đạt như thế nào?
HĐ4. Củng cố kiến thức về từ trái nghĩa
- Thế nào là từ trái nghĩa?
( Là từ có nghĩa trái ngược nhau)
HS đọc phần 2.
- Xác định cặp từ trái nghĩa?
- Xếp các cặp từ trái nghĩa vào hai nhóm?
- GVgọi HS lên bảng làm – nhận xét.
HĐ5. Củng cố kiến thức về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
- HS đọc phần 2.
- Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ.
- HS lên bảng điền vào sơ đồ
- HS khác nhận xét.
- Giải thích nghĩa các từ ngữ trong sơ đồ?
( Bảng phụ )
HĐ6. Củng cố kiến thức về trường từ vựng
- Thế nào là trường từ vựng?
- Cho ví dụ về trường từ vựng
- Xác định trường từ vựng
- Phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nhĩa của từ.
1. Khái niệm:
2. Phân biệt nghĩa của từ
– Hoa ( thềm hoa, lệ hoa): được dùng theo nghĩa chuyển.
-> Không phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ vì từ “hoa” là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ.
V.Từ đồng âm.
1. Khái niệm:
a. có hiện tượng từ nhiều nghĩa: vì “lá” (lá phổi) là nghĩa chuyển của từ “lá”(lá xa cành)
b. Có hiện tượng từ đồng âm:
Đường (đường ra trận)
Đường ( ngọt như đường)
->Vỏ ngữ âm giống nhau, nghĩa khác nhau.
VI. Từ đồng nghĩa:
1. Khái niệm:
2. Cách hiểu đúng:
d. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
3.Giải thích nghĩa của từ
“xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. Ngoài ra, dùng từ này còn là để tránh lặp với từ tuổi tác.
VII. Từ trái nghĩa:
1. Khái niệm:
2. Cặp từ trái nghĩa:
Xấu - đẹp, xa – gần, rộng – hẹp
3.Xếp cặp từ trái nghĩa theo nhóm
Sống – chết Già - trẻ
- Chẵn – lẻ - Yêu – ghét
- Chiến tranh- - Cao – thấp
hoà binh - Nông – sâu
- Giàu – ghèo
VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
1. Khái niệm:
IX.Trường từ vựng:
1. Khái niệm:
2.Xác định nghĩa của từ
- Tắm, bể ( cùng trường từ vựng “nước”- nói chung) -> làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
4. Củng cố:
- Khái niệm từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa?
5. Hướng dẫn học sinh ở nhà
- Ôn tập toàn bộ phần từ vựng
- Lấy ví dụ cho từng nội dung – phân tích
- Chuẩn bị cho tiết 45
* Yêu cầu:
- Xem lại văn tự sự + Đề bài tập lầ
File đính kèm:
- Tuan 1.DOC