Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 101 đến tiết 175

A.Mục tiêu: Giúp học sinh :

 - Tìm hiẻu suy nghĩ để viết ý kiến riêng dưới dạng nghị luận một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.

 - Rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

 - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc có trách nhiệm trong cuộc sống .

B. Phương pháp : Nêu vấn đề, nghiên cứu ngôn ngữ, phân tích, thực hành.

C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu tìm tài liệu liên quan.

 -Trò : Tìm đề tài,tư liệu ở địa phương,hệ thống bài tập.

 

doc198 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 101 đến tiết 175, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 171 đã có ở học kỳ II Tiết 101: Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 9B,9D HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN A.Mục tiêu: Giúp học sinh : - Tìm hiẻu suy nghĩ để viết ý kiến riêng dưới dạng nghị luận một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương. - Rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc có trách nhiệm trong cuộc sống . B. Phương pháp : Nêu vấn đề, nghiên cứu ngôn ngữ, phân tích, thực hành. C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu tìm tài liệu liên quan. -Trò : Tìm đề tài,tư liệu ở địa phương,hệ thống bài tập. D. Tiến trình hoạt động dạy và học: 1/ I. Ổn định nề nếp: - Lớp 9B:............................................................................... - Lớp 9D:............................................................................... 5/ II. Kiểm tra bài cũ: : Kiểm tra sự chuẩn bị đề tài của 5em. III.Bài mới: 1/ *) Giới thiệu bài : Cơ chế hội nhập mở cửa làm cho đời sống văn minh tiến bộ.Nhưng chính cuộc sống sôi động này đem đến không ít hậu quả nguy hại mà từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần am hiểu. 33/ GV hướng dẫn học sinh làm các việc sau:Các em có thể: - Chọn bất cứ sự việc hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương. Ví dụ :Vấn đề môi trường, đời sống nhân dân, những thành tựu mới trong xây dựng, những biểu hiện về sự quan tâm đối với quyền trẻ em, vấn đề giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, tệ nạn xã hội ... - Đối với sự việc, hiện tượng được chọn, phải có dẫn chứng cụ thể hùng hồn. - Nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập, không nói quá, không giảm nhẹ né tránhï. -Không quá tô hồng hay bôi đen. - Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội, không vì lợi ích của cá nhân. - Viết bài trình bày sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến của bản thân. Bài viết khoảng 1500 chữ trở lại, Có bố cục đầy đủ: Mở bài, thân bài, kết bài; có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng; Về kết cấu: Có chuyển mạch, chiếu ứng, đọc lên có sức thuyết phục. Chú ý: Trong bài làm các em không được ghi tên thật của những người có liên quan đến sự việc, hiện tượng, vì như vậy mất tính chất nhân văn của bài viết. 5/ IV. Củng cố – dặn dò : - Củng cố: -Dặn dò : Về nhà dựa trên những hướng dẫn các em thực hành nghiêm túc bài viết có hiệu quả .Tiết 143 sẽ thực hiện. Chuẩn tiết 102 “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”. Tìm hiểu về đồng chí Vũ Khoan và những hoạt động của ông. *) Rút kinh nghiệm: :……………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………………. Tiết 102: Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 9B,9D CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI A.Mục tiêu: Giúp học sinh : - Nhận thức được hành trang vào thế kỉ mới vô cùng quan trọng. Thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam. - Rèn luyện kĩ năng đọc văn bản và biết phân tích đánh giá am hiểu vấn đềù. - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc . Có tâm thế tốt để học tập phấn đấu . B. Phương pháp : Đọc sáng tạo.Nêu vấn đề, nghiên cứu,phân tích ngôn ngữ. Tái hiện văn bản. C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu tácgiả tìm tài liệu liên quan.Tranh ảnh về hoạt động của đồng chí Vũ Khoan. -Trò : Đọc văn bản .Tìm hiểu hệ thống câu hỏi,tác giả,tác phẩm. D. Tiến trình hoạt động dạy và học: 1/ I. Ổn định nề nếp: - Lớp 9B:............................................................................... - Lớp 9D:............................................................................... 5/ II. Kiểm tra bài cũ: : Vai trò của tiếng nói văn nghệ quan trọng như thế nào trong đời sống hãy phân tích ? III.Bài mới: 1/ *) Giới thiệu bài : Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam. Rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt đó là điều cần bàn luận hôm nay . TG 10/ 20/ Hoạt động của thầy và trò: HS đọc phần giới thiệu tác giả trong SGK .Em biết gì về đồng chí Vũ Khoan và những cống hiến của ông ? Nêu xuất xứ của tác phẩm? Tác phẩm có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện những vấn đề cấp bách của xã hội? Giáo viên hướng dẫn các em đọc và tìm hiểu chú thích? HS thảo luận, trình bày. Văn bản được viết theo phương thức nào? HS chỉ ra được tính chất thể loại của văn bản. Văn bản có thể chia theo mấy phần, ý của mỗi phần là gì? HS xác định bố cục của văn bản. Hoạt động 2: Hãy xác định hệ thống luận điểm, luận cứ trong văn bản. HS thảo luận, phát biểu ý kiến, nhận xét ý kiến của bạn và bổ sung. Trong các luận cứ được tác giả đưa ra, luận cứ nàop quan trọng nhất, vì sao? HS phát biểu ý kiến. Nội dung kiến thức 1. Tác giả – tác phẩm : *) Tác giả : Vũ Khoan : Nhà hoạt động chính trị, đã từng làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, hiện là Phó Thủ tướng Chính phủ. *) Tác phẩm : - Xuất xứ : Bài viết đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001, được in trong tập “Một góc nhìn của trí thức “NXB trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002. - Bài viết ra đời trong thời điểm những năm đầu của thế kỉ XXI, thời điểm quan trọng trên con đường phát triển và hội nhập thế giới. 2.Đọc tìm hiểu chú thích: *Đọc. * Tìm hiểu các chú thích. *) Phương thức diễn đạt : Nghị luận bình luận về một vấn đề tư tưởng trong đời sống xã hội. Bố cục : Gồm ba phần. - Mở bài : Từ đầu đến “Thiên niên kỉ mới” : Nêu luận điểm chính. - Thân bài : Tiếp theo đến “ Kinh doanh và hội nhập” : Bình luận và phân tích luận điểm bằng hệ thống luận cứ (ba luận cứ). - Kết bài : Còn lại : Khẳng định lại nhiệm vụ của lớp trẻ Việt Nam. 3. Đọc – hiểu văn bản : Luận điểm : Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới. Hệ thống luận cứ : - Luận cứ 1 : Vai trò của con người trong hành trang bước vào thế kỷ mới. - Luận cứ 2 : Nhiệm vụ của con người VN trước mục tiêu của đất nước. - Luận cứ 3 : Những điểm mạnh và yếu của cong người VN cần nhận thức rõ. a. Vai trò của con người trong hành trang vào thế kỷ mới. - Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân con người. - Đây là một luận cứ quan trọng, mở đầu cho hệ thống luận cứ, có ý nghĩa đặt vấn đề – mở ra hướng lập luận toàn bài. HS tìm phân tích lý lẽ trong văn bản. Em hãy nhận xét về cách đưa những lý lẽ làm rõ luận cứ này. Vấn đề tác giả đưa ra có ý nghĩa thực tiễn như thế nào? Để khẳng định vai trò yếu tố con người, týac giả đã trình bày vấn đề gì trong luận cứ tiếp theo? HS thảo luận, trả lời. Trong thế kỷ mới , nước ta hướng tới những mục đích nào, đồng thời phải thực hiện nhiệm vụ nào? Tác giả đã đưa ra điểm mạnh, điểm yếu nào của con người VN? Để chứng minh cho nhận định của mình, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng như thế nào? HS trả lời. Các HS khác bổ sung. Cách nêu và phân tích của tác giả có gì đặc biệt? Nhận xét về trình tự lập luận của tác giả khi nêu điểm mạnh, điểm yếu của người VN? Tác giả đã kết thúc hệ thống luận cứ theo cách nào? - Ngày nay nền kinh tế tri thức phát triển, vai trò con người càng nổi trội. - Nêu ra một cách chính xác lôgích, chặt chẽ, quan trọng. b. Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu – nhiệm vụ nặng nề của đất nước. - Bối cảnh của thế giới : Khoa học công nghệ phát triển cùng với việc hội nhập sâu rộng. - Mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước. + Đẩy mạnh CN hoá hiện đại hoá. + Tiếp cận nền kinh tế tri thức. + Thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu. c. Thế mạnh, điểm yếu của con người VN. - Thế mạnh : + Thông minh, nhạy bén, tinh nhạy. + Cần cù, sáng tạo, tỉ mỉ chịu khó. - Điểm yếu : + Thiếu kiến thức cơ bản, kém năng lực thực hành không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương. + Đố kị trong làm ăn,cuộc sống đời thường. + Hạn chế trong thói quen nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen bao cấp, thói khôn vặt, ít giữ chữ tín. - Tính hệ thống chặt chẽ, có định hướng của các luận cứ. - Kết thúc hệ thống luận cứ bằng cách khẳng định lại luận điểm đã nêu ở phần đầu. + Lấp đầy hành trang bằng những thế mạnh, vứt bỏ điểm yếu. + Phải làm cho lớp trẻ, chủ nhân của đất nước nhận rõ điều đó. Thái độ của tác giả : Tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch. Tác dụng : Giúp mọi người tránh được tâm lý ngộ nhận . 3/ Tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào khi đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN? Hoạt động 3: Qua văn bản này, em nhận thức được điều gì trong việc chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới? 3. Tổng kết : - Nội dung : Nhận thức được vai trò vô cùng to lớn của con người trong chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của đất nước ta . Qua bài viết, nhận thức được những mặt mạnh , hạn chế của con người VN để từ đó có ý thức rèn luyện, tu dưỡng trở thành công dân tốt. Nghệ thuật:Cách lập luận sắc bén,lô rích có tính thực tiễn .Kết hợp chặt chẽ lý lẽ dẫn chứng. Bài viết khách quan dựa trên cơ sở khoa học. Tất cả đủ thuyết phục người đọc. 5/ IV. Củng cố – dặn dò : - Củng cố :Văn bản này đã gợi trong em những suy nghĩ hành động gì ? - Dặn dò : Chuẩn tiết 103.Tìm hiểu các thành phần biệt lập. *) Rút kinh nghiệm: :……………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………………. Tiết 103: Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 9B,9D CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (Tiếp theo) A.Mục tiêu: Giúp học sinh : - Nhận biết hai thành phần gọi đáp và phụ chú. Tác dụng riêng của mỗi thành phần trong câu. -Rèn kĩ năng vận dụng và nhận biết các thành này thật tốt trong tạo dựng văn bản . - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích bộ môn . B. Phương pháp : Nêu vấn đề, nghiên cứu,giao tiếp ngôn ngữ, luyện tập thực hành. C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu khái niệm tìm tài liệu liên quan. Bảng phụ máy chiếu . Mẫu . -Trò : Đọc ví dụ mẫu,nghiên cứu tài liệu,hệ thống bài tập. D. Tiến trình hoạt động dạy và học: 1/ I. Ổn định nề nếp: - Lớp 9B:............................................................................. .Lớp 9D:............................................................................... 5/ II. Kiểm tra bài cũ: :Em đã tiếp cận với những thành phần biệt lập nào hãy nêu tác dụng và vị trí của nó ? III.Bài mới: 1/ *) Giới thiệu bài : Các thành phần gọi đáp và phụ chú là các thành phần biệt lập, thành phần gọi – đáp dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp, thành phần phụ chú dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. TG 10/ Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1:Tìm hiểu các thành phần gọi đáp: GV gọi HS đọc ví dụ a, b trong SGK , một HS khác đọc roc các câu hỏi thảo luận. - Từ nào dùng để đáp, từ nào dùng để gọi? - Những từ này có tham gia diễn đạt sự việc trong câu không? - Những từ nào dùng để tạo lập cuộc gọi từ nào dùng để duy trì cuộc gọi đang diễn ra? HS thảo luận theo câu hỏi trên Nội dung kiến thức 1. Các thành phần gọi đáp: Ví dụ: (SGK) Nhận xét: - Này: Gọi thiết lập quan hệ giáo tiếp, không tham gia vào cuộc diễn đạt của câu. - Thưa ông: Đáp + Duy trì sự giao tiếp. Không tham gia vào sự diễn đạt nội dung của câu. 10/ 13/ - Em hiểu thế nào là thành phần gọi đáp? GV gọi một HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần phụ chú: Gọi HS đọc ví dụ trong SGK và nêu câu hỏi thảo luận: - Nếu lược bỏ từ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không ? Vì sao? - Ở câu a các từ in đậm được đưa thêm vào để chú thích cho cụm từ nào? - Ở câu b cụm chủ vị im đậm nhằm chú thích điều gì? HS thảo luận theo những câu hỏi trên. Gọi HS đọc ví dụ 2. GV nêu yêu cầu: - Các từ trong ngoặc đơn có ý ngiã như thế nào? HS nêu ý nghĩa của từng yếu tố trong ngoặc đơn. - Các thành phần vừa nhận xét có đặc điểm gì chung về cách trình bày trong câu? Chúng có ý nghĩa như thế nào? HS trả lời. Thế nào là phần chú thích? HS đọc ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 3: Giáo viên cho các em thực hiện luyện tập: Thành phần gọi đáp là: Những thành phần biệt lập dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. * Ghi nhớ: (SGK) 2. Thành phần phụ chú: Ví dụ 1: (SGK) Nhận xét: - Nếu lược bỏ các từ in đậm trên, nghĩa sự việc trong câu không thay đổi vì nó không tham gia vào thành phần câu trúc. - Ở câu a các từ in đậm chú thích cho phần trước nó được rõ hơn. - Ở câu b cụm chủ – vị in đậm chỉ sự việc diễn ra trong ý nghĩ tác giả giải thích thêm cho việc: + Lão hiểu tôi chưa hẳn đã đúng. + Họ cho đó là lí do, điều đó khiến tôi càng buồn. Ví dụ 2: (SGK) Nhận xét: - “Có ai ngờ”: sự ngạc nhiên trước sự việc cô gái tham gia du kích. - “ Thương thương quá đi thôi”: Xúc động trước nụ cười của cô gái và đôi mắt đen tròn - “Quê hương – Giang Nam”: Nêu xuất xứ của đoạn thơ trên. - Cách trình bày: Các thành phần đó thường đặt giữa các dấu: + Gạch ngang + Ngoặc đơn + Dấu phẩy - Tác dụng: Chú thích giải thích thêm cho những từ ngữ sự việc trong câu hoặc bày tỏ thái độ của người nói, người viết. * Ghi nhớ: (SGK). 3. Luyện tập: HS làm bài tập - Bài 1: HS đọc lập làm bài. + Đọc yêu cầu bài tập. + Đọc đoạn trích. - HS đọc yêu cầu của bài tập 2. - HS đọc và thảo luận các yêu cầu của bài tập. Bài 1: Tìm thành phần gọi đáp, phân tích cụ thể: Này: gọi, thiết lập quan hệ. Vâng: đáp, chỉ quan hệ bề trên với người dưới; bà lão hàng xóm – chị Dậu. Bài 2: Tìm thành phần gọi đáp. “Bầu ơi”: Thành phần gọi đáp lời gọi chung chung không hướng tới riêng ai. Bài 3: Tìm thành phần phụ chú. a) ... chúng tôi, mọi người – kể cả anh. b) ... những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này – các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ. c) ... lớp trẻ. Những người chủ thực sự của đất nước thế kỉ tới. 5/ IV. Củng cố – dặn dò : - Củng cố :Vai trò của các thành phần biệt lập ? - Dặn dò : Chuẩn tiết 104-105. Viết bài tập làm văn số 5. *) Rút kinh nghiệm: :……………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………………. Tiết 104,105 Ngày soạn : Ngày dạy : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 Lớp: 9A, 9B A.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Kiểm tra kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội - Rèn kĩ năng diễn đạt trình bày lập luận. - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc tự giác. B.Phương pháp : Nêu vấn đề. Luyện tập tổng hợp. C. Chuẩn bị: - Thầy : + Ra đề bài Tập làm văn số 5, đáp án, biểu điểm. + Trò: Nắm lại lý thuyết của văn nghị luận về một sự việc, chuẩn bị vở bút. D. Tiến trình hoạt động dạy và học: 1/ I/ Ổn định nề nếp: - Lớp 9A:.................................................................................. - Lớp 9B:................................................................................ II/ Kiểm tra bài cũ: Kkông. III/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Đây là bài viết số 5 . TG 80/ 2/ Hoạt động của thầy và trò GV chép đề lên bảng HS chuẩn bị giấy, ghi đề GV hướng dẫn HS làm bài. Yêu cầu (xác định) tìm hiểu đề, xác định thể loại. Xác định nội dung là gì? Yêu cầu : Lập dàn ý ra giấy trong 10 phút hãy viết. Nội dung kiến thức 1. Đề bài: Em có một người bạn tàn tật không đi học được, nhân dịp kỷ niệm ngày 22/12.Hãy kể cho bạn em biết hình ảnh người lính qua hai cuộc kháng chiến mà em đã được tiếp cận qua thơ văn ở lớp 9. 2. Hướng dẫn HS làm bài : + Xác định thể loại : Viết văn bản tự sự + Nội dung: Dựa vào văn bản đã được học để kể một cách chân thực. *)Học sinh làm bài. 3.Đáp án: 3/ GV yêu cầu học sinh trật tự, GV quan sát HS làm bài Thu bài theo thứ tự. Mở bài : Chọn hoàn cảnh tình huống kể chuyện.Giới thiệu chung về hình ảnh người lính qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc.Họ tạc nên nét đẹp truyền thống... Thân bài: Lần lượt chọn các tác phẩm đã học và những hiểu biết về người lính để kể.Kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố biểu cảm,lập luận,tự sự,miêu tả... Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp người lính,liên hệ bản thân. Biểu điểm:-Điểm 9-10 Nhừng bài viết bám sát đáp án.Vận dụng tốt các yếu tố nghị luận.Chữ nghĩa rõ ràng. -Điểm 7-8:Những bài viết tốt song còn thiếucảm xúc trình bày chưa đẹp. -Điểm 5-6:Bài viết non chưa biết hoá thân chữ cẩu thả. -Điểm 3-4:Những bài viết còn yếu vi phạm nhiều lỗi,ý thức cẩu thả, _Bài điểm 1-2:Nhũng bài lạc đề,ý thức ý thúc kiến thức tệ. 4.Thu bài: 9A.................... 9B.................... 3/ E. Củng cố – dặn dò : Dặn dò : Về nhà chuẩn bị “ Chó Sói và Cừu trong phụ thơ ngụ ngôn của La Phong ten T1”. *) Rút kinh nghiệm : ................................................................................................ ............................................................................................................... Tiết 106: Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 9A,9B CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHONG TEN (H. Ten) A.Mục tiêu: Giúp học sinh : - Hiểu tác dụng của bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hai hiện tượng con Cừu và chó Sói trong thơ ngụ ngôn của La Phong ten. - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích bộ môn . B. Phương pháp : Đọc sáng tạo, nghiên cứu ngôn ngữ, nêu vấn đề, phân tích quy nạp. C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu văn bản. -Trò : Đọc sáng tạo, nghiên cứu ngôn ngữ, nêu vấn đề, phân tích quy nạp. D. Tiến trình hoạt động dạy và học: 1/ I. Ổn định nề nếp: - Lớp 9A:............................................................................... - Lớp 9B:............................................................................... II. Kiểm tra bài cũ: : Không III.Bài mới: 1/ *) Giới thiệu bài : Bằng cách so sánh hình tượng con Cừu và con chó Sói trong ngụ ngôn của La Phông ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông H Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn. TG 15/ Hoạt động của thầy và trò HS đọc phần chú thích trong SGK về tác giả. Nêu những nét khái quát về tác giả? Nêu xuất xứ của tác phẩm? VB viết theo phương thức nào? Phân biệt cho HS : Nghị luận xã hội – nghị luận văn chương. Văn bản có bố cục mấy phần? Em hãy đối chiếu hai phần ấy để tìm ra điểm chung trong cách lập luận của tác giả. Nội dung kiến thức 1. Đọc – tìm hiểu chung về văn bản. a. Tác giả : Hi-pô-lít Ten(H Ten) (1828-1893) - Là một triết gia-sử gia- nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. b. Tác phẩm : Công trình nghiên cứu nổi tiếng của ông : La Phôngten và thơ ngụ ngôn của ông, 1853. - Phương thức biểu đạt : Nghị luận. c. Đọc, chú thích : - Đọc văn bản – Chú thích (SGK). Văn bản được chia theo 2 phần : Phần 1 : Từ đầu đến “Tốt bụng thế”. Hình tượng con Cừu bài trong thơ La Phôngten. Phần 2 : Còn lại. Hình tượng chó Sói trong thơ La Phôngten, *) Nhận xét : Trong cả 2 phần, tác giả đều lập luận bằng cách dẫn ra những dòng viết về 2 con vật ấy của nhà khoa họcBuy-phông để đối chiếu so sánh. 20/ GV yêu cầu HS tìm ý kiến của Buy-Phông viết về hai con vật ấy? Cả hai phần tác giả đều triển khai mạch nghị luận theo trật tự nào? Em hãy chỉ rõ trong văn bản? Dưới con mắt của nhà khoa học. 2 con vật đó hiện lên như thế nào? HS thảo luận Buyphong viết về loài Cừu như thế nào? Chó sói được Buy- phông miêu tả ra sao? Khi viết về loài Cừu và chó sói, Buy-phông căn cứ vào đâu? Viết như vậy có đúng hay không? Con Cừu : ‘Chính là sự sợ hãi ấy...chó bị xua đi”. Chó Sói : “Chó Sói bị thù ghét... chết rồi thì vô dụng”. Nghị luận theo trình tự 3 bước. + Dưới ngòi bút của La Phôngten + Dưới ngòi bút của Buy- phông + Dưới ngòi bút của La Phôngten Tác giả đã nhờ La Phôngten tham gia vào mạch nghị luận của ông, vì vậy bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn. 2. Đọc – hiểu văn bản. a. Chó Sói và Cừu dưới mắt nhà khoa học : - Cừu : Vì sợ hãi mà hay tụ tập thành bầy. Chỉ một tiếng động nhỏ bất thường... chúng nháo nhào co cụm lại sợ sệt lại còn hết sức đần độn vì không biết tránh nỗi nguy hiểm... muốn bắt chúng di chuyển... cần phải có một con đầu đàn... bị gã chăn cừu thôi thúc hoặc bị chó xua đi. Tóm lại : Đó là một loài vật nhút nhát, đần độn. Chó sói : Thù ghét mọi sự kết bạn kết bè... Nhiều chó sói tụ hội với nhau nhằm để tấn công một con vật to lớn... Khi cuộc chiến đã xong xuôi chúng quay về với sự lặng lẽ và cô đơn của chúng. Tóm lại : bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng...Nó thật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng. Dưới con mắt của nhà khoa học, chó sói là một con vật hung dữ, đáng ghét. *) Nhận xét : Bằng cái nhìn chính xác của nhà khoa học để nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng. 3/ Vì sao BuyPhông lại không nói đến sự thân thương của loài cừu và nỗi bất hạnh của loài chó sói? GV hướng dẫn HS tiểu kết - Không nhìn nhận từ góc độ tình cảm (Vì đặc trưng của khoa học là chính xác, chân thực, cụ thể). - Không nói đến sự thân thương của loài Cừu vì không chỉ loài vật này có “tình cảm mẫu tử thân thương”. - Không nhắc đến sự bất hạnh của loài chó sói vì : Đấy không phải đặc trưng cơ bản của nó mọi nơi mọi lúc. *) Tiểu kết : 5/ E. Củng cố – dặn dò : Củng cố : Dặn dò : Về nhà chuẩn bị “ Chó Sói và Cừu trong phụ thơ ngụ ngôn của La Phông ten T2” tiết 107. *) Rút kinh nghiệm : ................................................................................................ ............................................................................................................

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN LOP 9 KY II.doc
Giáo án liên quan