A.Mục tiêu bài dạy (sgv/40)
B.Chuẩn bị của Gv-Hs :
- Gv : sgk , sgv , giáo án
- Hs : sgk , bài soạn
C.Tiến trình các HĐDH :
1.Khởi động : (5')
- Ổn định
- Bài cũ : + Cho biết hình tượng chó sói và cừu trong truyện ngụ ngôn của La phong ten
+ Đặc trưng của văn bản nghệ thuật là gì ?
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7134 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 111: Con cò (đọc thêm) (Chế Lan Viên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 111 : CON CÒ (Đọc thêm)
(Chế Lan Viên)
A.Mục tiêu bài dạy (sgv/40)
B.Chuẩn bị của Gv-Hs :
- Gv : sgk , sgv , giáo án
- Hs : sgk , bài soạn
C.Tiến trình các HĐDH :
1.Khởi động : (5')
- Ổn định
- Bài cũ : + Cho biết hình tượng chó sói và cừu trong truyện ngụ ngôn của La phong ten
+ Đặc trưng của văn bản nghệ thuật là gì ?
2.Đọc , hiểu văn bản: (40')
Hoạt động của Gv-Hs
Nội dung bài giảng
Vài nét về tác giả và thời gian sáng tác của văn bản ?
- Chế Lan Viên (1920-1989) , quê Quảng Trị , là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam , có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc Tk XX . Thơ ông có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo . Đó là phong cách suy tưởng , triết lí đậm chất trí tuệ và tính hiện đại .
- Bài "Con cò"sáng tác 1926 , in trong tập "Hoa ngày thường – Chim báo bão" của Chế Lan Viên .
Đọc , chú thích từ khó , đọc văn bản (yêu cầu giọng thủ thỉ như lời ru)
- Tình mẫu tử thiêng liêng là một đề tài quen thuộc có từ rất xa xưa . Chế lan Viên cũng góp thêm tiếng nói độc đáo và đặc sắc của mình vào đề tài trên bằng cách phát triển những câu ca dao quen thuộc nói về con cò để ca ngợi tình mẹ và lời ru đối với cuộc sống của con người Việt Nam .
Văn bản có mấy phần ? Nêu ý chính
- Hình ảnh con cò qua lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ
- Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi ấu thơ , trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời .
- Từ hình ảnh con cò , suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người .
Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? Nhịp thơ như thế nào ?
- Thể thơ tự do , với các câu thơ dài ngắn không đều , nhịp điệu biến đổi .
Hình tượng bao trùm lên bài thơ là hình tượng con cò trong những câu hát ru .Qua hình tượng con cò , tác giả muốn nói đến điều gì ?
- Ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối vơi con người .
Đọc đoạn 1 , đọc lại 4 câu đầu ? Em hiểu ý nghĩa 4 câu đầu như thế nào ? Tại sao tác giả lại viết : "Trong lời mẹ hát có cánh cò đang bay"
- Thưở còn nằm nôi , người mẹ thường hát ru con . Lối hát ru ấy cùng với âm điệu ngọt ngào , dịu dàng đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên , vô ý thức
Đọc tiếp "…Cò sợ sáo măng"
Hình ảnh con cò ở đây được gợi ra từ những bài ca dao nào ? (Đọc những bài ca dao ấy )
- Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
- Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ , bay về Đồng Đăng
Phủ : tình nhỏ (lớn hơn huyện nhưng nhỏ hơn tỉnh) : đơn vị hành chính
Đồng Đăng : thị trấn của Lạng Sơn , nơi buôn bán sầm uất
- Con cò mà đi ăn đêm …đau lòng cò con .
Nhận xét gì về cách vận dụng ca dao trong thơ của tác giả ?
- Không dẫn nguyên văn , chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy .
Hình ảnh con cò bay lả bay la gợi tả gì ?
- Cuộc sống êm đềm của làng quê ngày xưa .
Hình ảnh con cò sợ xáo măng tượng trưng cho ai ? điều gì ?
(tượng trưng cho người nông dân , cụ thể là người mẹ , người phụ nữ vất vả , nhọc nhằn để kiếm sống)
→ Hình ảnh con cò trong ca dao mang nhiều biểu tượng . Trẻ con ở tuổi ấy không thể hiểu được điều đó , và không cần hiểu nội dung nghĩa của lời ru , chỉ cần được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào của lời ru để đón nhận tình yêu và sự che chở của mẹ .
A.Tìm hiểu bài :
I.Tác giả , tác phẩm :
II.Kết cấu : (3 phần)
III.Phân tích :
1.Thời thơ ấu : Lời ru vỗ về giấc ngủ trẻ thơ
→ Tình yêu và sự che chở của mẹ .
File đính kèm:
- Tiết 111.doc