A.Mục tiêu bài dạy : (sgv/66)
B.Chuẩn bị của Gv-Hs :
- GV: sgk , sgv , giáo án
- HS: sgk , bài tập .
C.Tiến trình các HĐDH :
1.Khởi động (5')
- Ổn định
- Bài cũ : Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện .
- Bài mới : Biết cách viết bài nghị luận về nv văn học .
2.Hình thành kiến thức mới :
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3314 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 119: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 119 : CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
A.Mục tiêu bài dạy : (sgv/66)
B.Chuẩn bị của Gv-Hs :
- GV: sgk , sgv , giáo án
- HS: sgk , bài tập .
C.Tiến trình các HĐDH :
1.Khởi động (5')
- Ổn định
- Bài cũ : Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện .
- Bài mới : Biết cách viết bài nghị luận về nv văn học .
2.Hình thành kiến thức mới :
Hoạt động của Gv-Hs
Nội dung bài giảng
Đọc các đề bài sgk
Các đề bài trên nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện ?
- Đề 1 : Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong Xh cũ .
- Đề 2 : Nghị luận về diễn biến cốt truyện .
- Đề 3 : Nghị luận về thân phận Thuý Kiều .
- Đề 4 : Nghị luận về đời sống t/c g/đ trong chiến tranh .
Các từ "suy nghĩ" , "pt" cho ta biết giữa các đề bài cí sự giống nhau và khác nhau như thế nào ?
- Giống nhau : Đều là kiểu nghị luận về tác phẩm truyện .
- Khác nhau :
+ Suy nghĩ : là xuất phát từ sự cảm , hiểu của mỉnh để đánh giá , nhận xét tác phẩm .
+ Phân tích : là xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện , nhân vật , sư việc …) để lập luận và sau đó nhận xét , đánh giá .
Hs đọc đề : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân .
Tìm hiểu đề :
- Đề yêu cầu gì ? Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm
- Phương pháp : Xuất phát từ sự cảm , hiểu của bản thân .
Tìm ý :
Cái gì là nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai ?
- Tình yêu làng gắn bó hoà quyện với lòng yêu nước .
Tình yêu làng , tình yêu nước ấy đã được bộc lộ trong tình huống nào ?
- Khi tản cư (vẫn nhớ đến làng)
- Khi tình cờ nghe tin đồn , làng theo giặc .
- Khi tin đồn được cải chính .
Tình cảm ấy có đặc điểm gì ở h/ảnh cụ thể lúc bấy giờ ?
- Nét mới trong đời sống tinh thân của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp .
Những chi tếit nghệ thuật nào chứng tỏ tình yêu làng , yêu nước (tâm trạng , lời nói , cử chỉ , hành động …)
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật :
+ Tình huống tình cờ khi nghe tin đồn thất thiệt .
+ Miêu tả nhân vật.
+ Các h/thức trần thuật (đối thoại , độc thoại)
Hs đọc dàn sgk.
Đọc 2 cách mở bài sgk :
- Đi từ khái quát đến cụ thể
- Nêu trực tiếp suy nghĩ của người viết .
Khi viết than bài cần lưu ý điều gì ?
- Trình bày các luận điểm về nhân vật ông Hai theo dàn ý .
- Chú ý :
+ Nêu được nhận xét kiến về nhân vật ông Hai đặc sắc về cách thể hiện của Kim Lân .
+ Cần phân tích , chứng minh cụ thể .
+ Giữa các luận điểm phải có sự liên kết .
Đọc phần kết bài
- Đánh giá chung về tác phẩm , về nhân vật .
Sửa bài lưu điều gì ?
- Bài làm đủ 3 phần .
- Sự liên kết giữa các câu , các đoạn
- Kiểm tra lỗi dùng từ , đặt câu …
(Hs đọc ghi nhớ)
3.Luyện tập
Đề bài : Suy ngẫm của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao .
Yêu cầu : Viết phần mở bài và 1 đoạn phần thân bài .
A.Thân bài
I.Đề bài :
II.Các bước làm bài :
1.Tìm hiểu đề , tìm ý
2.Dàn ý :
3.Viết bài :
5.Sửa bài:
II.Ghi nhớ /68
B.Luyện tập
Đề 68/sgk
Gợi ý :
- Mở bài trực tiếp : Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao đã để lại cho em những suy nghĩ sâu sắc về số phận những người nông dân trong Xh cũ . Lão Hạc không chỉ là người nông dân bị bần cùng hoá vì đói nghèo tối tăm như bao người nông dân khác mà có lẽ lão còn là 1 kiểu "nạn nhân" của bổn phận làm cha . Đây chính là 1 bi kịch tinh thần đầy nước mắt của người nông dân nghèo nhưng giàu lòng tự trọng và luôn tự vấn lương tâm mình 1 cách nghiêm khắc .
- Mở bài gián tiếp : Có 1 nhà văn đã nói "Xúc động trước 1 nhân vật nào đó tức là ta đã sống thêm 1 cuộc đời mà ta chưa từng sống và sẽ không bao giờ được sống nếu ta không đọc tác phẩm Vh" . Ta có thể thương cảm , xót xa với tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong truyện ngắn "Đời thừa", có thể rơi nước mắt với tấn bi kịch hoàn lương của nhân vật "Chí Phèo" trong truyện ngắn "Chí Phèo" và giờ đây , ta xúc động nghẹn ngào với tấn bi kịch là cha của nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao . Với lão Hạc , có lẽ ấn tượng sâu sắc nhất đối với người đọc chính là cái chết dữ dội của lão , bởi đó là 1 cái chết có hình thức giống như cái chết của một con người vô chủ , nhưng về bản chất đó lại là sự hy sinh tuyệt đối của một người cha đối với 1 người con mà cả hai cha con đều là kẻ bất hạnh .
- Thân bài gián tiếp : Ngay ở phần đầu của truyện ngắn , chúng ta thấy Lão Hạc nhắc lại một câu nói :"Có lẽ tôi bán con chó thật đấy ông giáo ạ" mà nhân vật "tôi" cảm thấy : "Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng . Tôi nghe cậu ấy đã nhàm rồi , tôi lại biết rằng : Lão nói là nói để đấy thôi , chẳng bao giờ lão bán đâu" nhưng không ai có thể ngờ được rằng câu nói "nhàm chán" của lão lại là ngòi nổ bi thảm cho 1 kiếp người . Càng không ai có thể nghĩ rằng chó chết thì người cũng phải chết theo . Tại sao vậy ? Chúng ta thử cùng nhau lần theo diễn biến của tnấ bi kịch này .
4.Củng cố - Dặn dò :
- Học ghi nhớ
- Xem : Luyện tập lám bài nghị luận về tác phẩm truyện .
File đính kèm:
- Tiết 119.doc