A. Mức độ cần đạt:
- Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại.
- Cảm nhận được tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hán “Nam quốc sơn hà”.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.
- Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.
2. Kỹ năng
- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Đọc – hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
3. Thái độ
- Hiểu thêm về thơ trung đại Việt Nam.
- Sống dậy chí khí hào hùng trong lịch sử của cha ông ta qua bài thơ Nam quốc sơn hà.
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 18660 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết: 17,18: Sông núi nước Nam - Phò giá về kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05 Ngày soạn: 13/09/2013
Tiết: 17 - 18 Ngày dạy : 16/09/2013
SÔNG NÚI NƯỚC NAM - PHÒ GIÁ VỀ KINH
Trả bài Tập làm văn số 1
* SÔNG NÚI NƯỚC NAM
(Nam quốc sơn hà – Lí Thường Kiệt (?))
A. Mức độ cần đạt:
- Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại.
- Cảm nhận được tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hán “Nam quốc sơn hà”.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.
- Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.
2. Kỹ năng
- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Đọc – hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
3. Thái độ
- Hiểu thêm về thơ trung đại Việt Nam.
- Sống dậy chí khí hào hùng trong lịch sử của cha ông ta qua bài thơ Nam quốc sơn hà.
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
*PHÒ GIÁ VỀ KINH
(Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải)
A. Mức độ cần đạt
Hiểu được giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải.
- Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần.
2. Kỹ năng
- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Đọc – hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
3. Thái độ
- Hiểu thêm về thơ trung đại Việt Nam.
- Sống dậy chí khí hào hùng trong lịch sử của cha ông ta qua bài thơ Phò giá về kinh.
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm .
*TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. Mức độ cần đạt
- Củng cố kiến thức và kỹ năng đã học về văn miêu tả, về tạo lập văn bản và về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu.
- Đánh giá được chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài, rút kinh nghiệm để làm những bài sau tốt hơn.
B. Chuẩn bị
Gv: Chấm bài, soạn giáo án.
Hs: Ôn lại văn tự sự, lập dàn ý cho đề văn bài viết số 1.
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm .
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng ……
2. Bài cũ: CĐọc thuộc 2 bài ca dao châm biếm đã học? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của một trong hai bài ca dao đó.
3. Bài mới: Từ xưa, dân tộc ta đã có truyền thống chống giặc ngoại xâm oanh liệt, kiên cường. Chính nhờ tinh thần đó mà ông cha ta đã đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm phong kiến phương Bắc, mở ra một kỉ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự chủ. Bài “Sông núi nước Nam” ra đời được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, khẳng định một quốc gia độc lập. Tiếp tục tinh thần đó, bài “Phò giá về kinh” một lần nữa khẳng định sức mạnh của dân tộc đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của nhân dân ta. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những điều đó qua bài học hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
A. Bài “Sông núi nước Nam” (40p)
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Gọi Hs đọc phần chú thích * (Sgk/63,64)
CTheo nhiều tài liệu, bài thơ Sông núi nước Nam do ai sáng tác?
-> Lý Thường Kiệt - vị tướng tài triều đại nhà Lý.
CEm hãy nêu xuất xứ tác phẩm? Tác phẩm gắn với truyền thuyết nào?
CVậy xây dựng truyền thuyết như vậy đối với bài thơ “Sông núi nước Nam” trong hoàn cảnh lúc bấy giờ có ý nghĩa gì?
-> Khích lệ quân dân ta quyết tâm chống giặc, đồng thời làm nhụt ý chí của kẻ thù.
CBài thơ được làm theo thể thơ nào?
-> Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vay mượn của Trung Hoa với niêm luật rất chặt chẽ.
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
Gv nêu yêu cầu giọng đọc: đọc trang nghiêm, dõng dạc, hùng tráng…
Gv đọc mẫu 1 lần, gọi Hs đọc lại.
CHãy nêu cảm nhận đầu tiên của em khi đọc xong bài thơ?
Hs tự bộc lộ.
Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu phần chú thích.
CCó thể chia bố cục của bài thơ thành mấy phần?
-> Chia làm 2 phần: 2 câu đầu và 2 câu cuối.
CNêu phương thức biểu đạt của văn bản? -> Sử dụng kết hợp 2 phương thức: biểu cảm, nghị luận.
CEm hãy nêu đại ý của bài thơ? -> Bài thơ là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước và khẳng định không thế lực nào được xâm phạm.
Gọi Hs đọc lại 2 câu thơ đầu.
CEm có nhận xét gì về giọng điệu hai câu thơ?
-> Dõng dạc, đanh thép.
C Theo em, tại sao ở đây tác giả không dùng “vương” mà dùng “đế” dù “vương” cũng là vua?
-> Chỉ sự ngang hàng với các đế Trung Hoa.
CVậy, ý của hai câu thơ đầu là gì? -> Khẳng định chủ quyền lãnh thổ đã được quy định bởi sách trời.
CHai câu sau thể hiện ý chuyển tiếp là gì? Thái độ của tác giả được thể hiện ra sao?
-> Thái độ rõ ràng, dứt khoát, nêu rõ bọn giặc sẽ thất bại thảm hại trước sức mạnh của dân tộc ta.
Thảo luận (2p): C Nói đến thơ là phải có biểu ý (bày tỏ ý kiến) và biểu cảm (tình cảm, cảm xúc). Vậy bài thơ Sông núi nước Nam có hình thức biểu ý và biểu cảm như thế nào?
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung, Gv nhận xét, kết luận.
GV tích hợp với bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
CEm hãy khái quát lại giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
CEm hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
GV hướng dẫn HS về nhà làm phần Luyện tập.
B. Bài “Phò giá về kinh” (35p)
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
CTác giả của bài thơ này là ai?
Trần Quang Khải (1241 - 1294), con thứ ba của vua Trần Thái Tông. Ông không chỉ là võ tướng mà còn là nhà thơ.
CNêu xuất xứ của tác phẩm? -> Tác phẩm gắn với chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông đời Trần. Đồng thời, nhấn mạnh hào khí chiến thắng Đông A (hào khí nhà Trần).
CNêu thể thơ mà tác giả sử dụng? Đặc điểm thể thơ. -> Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt…
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
Yêu cầu giọng đọc: dõng dạc, tự hào, nhắn nhủ.
Gv đọc mẫu. Gọi 2 Hs đọc lại.
Yêu cầu Hs đọc bằng mắt phần Chú thích.
CBài thơ này có thể chia làm mấy phần?
-> 2 phần: phần 1 hai câu đầu; phần 2: 2 câu cuối.
CPhương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
-> Kết hợp 2 phương thức là tự sự và biểu cảm.
Hs đọc lại hai câu thơ đầu
CVì sao ở hai câu đầu lại có sự đảo ngược trật tự về chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử?
-> Do đang sống trong không khí chiến thắng vừa diễn ra nên nhắc chiến thắng Chương Dương trước, tiếp đó mới nhắc lại chiến thắng Hàm Tử diễn ra hai tháng trước.
CHai câu sau có ý nghĩa gì?
CCũng như bài SNNN, bài PGVK cũng có hình thức biểu ý và biểu cảm. Hãy cho biết cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ?
CEm hãy khái quát lại giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
CEm hãy cho biết ý nghĩa của văn bản?
Thảo luận: CHãy so sánh 2 bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” để tìm sự giống nhau, khác nhau về hình thức biểu ý và biểu cảm?
-> Hai bài thơ đều thể hiện bản lĩnh và khí phách của dân tộc ta. Nhưng nội dung khác nhau.
- Hình thức biểu cảm: Một bài thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt, một bài thuộc thể ngũ ngôn tứ tuyệt nhưng đều giống nhau ở cách nói chắc nịch, cô đúc trong đó ý tưởng và cảm xúc hoà vào nhau.
C. Trả bài Tập làm văn số 1 (15p)
Hoạt động 1: Gv chép lại đề lên bảng.
CEm hãy nhắc lại đề bài Tập làm văn số 1?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý
CĐề bài yêu cầu viết kiểu văn bản gì? Và về đối tượng nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn xây dựng dàn bài.
Gv treo bảng phụ ghi dàn bài cho hs xem.
Thảo luận(5p): Từ dàn ý, các em hãy thảo luận với nhau xem bài làm của mình đã đạt được những yêu cầu nào, chưa đạt yêu cầu nào?
Hoạt động 4: Nhận xét ưu – khuyết điểm
Ưu điểm: Với đề văn khá gần gũi này nên nhiều em đã xác định được yêu cầu của đề, biết tả cảnh chi tiết, đầy đủ, sinh động. Một số em viết văn giàu cảm xúc và có tính sáng tạo, cho nên kết quả bài viết khá tốt.
Nhược điểm: Một số em chưa xác định đúng yêu cầu của đề nên sa vào kể nhiều hơn tả. Một số em quá lười nên chép tài liệu. Và vẫn là những khuyết điểm cũ, đó là các em đã không có ý thức sửa lỗi chính tả khi viết bài, chữ viết cẩu thả, đầu dòng không lùi vào một hàng, viết văn chưa gãy gọn, thuyết phục. Trình bày ý còn lộn xộn…
Hoạt động 5: Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
Hoạt động 6: Gv phát bài cho hs xem kỹ lại. Nhận xét lời phê và các chỗ có mực đỏ. Phát hiện lỗi sai của mình, tiếp tục sửa lỗi.
Hs: Đối chiếu bài làm với dàn ý, sửa bài.
Hoạt động 7: Đọc bài mẫu.
Hoạt động 8: Ghi điểm, thống kê chất lượng.
III. Hướng dẫn tự học
- GV hướng dẫn HS một số nội dung tự học.
- HS chú ý lắng nghe, ghi những yêu cầu quan trọng.
A. Bài “Sông núi nước Nam”
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
Theo nhiều tài liệu cho là của Lý Thường Kiệt.
2. Tác phẩm
* Xuất xứ:
- Ra đời vào thế kỷ XI trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống của nhà Lý.
- Được ngâm lên trong đêm tối trên sông Như Nguyệt từ trong đền thờ hai thần Trương Hống, Trương Hát.
* Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (4 câu, mỗi câu 7 chữ, tiếng cuối các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau, vần “ư”).
II. Đọc – hiểu văn bản
Đọc, tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 2 phần.
2.2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, nghị luận.
2.3. Đại ý: Bài thơ là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước và khẳng định không thế lực nào được xâm phạm.
2.4. Phân tích
a. Hai câu đầu
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
-> Giọng điệu dõng dạc, dứt khoát, đanh thép.
=> Nước Nam là của người Nam. Sự phân định địa phận, lãnh thổ nước Nam trong “thiên thư”
=> Lời khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
b. Hai câu sau
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
-> Thái độ rõ ràng, quyết liệt.
-> Kẻ thù không được xâm phạm. Nếu xâm phạm sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại trước sức mạnh của dân tộc.
=> Ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc.
c. Giá trị biểu ý và biểu cảm
- Biểu ý: Trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm.
- Biểu cảm: Thái độ cương quyết, mãnh liệt thể hiện ở giọng thơ dõng dạc, đanh thép.
3. Tổng kết
a) NT:
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước.
- Dồn nén xúc cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.
- Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép.
b) ND:
* Ý nghĩa văn bản:
- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
- Bài thơ có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
4. Luyện tập
B. Bài “Phò giá về kinh”
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: (Sgk/66,67)
2. Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác: sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, tác giả phò giá hai vua Trần trở về Thăng Long và cảm hứng sang tác bài thơ này.
* Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 5 chữ, tiếng cuối câu 2, 4 gieo vần với nhau).
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 2 phần.
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm.
2.3. Phân tích
a. Hai câu đầu
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm hồ Hàm Tử quan.
-> Đảo trật tự chiến thắng.
=> Chiến thắng hào hùng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên.
b. Hai câu sau
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.
-> Lời thơ tâm tình, nhắn nhủ.
-> Động viên tinh thần xây dựng và phát triển đất nước trong hòa bình và niềm tin đất nước sẽ bền vững muôn đời.
=> Thể hiện sự sáng suốt của vị tướng cầm quân lo việc lớn, thấy rõ ý nghĩa của việc dốc hết sức lực, giữ vững hòa bình, bảo vệ đát nước.
c. Biểu ý – biểu cảm:
- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan thể hiện hào khí chiến thắng.
- Khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị.
3. Tổng kết
a) NT:
- Sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc để thể hiện niềm tự hào của tác giả trước những chiến thắng hào hùng của dân tộc.
- Có nhịp thơ phù hợp với việc tái hiện lại những chiến thắng dồn dập của nhân dân ta và việc bày tỏ suy nghĩ của tác giả.
- Sử dụng hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong tư tưởng.
- Có giọng sảng khoái, hân hoan, tự hào.
b) ND:
* Ý nghĩa văn bản: Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời nhà Trần.
* So sánh hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”:
- Đều thể hiện bản lĩnh và khí phách của dân tộc ta.
- Cách nói chắc nịch, cô đúc trong đó ý tưởng và cảm xúc hoà vào nhau.
C. Trả bài Tập làm văn số 1 (15p)
I. Đề ra: Tả lại một buổi lễ khai giảng năm học mới mà em ấn tượng nhất.
II. Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Đối tượng: buổi lễ khai giảng năm học mới.
- Kiểu bài: Văn miêu tả.
III. Dàn ý (xem bảng phụ)
Hs chép dàn ý vào vở.
IV. Nhận xét ưu, khuyết điểm.
V. Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể (ở cuối giáo án)
VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài
VII. Đọc bài mẫu:
VIII. Ghi điểm, thống kê chất lượng:
Lớp
Tổng
> = 8
> = 5
< 5
< = 3
7A3
36
7A4
36
7A5
33
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung của 2 văn bản, học thuộc lòng – đọc diễn cảm văn bản dịch thơ.
- Nhớ được 8 yếu tố Hán trong bài.
- Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa thời sự của hai câu thơ “Thái bình tu trí lực – Vạn cổ thử giang san” trong cuộc sống hôm nay.
- Làm lại bài kiểm tra.
- Chuẩn bị bài mới: Từ Hán Việt.
* Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể:
Phần văn bản sai
Nguyên nhân sai
Sửa lại
- Làm song, khan chang, khoảng dài 10 km, chang chí, xắp xửa, sinh sắn, sốt truột…
- Phong cảnh rất sôi nổi… các bạn gái có gương mặt rất giản dị…
- Từ nhà em đến trường em đi qua những con đường to ở những bên tay phải tay trái là những vườn cà phê và khi bước vào cổng trường thấy những cây phượng nở hoa đỏ rực đang vẫy chào chúng em bên cạnh những cây bang lá xanh mướt…
-Sai lỗi chính tả
- Dùng từ sai
- Dùng từ sai, lặp từ, thừa từ, nhớ sai đặc điểm sự vật.
-Làm xong, khang trang, dài khoảng 10 km, trang trí, sắp sửa, xinh xắn, sốt ruột…
- Phong cảnh rất tươi đẹp… các bạn gái có gương mặt rạng ngời…
- Đường từ nhà em đến trường là một con đường lớn hai bên có những vườn cà phê xanh mướt sai trĩu quả…Đến cổng trường nhìn vào thấy những cây bàng lá đã úa vàng báo hiệu mùa hè nóng bức đã nhường chỗ cho mùa thu mát mẻ và một năm học mới bắt đầu…
E. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Van 7 Tuan 05 Tiet 17 18.doc