A. Mục tiêu bài giảng (sgk/57)
B. Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: sgk, sgv, giáo án
- HS: sgk, vở bài tập
C. Tiến trình tổ chức HĐDH:
(1) Khởi động : 5'
- Ổn định.
- Bài cũ:
Em có nhận xét gì về sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Bài mới:
Tóm tắt văn ản tự sự đã được đưa vào sgk ngữ văn - 8. Ngữ văn 9 tiếp tục dạy Tóm tắt văn tự sự, nhằm giúp các em ônlại mục đích, cách thức tóm tắt văn tự sự nhưng với yêu cầu cao hơn; chính xác, thiết thực. Những vấn đề phức tạp hơn như độ dài ngắn của văn bản được tóm tắt, tóm tắt phục vụ những mục đích đặc biệt.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2963 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 21: Tóm tắt tác phẩm tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21:
LT: TÓM TẮT TÁC PHẨM TỰ SỰ
A. Mục tiêu bài giảng (sgk/57)
B. Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: sgk, sgv, giáo án
- HS: sgk, vở bài tập
C. Tiến trình tổ chức HĐDH:
(1) Khởi động : 5'
- Ổn định.
- Bài cũ:
Em có nhận xét gì về sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Bài mới:
Tóm tắt văn ản tự sự đã được đưa vào sgk ngữ văn - 8. Ngữ văn 9 tiếp tục dạy Tóm tắt văn tự sự, nhằm giúp các em ônlại mục đích, cách thức tóm tắt văn tự sự nhưng với yêu cầu cao hơn; chính xác, thiết thực. Những vấn đề phức tạp hơn như độ dài ngắn của văn bản được tóm tắt, tóm tắt phục vụ những mục đích đặc biệt.
(2) Hình thành kiến thức mới (20')
Hoạt động của GV - HS
N/dung bài giảng
Hỏi:
HS đọc phần I sgk/58. Suy nghĩ về 3 tình huống đã nêu sgk, rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn tự sự (HS thảo luận, ý kiến)
1. Tình huống 1: Phải kể lại diển biến của bộ phim cùng tên với 1 tác phẩm Văn học được học, để người không đi xem phim nắm được, do đó người kể phải bám sát nhiệm vụ chính và cốt truyện trong phim.
2. Tình huống 2: Đây là một hình thức buộc người học văn phải trực tiếp đọc tác phẩm trước khi học, một khi tóm tắt được tác phẩm, người học sẽ có hứng thú hơn trong phần đọc - hiểu và phân tích.
3. Tình huống 3: Thực chất đây là việc kể lại một cách tóm tắt tác phẩm văn học mà mình yêu thích, do đó người kể phải trung thực với cốt truyện, khách quan với nhân vật, hạn chế thêm thắt không cần thiết hoặc những lời bình chủ quan dài dòng.
Kết luận: Trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian để trực tiếp xem phim hoặc trực tiếp đọc ngữ văn tác phẩm. Vì vậy có thể nói việc tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra.
- Tóm tắt văn bản giúp người đọc và người nghe dễ nắm được nội dung chính của câu chuyện. Do tước đi những chi tiết, nhân vật, yếu tố phụ không quan trọng, nên văn bản tóm tắt làm nổi bật được các sự việc và nhân vật chính. Văn bản tóm tắt thường ngắn gọn dễ nhớ.
A. Tìm hiểu bài
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn tự sự.
Hỏi:
Hãy tìm hiễu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự.
Vd:
- Chú bộ đội kể lại một trận đánh
- Người đi đường kể lại cho nhau nghe một vụ tai nạn giao thông.
- Công tố viên tóm tắt bản án trong một phiên tòa.
- Lớp trưởng báo cáo vắn tắt cho cô giáo chủ nhiệm nghe về một hiện tượng vi phạm nội quy của lớp.
- Con kể cho mẹ nghe về một thành tích nào đó của mình vừa được nhà trường tặng giấy khen.
Chốt:
Có thể nói trong cuộc sống bộn bề, muôn mặt, ở đâu, hay lĩnh vực nào chúng ta cũng gặp những tình huống phải vận dụng đến tóm tắt văn bản tự sự. Chẳng hạn cha nói với con, vợ nói với chồng, sếp giao việc cho nhân viên, nhân viên báo cáo sếp, bạn bè nói với nhau, người đi chợ, đi tàu kể chuyện cho nhau nghe,… có nhà ngôn ngữ cho rằng "nếu "đối thoại" được coi là hình thức hoạt động ngôn ngữ đầu tiên của xã hội loài người thì "tự sự" cũng chính là hình thức "tái tạo hiện thực" đầu tiên của loài người. Và dĩ nhiên có "tự sự trường thiên" hàng nghìn trang thì hiển nhiên cũng phải có "tự sự vắn tắt" chỉ trong vài trang, vài dòng. Nói như vậy để thấy rằng, việc tóm tắt văn bản tự sự là một hoạt động có tính phổ cập cao.
Đọc:
HV cho HS đọc câu 1/II/58
II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự
Hỏi:
Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là việc gì? Tại sao đó là sự việc quan trọng cần phải nêu?
- sgk nêu lên 7 sự việc khá đầy đủ của cốt truyện "Chuyện người con gái Nam Xương".
- Tuy vậy vẫn thiếu một sự việc rất quan trọng: Đó là khi vợ trầm mình tự tử, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đưa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói là cha Đản. Chính sự việc này làm chàng Sinh hiểu ra vợ mình bị oan. Nghĩa là chàng hiểu ra ngay sau khi vợ chết, chứ không phải đợi khi Phan Lang về kể lại việc gặp Vũ Nương dưới động Linh Phí, Trương Sinh mới biết vợ mình bị oan.
1. Nhận diện nhận xét về sự việc chính và sự sắp xếp các sự việc chính.
Hỏi:
Các sự việc nêu trên đã hợp lý chưa? Có gì cần thay đổi không?
- Sự việc thứ 7 chưa hợp lý,cần sửa lại như sau:
Giữ nguyên từ sự việc 1 đến sự việc 6.
- Sự việc 7: Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn, đưa con nói rằng: "Cha Đản đến kia kìa", chàng hỏi đâu? Nó chỉ bóng chàng trên vách. Bây giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ.
- Sự việc 8: Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương trở về, ngồi trên chiếc kiệu hoa, đứng ở giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện.
GV chia 3 nhóm thể hiện 3 yêu cầu của bài tập.
HS tự tóm tắt . GV sửa chữa - Đọc văn bản mẫu sgv/60.
- (Yêu cầu độ dài văn bản là 20 dòng) lần 1
- (Yêu cầu độ dài văn bản là 10 dòng) lần 2
- (Yêu cầu độ dài văn bản là 5 dòng) lần 3
Lần 3: Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới nàng Vũ Nương xong đã phải đi lính. Giặc tan Trương Sinh trở về hồ đồ nghe lời con trẻ nghi oan cho Vũ Nương khiến nàng phải tự tử, khi Trương Sinh hiểu ra cơ sự thì đã muộn, chàng chỉ còn được nhìn thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa ở giũa dòng lúc ẩn, lúc hiện.
2. Thực hàng viết tóm tắt văn bản
Chốt:
- Văn bản tự sự là những văn bản phản ánh cuộc sống bằng cách kể lại các sự việc theo một chuỗi liên tục, có quá trình, có các mối liên hệ với nhau nhằm bộc lộ ý nghĩa, phơi bày các xung đột, khắc họa hoạt động nhận vật chính. Vì thế, văn bản tự sựn thường là những văn bản có cốt truyễn với những nhân vật, chi tiết và sự việc tiêu biểu: Khi viết nàh văn còn sử dụng nhiều yếu tố, chi tiết phụ khác để làm cho chuyện thêm sinh động hấp dẫn. Do đó khi tóm tắt văn bản tự sự, người ta thường tước bỏ những yếu tố phụ đễ làm nổi bật sự việc nhân vật chính.
- Chất lượng chính của một văn bản tự sự thường thể hiện ở các tiêu chuẩn sau:
+ Đáp ứng được mục đích và yêu cầu tóm tắt.
+ Bảo đảm được tính khách quan (không thêm bớt những chi tiết không có trong văn bản, không chen vào bản tóm tắt những ý kiến bình luận, khen chê.
+ Bảo đảm tính hoàn chỉnh (dù ở các mức độ Khác nhau, nhưng bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện (từ mở đầu, phát triển, kết thúc).
+ Bảo đảm tính cân đối: Số dòng tóm tắt dành cho các sự việc chính, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật chính_> phù hợp.
HS đọc ghi nhớ/59
Ghi nhớ 59
(3)
Luyện tập (7')
BT1: Viết văn bản tóm tắt một văn bản tự sự đã học trong chương trình ngữ văn 8 (Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng) và 1 văn bản sẽ học ở bài 5 ngữ văn 9 (chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh hoặc Hàng lê Nhất thống chí)
BT2: Tóm tắt miêng trước lớp về 1 câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc chứng kiến.
(4)
(4)
Củng cố - Dặn dò (3')
- Học ghi nhớ
- Soạn: Chuyện cũ trong Phủ chúa Trịnh
File đính kèm:
- TIET 21.doc