A. Mục tiêu bài dạy (sgv/81)
B. Chuẩn bvị của GV – HS:
- GV: sgk, sgv, giáo án
- HS: sgk, vở soạn
C. Tiến trình các HĐDH:
(1) Ổn định: 5’
- Ổn định
- Bài cũ: Tóm tắt Truyện Kiều theo 3 phần sgk
- Giới thiệu bài mới:
Trong truyện Kiều Nguyễn Du miêu tả nhiều bức chân dung rất đặc sắc. Hai chân dung đầu tiên mà người đọc thửng thức chính là 2 người con gái của gia đình họ Vương Thúy Vương và Thúy Kiều và thông qua bức chân dung 2 người con gái này, cô sẽ giới thiệu với các em nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du và thấy được cảm hứng nhân đạo trong Thúy Kiều: Trân trọng vẻ đẹp của con người.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5941 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 27: Chị em thúy kiều (Nguyễn Du) (trích Truyện Kiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27:
CHỊ EM THÚY KIỀU (Nguyễn Du)
(Trích Truyện Kiều)
A. Mục tiêu bài dạy (sgv/81)
B. Chuẩn bvị của GV – HS:
- GV: sgk, sgv, giáo án
- HS: sgk, vở soạn
C. Tiến trình các HĐDH:
(1) Ổn định: 5’
- Ổn định
- Bài cũ: Tóm tắt Truyện Kiều theo 3 phần sgk
- Giới thiệu bài mới:
Trong truyện Kiều Nguyễn Du miêu tả nhiều bức chân dung rất đặc sắc. Hai chân dung đầu tiên mà người đọc thửng thức chính là 2 người con gái của gia đình họ Vương Thúy Vương và Thúy Kiều và thông qua bức chân dung 2 người con gái này, cô sẽ giới thiệu với các em nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du và thấy được cảm hứng nhân đạo trong Thúy Kiều: Trân trọng vẻ đẹp của con người.
(2) Đọc - hiểu (32’)
Hoạt động của GV – HS
N/dung bài giảng
Đọc:
GV giới thiệu vị trí đoạn trích và yêu cầu HS nêu kết cấu đoạn trích?
GV: - Đoạn trích nằm ở phần đầu truyện.
- Tác giả dùng 24 câu thơ tập trung miêu tả Thúy Vân và Thúy Kiều
HS: 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát chị em Thúy Kiều
4 câu tiếp theo: Gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân
12 câu tiếp theo: Gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều
4 câu cuối: Nhận xét chung về cuộc sống 2 người.
Đọc:
- HS đọc chú thích từ khó
- Đoạn văn bản (giọng vui tươi, trân trọng)
Đọc:
HS đọc 4 câu đầu, giải thích ý nghĩa câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”
- Mai cốt cách: Cốt cách cây mai, mảnh dẻ thanh tao.
- Tuyết tinh thần: Tinh thần của tuyết trắng và trong sạch.
=> Câu này ý nói cả 2 chị em đều duyên dáng, thanh cao và trong trắng.
II. Phân tích
(1) 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát vẻ đẹp 2 người
- Mỗi người một vẻ
Hỏi:
Thông qua việc giải thích ý nghĩa câu thơ, em hãy cho cô biết, nhà thơ đã giới thiệu vẻ đẹp chung của 2 người thông qua bút pháp nghệ thuật gì?
- Tác giả đã sử dụng bút pháp: Uớc lệ, gợi tả
. Ước lệ: Dùng hình ảnh thiên nhiên để nói về vẻ đẹp của con người
(Mai -> thanh cao, mảnh dẻ
Tuyết -> trong sạch, trắng trẻo)
- Gợi tả: Thọng qua hình ảnh “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” tác giả tác động đến người đọc, từ sự phán đoán tưởng tượng của mình, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của 2 cô gái. Ở đây tác giả chỉ gợi chứ không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ.
- Mười phân vẹn mười
Chốt:
Bằng bút pháp ước lệ, tác giả đã giới thiệu khái quát được vẻ đẹp của 2 cô gái “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười” (Hoàn hảo)
Đọc:
HS đọc 4 câu tiếp theo
Hỏi:
Những hình ảnh nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua những hình tượng ấy em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào? Gợi ý: Giới thiệu chú thích 3 và 4 (Khuôn trăng đầy đặn, nét... đoan trang).
GV: Câu mở đầu vừa giới thiệu vừa khái quát được đặc điểm nhân vật. Hai chữ “trang trọng” nói lên vẻ đẹp cao sang, quý phái của Vân. Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được so sánh với hiện tương thiên nhiên, với những thứ cao đẹp trên đời: Trắng học, mây, tuyết, ngọc.
- Nhan sắc: Rất riêng: Đầy đặn
+ Khuôn mặt tròn trịa như mặt trăng
+ Lông mày sắc nét, đậm như con ngài
+ Miêng cười tươi thắng như hoa
+ Giọng nói: Trong trẻo thoát ra từ hàng răng ngà ngọc.
+ Mái tóc óng nhẹ hơn mây
+ Làn da trắng mịn hơn cả tuyết
=> Vẻ đẹp – sang trọng,quý phái, phúc hậu, có tướng sang, có tướng hèn. Nói một cách nôm na, chân dung của con người nó cũng biểu hiện tính cách, số phận cuộc đời của mỗi con người (khoa nhận dạng) (bói toán: điều tra tội phạm)
Gợi ý: Câu thơ nào dự đoán cuộc đời Thuý Vân. Đó là cuộc đời như thế nào?
- Câu thơ: “Mây thua nước tóc, tuết nhường màu da”. Chân dung của Thúy Vân được tạo nên bởi sự hòa hợp êm đềm với xung quanh nên “mây thua” “tuyết nhường”. Nàng sẽ có cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
(2) Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân
- Ước lệ
- Trang trọng quý phái.
- Mây thua tuyết nhường
Đọc: .
HS đọc 12 câu tiếp theo
(2) Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
Hỏi:
(GV đọc 2 câu đầu) cho biết tác dụng của 2 câu đầu?
- Vừa có giá trị chuyển ý vừa có tác dụng so sánh khái quát vẻ đẹp của Thúy Kiều. Nếu vẻ đẹp của Thúy Vân là đoan trang, hiền hậu thì vẻ đẹp của Thúy Kiều là sắc sảo, mặn mà. Nàng không chỉ có sắc mà còn có tài, tài sắc vẹn toàn hơn hẳn Thúy Vân.
- Uớc lệ->
Hỏi:
Giải thích và nêu ý câu thơ: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”
- Làn thu thủy: Làn nước mùa thu
-Nét xuân sơn: Nét núi mùa xuân
=> Cả câu thơ ý nói mắt đẹp, trong sáng như nước mùa thu, lông mày đẹp, thanh thoát như nét núi mùa xuân.
- Hoa ghen liễu hờn
Hỏi:
Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em có điểm nào giống và khác so với tả Thúy Vân?
- Giống: Khi tả Thúy Vân cũng như khi tả Thúy Kiều, nhà thơ đều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, gợi tả. Cũng cùng vẻ đẹp thiên nhiên để tả vẻ đẹp của con người.
- Khác:
* Khi tả tác giả nghiêng về gợi.
+ Khi tả Thúy Vân tác giả tập trung tả khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói. Nhưng khi tả Kiều thì tác giả tập trung mô tả đôi mắt. Bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan đến đôi mắt.
+ So với chân dung của em gái, chân dung Thúy Kiều trừu tượng hơn nhiều, người đọc tha hồ tưởng vẻ đẹp đó theo ý mình. Nói một cách khác khi tả Vân, ngòi bút của Nguyễn Du có chiều hướng cụ thể hơn lúc tả Kiều.
-Cần kỳ, thi họa
Hỏi:
Nếu sắc đẹp của Vân là “Mây thua nước tóc, tuyết nhường làn da” thì vẻ đẹp của Thúy Kiều được nhà thơ đánh giá như thế nào?
- Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
- Một hai nghiêng nước nghiêng thành
- Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Giải thích ý những câu thơ trên? Cho biết tác giả dự báo số phận Kiều?
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho tạo hóa phải ghen ghét, đố kỵ (họa ghen, liễu hờn)=> số phận Kiều éo le, đau khổ.
- Nghiêng nước nghiêng thành: Lấy ý một câu thơ chữ Hán có nghĩa là nghoảnh lại nhìn một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại nhìn một cái nữa thì nước nfgười ta bị nghiêng ngả. Ý nói sắc đẹp tuyệg vời của người phụ nữ có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước.
- Sắc đành đôi một, tài đành họa hai. Ý cả câu này là “Về sắc chỉ có một mình Kiều là nhất, về tài thì may ra có người thứ 2.
Hỏi:
Bên cạnh ẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?
- Gợi ý: Giải thích chú thích 8, 9,10,11.
+ Làu bậc: Thuộc lòng các cung bậc.
+ Ngũ âm: Năm nốt trong âm giai của nhạc cổ (Cung, thương, dốc, chuy, vũ)
+ Hồ cầm: Đàn của người Hồ, một thứ đàn giống đàn nhị của Việt Nam. Người Trung quốc thấy xuất hiện ở Phương Bắc nên gọi là đàn của người Hồ. Ở ta thường hiểu hồ cầm là đàn tỳ bà.
+ Một trượng: Một cây (đàn 1 cây, cờ một cuộc).
+ Nên chương: Thành bài.
- Khi tả Thúy Vân tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc mà không thể hiện cái tài, cái tình của nàng. Thế nhưng khi tả Kiều nhà thơ tả sắc một phần còn dành 2 phần để tả tài năng. Tài cxủa Kiều đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm phong kiến gồm đủ:
. Cầm-> đàn.
. Kỳ -> cờ
. Thi -> thơ
. Họa -> vẽ.
Đặc biệt tài đàn của nàng là sở trường, năng khiếu (nghề riêng) vượt lên trên mọi người (ăn đứt).
Hỏi:
Cực tả cái tài với dụng ý gì?
- Cực tả cái tài của nàng cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn “bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác chíngh là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.
Chốt:
Vẻ đẹp của Thúy Vân chủ yếu là ngoại hình, còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.
(3)
Tổng kết: 3’
III. Tổng kết
Hỏi:
Trong 2 bức chân dung Thúy Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
Gợi ý:
- So sánh số câu thơ tả về Thúy Vân với số câu thơ tả về Thúy Kiều.
+ Tác giả dùng 4 câu -> tả Vân.
+ tác giả dùng 12 câu -> tả Kiều
- Những vẻ đẹp nào có Thúy Kiều mà không có ở Thúy Vân.
+ Vẻ đẹp tài năng và tâm hồn không có ở Thúy Vân.
- Tại sao tác giả tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau?
+ Chân dung Thúy Vân tả trước để làm nền cho vẻ đẹp Thúy Kiều.
Hỏi:
Nhà thơ ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh là với mục đích gì?
- Thể hiện cảm hứng nhân tạo của nhà văn.
. Đề cao những giá trị con người; nhân phẩm, tài năng, khát vọng, ý thức là thân phận cá nhân...
. Cụ thể ở bài này: Là trân trọng đề cao vẻ đẹp của con người.
Hỏi:
Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật: Khắc họa những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển (ước lệ, gợi tả)
(HS đọc ghi nhớ sgk/83)
Ghi nhớ sgk/83
(4)
Luyện tập: 5’
So sánh đoạn thơ chị em Thúy Kiều với đoạn đọc thêm để thấy được sự sáng tạo của Nguyễn Du -> thành công về nghệ thuật.
Gợi ý: - Thanh Tâm tài nhân kểvề 2 chị em Thúy Kiều.
- Kể Kiều trước,Vân sau.
B. Luyện tập.
1. Đọc thêm
- Nguyễn Du: Gợi tả sắc đẹp tài năng.
- Tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau.
(5)
Củng cố - Dặn dò: 1’
Học thuộc lòng bài thơ
Soạn “Cảnh ngày xuân”
File đính kèm:
- TIET 27.doc