A. Mục tiêu:
- Giúp hs củng cố kiến thức hội thoại đã học ở L8. Nắm được Nội dung các phương châm hội thoại ( Phương châm về lượng, về chất).
- Tích hợp VH: P/c HCM; TV: Hội thoại; TLV: Sử dụng 1 số Bp NT trong vb T.minh
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp XH.
B. Chuẩn bị:
- GV: Ngữ liệu
- HS: Chuẩn bị kĩ bài học trước khi học.
C. Tiến trình dạy học:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9020 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Ngày soạn : 12/ 8 / 2012
A. Mục tiêu:
- Giúp hs củng cố kiến thức hội thoại đã học ở L8. Nắm được Nội dung các phương châm hội thoại ( Phương châm về lượng, về chất).
- Tích hợp VH: P/c HCM; TV: Hội thoại; TLV: Sử dụng 1 số Bp NT trong vb T.minh
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp XH.
B. Chuẩn bị:
- GV: Ngữ liệu
- HS: Chuẩn bị kĩ bài học trước khi học.
C. Tiến trình dạy học:
* Ổn định lớp:
* Vào bài mới:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung
L: hs đọc VD
L: Chú ý cụm từ " bơi bở đâu, ở dưới nc "
- Khi An muốn hỏi học bơi ở đâu, câu hoir đó có nội dung MĐ gì?
- Câu trả lời của Ba có làm cho An thoả mãn không? Tại sao?
GV: MĐ muốn nhận: Cần biết địa điểm học bơi chứ k phải hỏi bơi là gì?
- Câu hỏi đó cần phải trả lời ntn?
- Từ đó em rút ra bài học gì về giao tiếp?
Hay: Muốn giúp cho người nghe hiểu thì người nói cần chú ý điều gì?
L: hs đọc
- Chú ý lời thoại trong truyện em hãy tìm 2 thông tin liên quan đến nội dung gây tiếng cười từ câu truyện.
- Câu hỏi của anh "lợn cưới" và câu trả lời của anh "áo mới" có gì trái với những câu hỏi đáp bình thường?
- Vậy khi giao tiếp (hỏi- đáp) chúng ta cần chú ý tuân thủ điều gì?
- Từ tìm hiểu 2 ví dụ trên em rút ra nhận xét gì khi tham gia giao tiếp?
GV chốt.
HS đọc phần ghi nhớ 1 SGK T. 9
GV chuyển ý sang phần 2
L: hs đọc
- Truyện cười này phê phán thói xấu nào?
- Sự khoác lác của câu truyện ở đây là gì?
- Em hãy tìm chi tiết mà anh ta biết đó không phải sự thật?
- Từ sự giao tiếp ở câu truyện trên em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
Hay: Khi giao tiếp chúng ta cần tránh điều gì?
- Em hãy kể lại 1 câu truyện nào đó có nội dung tương tự như trên mà em biết?
HS: Con rắn vuông
GV kết luận
Gv củng cố lý thuyết và hướng dẫn HS làm bài tập
L: hs đọc y/c của BT- Phân tích lỗi trong 2 câu.
HS thực hiện
L: hs điền.
- Các từ ngữ đã điền trên chỉ có cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học?
L: HS đọc làm độc lập
Gọi hs trả lời
- Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ trong hội thoại? Tìm từ ngữ thể hiện điều không tuân thủ đó?
GV chia hs thành 2 nhóm thực hiện
HS trình bày theo nhóm
HS NX- GV sửa chữa.
GV gợi ý hs về nhà thực hiện
I. Tìm hiểu bài:
1. Phương châm về lượng:
a. Ví dụ:
* VDụ1: (sgk)
An- Học bơi ở đâu?
Ba - ở dưới nước.
-> Câu trả lời mơ hồ về ý nghĩa.
-> Khi nói cần nói phải có nội dung đúng với y/c của giao tiếp, không nói thiếu ND
* VDụ 2: (sgk)
- Cưới
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này.
-> Câu hỏi thừa; câu đáp thừa từ ngữ
=> Khi nói không nói thừa nội dung.
b. Kết luận:
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
-> Là phương châm về lượng.
*Ghi nhớ: (sgk- Trang 9 )
2. Phương châm về chất:
a. Ví dụ:
Truyện cười “ Quả bí khổng lồ”( sgk)
* NXét:
- Truyện phê phán thói xấu khoác lác.
- Nói những điều mà chính mình cũng không tin là có thật.
-> Khi gtiếp không nói những điều mà mình tin là không đúng sự thật hoặc những điều không có bằng chứng xác thực.
b. Kết luận:
Khi giao tiếp,đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
->Là phương châm về chất .
*Ghi nhớ: ( sgkT. 10)
II. Luyện tập:
1. BTập 1:
a/ Thừa cụm từ " nuôi ở nhà"
b/ Thừa cụm từ " có 2 cách"
2. BTập 2:
a/ ... nói có sách, mách có chứng
b/ ... nói dối.
c/ ... nói mò.
d/ ... nói nhăng nói quậy.
e/ ... nói trạng.
-> Các câu đã điền từ hoàn chỉnh liên quan đến phương châm về chất trong hội thoại.
3. BTập 3:
- Vi phạm phương châm về lượng.
Thừa câu: " Rồi có nuôi được không"
4. BTập 4: Người nói đôi khi phải sử dụng:
a/ Các từ ngữ: như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là ...
-> Dùng trong trường hợp người nói ý thức tôn trọng phương châm về chất. Người nói tin rằng những điều mình nói là đúng như chưa có hoặc chưa được kiểm chứng.
b/ Các từ ngữ: như tôi đã trình bày, như mọi điều đã biết ...
-> Sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về lượng. Nghĩa là không nhắc lại những điều đã được trình bày.
5. Gợi ý BT 5 ( về nhà làm)
- Ăn đơn nói đặt: Vu khống, bịa đặt.
- Ăn ốc nói mò: nói vu vơ, k có bằng chứng
- ăn không nói có: Vu cáo, bịa đặt.
- Cãi chày cãi cối: Ngoan cố, không chịu thừa nhận sự thật.
- Khua môi múa mép: Ba hoa, khoác lác.
- Nói dơi nói chuột: Nói lăng nhăng, nhảm nhí.
- Hứa hươu hứa vượn: Hứa hẹn 1 cách vô trách nhiệm.
-> Các thành ngữ đều chỉ ra hiện tượng vi phạm phương châm về chất.
D. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố: + Phương châm về lượng, về chất.
+ Khi giao tiếp cần chú ý khi tạo lập vb
- Dặn dò: +Học bài; BTVN: BT5,6 (SBT)
+ Chuẩn bị tiết PC hội thoại ( Tr.21)
+ Tiết sau học Tập làm văn
File đính kèm:
- Tiet 3 Cac phuong cham.doc