I. Mục tiêu cần đạt:
- Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.
- Thương cảm cho thân phận Thúy Kiều và những người phụ nữ trong xã hội Phong kiến gặp cảnh éo le.
* Trọng tâm kiến thức, kỹ năng cần đạt
1. Dành cho học sinh khá, giỏi
a. Kiến thức:
- Phát hiện nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng. Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
b. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Phân tích tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2881 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 35: Kiều ở lầu ngưng bích (trích truyện kiều - Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/10/2013
Ngày giảng: 10/10/2013
TIẾT 35. KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
I. Mục tiêu cần đạt:
- Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.
- Thương cảm cho thân phận Thúy Kiều và những người phụ nữ trong xã hội Phong kiến gặp cảnh éo le.
* Trọng tâm kiến thức, kỹ năng cần đạt
1. Dành cho học sinh khá, giỏi
a. Kiến thức:
- Phát hiện nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng. Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
b. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Phân tích tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
2. Dành cho học sinh trung bình
a. Kiến thức:
- Giải thích nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng. Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
b. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Giải thích tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Lý giải tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Dành cho học sinh yếu
a. Kiến thức:
Nhận ra nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng. Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
b. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận ra tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
II. Chuẩn bị:
- GV: Máy chiếu, một số tư liệu xoay quanh đoạn trích.
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (7’)
Đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày xuân và nêu những nghệ thuật tiêu biểu được tác giả sử dụng trong đoạn trích.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thày và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Khởi động
GV dẫn dắt vài bài
1’
Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc, thảo luận chú thích
Mục tiêu: Đọc văn bản, tìm hiểu vị trí đoạn trích
- Đọc diễn cảm, đúng nhịp.
- Yêu cầu 2 HS đọc bài thơ.
Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm Truyện Kiều?
- GV nhận xét và tóm tắt: đoạn trích nằm trong phần "Gia biến và lưu lạc ". Sau khi biết mình bị lừa vào lầu xanh, Kiều uất ức, toan tự tử, Tú Bà sợ mất món lớn nên đã đưa Kiều ra giam lỏng tại lầu Ngưng Bích. Đoạn trích miêu tả tâm trạng của nàng khi ở đây
10’
I. Đọc, thảo luận chú thích
1. Đọc
2. Thảo luận chú thích
Hoạt động 3. Hướng dẫn tìm hiểu bố cục
Mục tiêu: Tìm hiểu mạch lạc của văn bản
Văn bản trên có thể chia làm mấy phần, nêu nội dung từng phần? (máy chiếu)
5’
II. Bố cục (gồm 3 phần)
- 6 câu đầu: khung cảnh lầu Ngưng Bích
- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ những người thân của Kiều.
- 8 câu cuối: cảnh vật qua tâm trạng của Kiều
Hoạt động 4. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
Mục tiêu: Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.
Khung cảnh ở lầu Ngưng Bích hiện ra qua những chi tiết nào?
Em hiểu “khóa xuân” là gì?
Qua những chi tiết trên gợi cho người đọc một không gian như thế nào?
Không gian thì như như vậy, còn thời gian thì ra sao?
Em có cảm nhận gì về hoàn cảnh và tâm trạng của nàng Kiều qua khung cảnh trên?
- GV nhận xét và bình tâm trạng Kiều.
19’
III. Tìm hiểu văn bản
1. 6 câu thơ đầu
- Núi xa, trăng gần như cùng ở chung trên một bầu trời.
- Thiên nhiên cao rộng, hoang sơ, lạnh lẽo, thiếu vắng cuộc sống của con người.
- Tâm trạng: cô đơn,buồn tủi, chán chường trước tình cảnh éo le.
- Kết hợp giữa tả cảnh và tâm trạng làm nổi bật hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
4. Củng cố (1’) GV khái quát nội dung, nghệ thuật bài học
5. Hướng dẫn học bài (1’)
- Học bài, đọc thuộc lòng đoạn trích.
- Soạn bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích tiết 2”.
File đính kèm:
- tiết 35.doc