Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36, 37: Kiều ở lầu Ngưng Bích (truyện kiều - Nguyễn Du)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Nỗi bẽ bàng buồn tủi cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy hiếu thảo của nàng.

- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

2. Kĩ năng: Bổ sung kiến thức đọc hiểu.

3. Thái độ: Cảm thông với số phận nhân vật.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra 15 phút:

* Đề: Chép lại 4 câu thơ đầu trong văn bản “Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều- Nguyễn Du)” và trình bày nội dung chính của đoạn thơ đó?

* TL: “Ngày xuân . . . bông hoa”. Cảnh mùa xuân đẹp đầy sắc màu và sức sống . . .

3. Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36, 37: Kiều ở lầu Ngưng Bích (truyện kiều - Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 08 Ngày soạn: 13/ 10/ 2012 Tiết 36, 37 Ngày dạy: 15/ 10/ 2012 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Truyện Kiều- Nguyễn Du) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nỗi bẽ bàng buồn tủi cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy hiếu thảo của nàng. - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. 2. Kĩ năng: Bổ sung kiến thức đọc hiểu. 3. Thái độ: Cảm thông với số phận nhân vật. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra 15 phút: * Đề: Chép lại 4 câu thơ đầu trong văn bản “Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều- Nguyễn Du)” và trình bày nội dung chính của đoạn thơ đó? * TL: “Ngày xuân . . . bông hoa”. Cảnh mùa xuân đẹp đầy sắc màu và sức sống . . . 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG Hướng dẫn học sinh đọc Nêu yêu cầu đọc rõ ràng diễn cảm . Giọng chậm buồn . Đọc mẫu giọi 1,2 hs đọc Yêu cầu học sinh tìm hiểu chú thích sgk ? xác định vị trí của đoạn trích ? ? Đoạn trích được chia thành mấy phần. Nhận xét – Kết luận Yêu cầu học sinh đọc. ? Khung cảnh thiên nhiên nơi giam giữ Kiều được tác giả miêu tả ntn ? ? Qua đó em cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên ntn ? ? Em hãy giải thích nghĩa của từ “khoá xuân” Nhận xét – Kết luận ? Từ đó cho ta thấy hoàn cảnh của Kiều như thế nào? Y/c HS đọc tám câu thơ tiếp ? Tám câu thơ vừa đọc là tiếng lòng của Thúy Kiều hướng về ai ? ? Tại sao Kiều lại nhớ đên người yêu trước nỗi nhớ cha mẹ ? ? Nhớ người yêu nhớ về những gì? ? Nổi nhớ cha mẹ được thể hiện qua những chi tiết nào? ? Qua đó cho ta thấy Kiều là người như thế nào? ? Nỗi buồn của Kiều được miêu tả như thế nào ? ?Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? điều đó có tác dụng như thế nào?? Em hãy nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản Tóm tắt ý chính Nhận xét bổ sung ? Thế nào là tả cảnh ngụ tình? I. Tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản 2. Vị trí đoạn trích. Nằm ở phần 2 gia biến và lưu lạc. 3. Bố cục. - 6 Câu đầu hoàn cảnh cô đơn của Thuý Kiều - 8 câu tiếp. Nối nhớ của kiều. - 6 Câu cuối. Tâm trạng lo âu của Thuý Kiều. 4. Phương thức biểu đạt Biểu cảm - miêu tả . II. Phân tích 1. Hoàn cảnh cô đơn của Thuý Kiều. - Thiên nhiên : Cao rộng hoang sơ , thiếu vắng sự sống của con người . - Tuổi xuân bị giam lỏng ở nơi mênh mông hoang vắng. - Con người (Thúy Kiều ) nhỏ bé đơn độc ,bơ vơ giưa thế giới lạnh lẽo ,hoang vắng => Kiều cô độc, buồn tẻ nhàn chán , vô vị . 2. Nối nhớ của Thuý Kiều. a. Nỗi nhớ Kim Trọng. - Thương nhớ chàng Kim vấn đang mong đợi mòn mỏi . - Xót xa đâu đớn, không bao giờ quên. b. Nỗi nhớ cha mẹ - Từ “ Xót người” thành ngữ “ Quạt nồng ấm lạnh” đến cổ lai, gào tử” => Tâm trạng nhớ thương lòng hiếu thảo, xót xa, khi không được chăm sóc cha mẹ. => Người con hiếu thảo người tình chung thuỷ. 3. Tâm trạng buồn lo của Kiều. - “ Buồn trông” hoa trôi mam mác, nội cỏ rầu rầu, sóng vỗ ầm ầm…” - Nghệ thuật điệp từ láy màu sắc, âm thanh, => bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, dẫn đến tâm trạng buồn chán cô đơn của Kiều. - Ghi nhớ SGK. 4. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài học - Học thuộc long bài thơ và phần phân tích, hoàn thiện phần luyện tập. - Soạn: Chương trình địa phương phần văn Tuần 08 Ngày soạn: 14/ 10/ 2012 Tiết 38 Ngày dạy: 17/ 10/ 2012 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp HS bổ sung vào vốn hiểu biết bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mình (Huyện, Tỉnh) 2. Kĩ năng: Sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương. 3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương. II. CHUẨN BỊ - GV: nghiên cứu bài, sưu tầm về các tác giả, tác phẩm. - HS: làm bài tập sưu tầm theo nhóm được phân công. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG Hoạt động 1: HS sưu tầm về các tác giả người địa phương và những tác phẩm viết về địa phương theo nhóm. Lập bảng thống kê. Mỗi nhóm viết một bài văn ngắn giới thiệu và nêu cảm nghĩ của em về một trong những tác phẩm viết về địa phương mà em sưu tập được hoặc viết một bài thơ về địa phương mình. Hoạt động 2: - GV hướng dẫn HS trình bày kết quả sưu tầm của mỗi nhóm. các nhóm khác bổ sung thông tin còn thiếu của nhóm mình. - Thông qua phần tư liệu đã chuẩn bị cùng với phần đóng góp của HS, hình thành bản thống kê đầy đủ về tác giả, tác phẩm tiêu biểu của địa phương mình. - HS trình bày một số tác phẩm tiêu biểu Hoạt động 3: - GV hướng dẫn HS giới thiệu trước lớp về một nhà văn, nhà thơ người địa phương sau năm 1975 I. Chuẩn bị : - Nhóm 1: Sưu tầm qua SGK lớp 6 - Nhóm 2: Sưu tầm qua SGK lớp 7 - Nhóm 3: Sưu tầm qua SGK lớp 8 - Nhóm 4: Sưu tầm qua SGK lớp 9 => Mỗi nhóm có sự kết hợp giữa SGK với sách, báo, tạp chí Văn nghệ địa phương. II. Hoạt động trên lớp 1.Trình bày kết quả sưu tầm 2. Bảng thống kê một số Tg, Tp tiêu biểu của văn học tỉnh, thành phố từ 1975 đến nay. TT Tác giả Bút danh Tác phẩm chính 3. Một số tác phẩm hay viết về địa phương Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành; Đất Nước đứng lên- Nguyên Ngọc; III. Luyện tập * Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu”. 4. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài học - Về nhà sưu tầm tiếp các tác phẩm viết về Tây Nguyên và địa phương mình. - Soạn: Tổng kết về từ vựng. Tuần 08 Ngày soạn: 16/ 10/ 2012 Tiết 39, 40 Ngày dạy: 18/ 10/ 2012 TỔNG KẾT TỪ VỰNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa các kiến thức về từ đơn và từ phức; thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của từ; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; Từ đồng âm, Từ đồng nghĩa, Từ tráinghĩa, Cấp độ khái quát nghĩa của từ và Trường từ vựng. 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Có ý thức trau dồi và vận dụng vốn từ ngữ trong học tập, giao tiếp. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG - HS nhắc lại khái niệm từ đơn và từ phức? Phân biệt các loại từ phức. ? Cho ví dụ từng loại? ? Thế nào là thành ngữ? tục ngữ? phân biệt thành ngữ và tục ngữ? -GV: Tục ngữ : là những câu nói dân gian, có đặc điểm là rất ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh nhịp điệu. Tục ngữ diễn đạt những kinh nghiệm và cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động, sản xuất, con người, XH,… ? Khái niệm về nghĩa của từ? có những cách giải nghĩa nào? ? Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Cho ví dụ? Hết tiết 39 chuyển tiết 40 ? Thế nào là “Từ đồng âm”? Phân biệt TĐÂ với Từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ? - Giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa có mối liên hệ nhất định với nhau. ? Đặt một ví dụ với từ đồng âm? ? Thế nào là từ đồng nghĩa? Em hãy phân biệt hiện tượng đồng nghĩa với hiện tượng nhiều nghĩa trong TV? Cho ví dụ minh họa? -GV hướng dẫn HS làm bài tập ở sgk. ? Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ? ? Theo em, trong số các cặp từ đã cho, cặp nào có thế kế hợp được với các từ chỉ mức độ như: rất, lắm, quá? Cặp từ nào không? Hãy sắp xếp thành hai nhóm. ? Thế nào là từ có nghĩa rộng?thế nào là từ có nghĩa hẹp? Cho ví dụ? ?Thế nào là trường từ vựng? I. Từ đơn và từ phức 1. Khái niệm * Từ đơn: do một tiếng có nghĩa tạo thành (VD: hoa, quả). * Từ phức : do 2 hay nhiều tiếng tạo thành (Ví dụ: hoa hồng.) Từ phức gồm: - Từ ghép: Ghép các tiếng có nghĩa với nhau. - Từ láy: Có sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. + Từ Ghép: Chính phụ; Đẳng lập + Láy : láy hoàn toàn; Láy bộ phận( Láy phụ âm đầu; Láy vần). II. Thành ngữ * Thành ngữ: Là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh. * Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ được cấu tạo nên nó. Nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa: ẩn dụ - so sánh. *Ví dụ: “Đánh trống bỏ dùi”: làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm. “Được voi đòi tiên”: Tham lam, có cái này muốn .. III. Nghĩa của từ * Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung mà từbiểu thị. Có 3 cách chính để giải nghĩa của từ: - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. - Mô tả sự vật, hoạt động, đặc điểm mà từ biểu thị - Đưa ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích. IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. * Từ nhiều nghĩa là từ có từ 2 nghĩa trở lên. Ví dụ: mắt người, mắt na, mắt dứa, mắt tre, mắt ổi *Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: là quá trình mở rộng của từ: - Nghĩa đen - Nghĩa bóng V. Từ đồng âm * Khái niệm: Từ đồng âm là những từ có mặt âm thanh giống nhau nhưng khác xa nhau về ý nghĩa. * Bài tập : - (a) Lá: là hiện tượng nhiều nghĩa. - (b) Đường: là hiện tượng đồng âm. VI. Từ đồng nghĩa * Khái niệm: Là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau. Từ đồng nghĩa có hai loại: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Ví dụ: trông, ngó,nhìn, xem => ĐN. * Bài tập: xuân: năm dùng để tính tuổi (nghĩa chuyển theo Phương thức hoán dụ). - Thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả đồng thời tránh được lặp từ “tuổi tác” sau đó. VII. Từ trái nghĩa * Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. * Bài tập: 2) Các cặp từ trái nghĩa: sống – chết; xấu – đẹp; xa – gần; rộng – hẹp. 3) Nhóm 1: sống – chết; chiến tranh – hòa bình… Nhóm 2: yêu – ghét; cao – thấp; nông – sâu,… VIII. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ * Khái niệm: Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. - Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi … - Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi… - Một từ ngữ có nghĩa rộng với từ này nhưng… * Bài tập: - Từ phức: +Từ ghép à từ ghép Đ-L; từ ghép C-P +Từ láy à từ láy hoàn toàn; từ láy bộ phận (láy vần, láy phụ âm đầu). IX. Trường từ vựng * Khái niệm: TTV là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. * Bài tập: “tắm”, “bể” => Chỉ sự đàn áp của địch làm cho sự tố cáo của đoạn văn thêm mạnh mẽ. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài học - Học bài cũ và hoàn thành các bài tập còn lại. - Soạn: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

File đính kèm:

  • docNGU VAN 9 TUAN 8 MOI NHAT.doc