Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36: Bài mã giám sinh mua kiều

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 Giúp học sinh hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du, khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: Khắc hoạ tính cách nhân vật qua diện mạo cử chỉ.

B- LÊN LỚP :

 1. Kiểm tra bài cũ: Từ bức tranh "Cảnh ngày xuân" trong thơ Nguyễn Du: Em cảm nhận được vẻ đẹp nào của cuộc sống đang diễn ra?

 - Em nhận thấy những phẩm chất nổi bật nào của nhà thơ Nguyễn Du được bộc lộ trong những lời thơ tả cảnh này?

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3717 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36: Bài mã giám sinh mua kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36: Bài Mã Giám Sinh mua Kiều (Trích truyện Kiều - Nguyễn Du) A- Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du, khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. - Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: Khắc hoạ tính cách nhân vật qua diện mạo cử chỉ. B- Lên lớp : 1. Kiểm tra bài cũ: Từ bức tranh "Cảnh ngày xuân" trong thơ Nguyễn Du: Em cảm nhận được vẻ đẹp nào của cuộc sống đang diễn ra? - Em nhận thấy những phẩm chất nổi bật nào của nhà thơ Nguyễn Du được bộc lộ trong những lời thơ tả cảnh này? 2. Bài mới: Dẫn vào bài: Nói đến truyện Kiều là nói đến quyền sống con người bị chà đạp. Tiêu biểu cho tình trạng đó: có cảnh mua người , bán người một cảnh đặc sắc bậc nhất trong truyện Kiều. ở đó nhà thơ đã tố cáo thế lực đồng tiền tàn bạo, phơi bày tình trạng con người bị biến thành hàng hoá, bày tỏ niềm đau đớn căm phẫn trước tình cảnh con người bị hạ thấp và chà đạp. Để thấy rõ điều đó chúng ta sẽ đi vào khai thác tìm hiểu văn bản trích. "Mã Giám Sinh mua Kiều". Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Các em đã học truyện Kiều. Em hãy nêu vị trí của đoạn trích này? - Đoạn trích gồm 26 câu thơ: Từ câu 623 đến câu 648 nằm ở đầu phần 2 của truyện "Gia biến và lưu lạc" I- Vị trí đoạn trích - Nằm ở đầu phần 2 của truyện "Gia biến và lưu lạc" - Giáo viên : tóm tắt đoạn trích? - Học sinh theo dõi GV hướng dẫn đọc: + Chú ý từ ngữ miêu tả khắc hoạ tính cách nhân vật (Về diện mạo, cử chỉ, lời nói) - Nghe hướng dẫn II- Tìm hiểu đoạn trích 1. Đọc văn bản: - Gọi 1 học sinh đọc - HS khác nhận xét - Đọc bài - Nhận xét bạn đọc. - GV nhận xét và đọc lại 1 lần. 2. Tìm bố cục văn bản - Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? - Chia làm 2 phần. + Phần 1: Từ đầu… giục nàng kíp ra: Mã Giám Sinh đến nhà Kiều + Phần 2: Còn lại: Mã Giám Sinh mua Kiều. - Văn bản chia làm 2 phần. -Tìm trong đoạn trích có những nhân vật nào? - Nhân vật Mã Giám Sinh - Nhân vật Thuý Kiều - Mụ mối. 3. Phân tích A. Nhân vật Mã Giám Sinh - Những nhân vật nào là nhân vật chính? - Mã Giám Sinh và Thuý Kiều -Ai là người chủ động trong cuộc mua bán? -Ai là nạn nhân? - Mã Giám Sinh là người chủ động trong cuộc mua bán. - Thuý Kiều là nạn nhân. - Giáo viên đưa ra hướng khai thác đoạn trích: Phân tích 2 nhân vật chính là Mã Giám Sinh và Thuý Kiều. - Yêu cầu học sinh đọc 10 câu đầu và cho biết nội dung chính của 10 câu này là gì? - Mã Giám Sinh đến nhà Kiều a) Mã Giám Sinh đến nhà Kiều Mã Giám Sinh xuất hiện cùng với người mối trong tư cách là một viễn khách. ? Tư cách của người viễn khách này được bộc lộ trong 2 hai câu thơ giới thiệu họ tên, quê quán như thế nào? - Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh - Hỏi quê rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần - ăn nói cộc lốc, biểu hiện gian dối. - Nhận xét: Cách trả lời của nhân vật? - Trả lời nhát gừng, cộc lốc. - Mới nói họ chưa có tên rõ ràng. - Lời nói của Mã Giám Sinh vi phạm phương châm hội thoại nào? - Vi phạm phương châm lịch sự, phương châm về chất. - GV bình: Điều đó đã hé mở Mã Giám Sinh là con người kém văn hoá, bất lịch sự, không tao nhã, gian dối. Vì sao lại có nhận xét như vậy? - Khi hỏi tên: Hắn đưa cái tên chung chung. - Câu trên nói là viễn khách (có nghĩa là ở rất xa) nhưng câu dưới nói là cũng gần. - Chỉ giới thiệu về tên tuổi, quê quán, là Mã Giám Sinh đã hai lần nói gian dối. Như vậy em thấy Mã Giám Sinh hiện lên là con người như thế nào? - Tiếp theo chân dung Mã Giám Sinh được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm những câu thơ, những hình ảnh minh hoạ. - "Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mãy râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao". - Chân dung: ăn diện, tỉa tót một cách thái quá. Nguyễn Du sao không viết là cạo râu nhẵn nhụi mà lại viết là "Mày râu nhẵn nhụi" điều đó thể hiện thái độ gì của ông? - Không ưa nhân vật này . - Thể hiện sự khinh bỉ, coi thường nhưng bộc lộ một cách kín đáo. - Vào nhà Kiều Mã Giám Sinh và lũ tôi tớ hiện lên như thế nào? - "Trước thầy sau tớ lao xao" - Đi lại nhâng nháo loạn xạ, nói năng ầm ĩ đ thể hiện không nề nếp 'Lao xao" ở đây gợi cho ta hình dung gì ? - Tả: âm thanh ồn ào Hình ảnh thì láo nháo Đi lại thì loạn xạ đ Biểu hiện không nề nếp Ngoài ra nó còn có ý nghĩa gì khác ? Thể hiện sự khoe mẽ, phô trương thanh thế tỏ ra cũng có người hầu kẻ hạ. Hơn thế nữa Mã Giám Sinh còn rất thô lỗ kệch cỡm điều đó thể hiện qua câu thơ nào ? Ghế trên ngồi tót sỗ sàng - "Ngồi tót" đhành động ngồi rất xấu tướng, bỉ ổi, hợm mình và vô văn hoá. "Ngồi tót" là ngồi như thế nào? Ngồi rất nhanh, cho cả hai chân lên ghế đ ngồi rất xấu tướng Nếu cô thay "ngồi tót" bằng "ngồi xuống sẵn sàng" ý nghĩa câu thơ có gì khác không ? Học sinh thảo luận trả lời ở đoạn Mã Giám Sinh đến nhà Kiều tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Dùng ngôn ngữ nghệ thuật trực diện Tác giả dùng ngôn ngữ nghệ thuật trực diện đ nó có ý nghĩa là trực tiếp kết luận về bản chất nhân vật. Qua phân tích đoạn trích em hãy cho biết nhân vật Mã Giám Sinh hiện lên là một con người như thế nào ? Cho biết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ đó ? Học sinh thảo luận trả lời Qua đó chúng ta thấy rõ Mã Giám Sinh hiện lên là một kẻ gian dối, bất lịch sự, vô văn hoá, đối lập với cái vẻ bề ngoài hào nhoáng trai lơ của hắn. * Củng cố: - Học sinh hãy đọc diễn cảm lại đoạn trích - Trong 10 câu thơ đầu của đoạn trích qua những diện mạo cử chỉ lời nói của Mã Giám Sinh em hiểu gì về nhân vật này ? * Dặn dò: Về nhà học thuộc lòng đoạn thơ, phân tích 10 câu thơ đầu nắm chắc phần tóm tắt đoạn trích.

File đính kèm:

  • docgiao an van (Hai).doc