Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết: 25, 26: Bánh trôi nước

A. Mức độ cần đạt

 Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất nôm tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.

- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ “Bánh trôi nước”.

- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.

 2. Kỹ năng

- Nhận biết thể loại của văn bản.

- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.

 3. Thái độ

- Nhận biết tác giả nữ - là nhà thơ có công rất lớn trong việc phát triển thơ Nôm Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX.

- Cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh mà người phụ nữ trong xã hội xưa phải gánh chịu.

C. Phương pháp :Vấn đáp, thuyết trình

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết: 25, 26: Bánh trôi nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07 Ngày soạn: 28/09/2013 Tiết: 25 - 26 Ngày dạy : 30/09/2013 BÁNH TRÔI NƯỚC – HDĐT: SAU PHÚT CHIA LI * BÁNH TRÔI NƯỚC (Hồ Xuân Hương) A. Mức độ cần đạt Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất nôm tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương. - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ “Bánh trôi nước”. - Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ. 2. Kỹ năng - Nhận biết thể loại của văn bản. - Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật. 3. Thái độ - Nhận biết tác giả nữ - là nhà thơ có công rất lớn trong việc phát triển thơ Nôm Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX. - Cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh mà người phụ nữ trong xã hội xưa phải gánh chịu. C. Phương pháp :Vấn đáp, thuyết trình… * SAU PHÚT CHIA LI (Trích Chinh phụ ngâm khúc) (Nguyên tác: Đặng Trần Côn – Dịch Nôm: Đoàn Thị Điểm?) A. Mức độ cần đạt Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích “Sau phút chia li”. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát. - Sơ giản về “Chinh phụ ngâm khúc”, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch. - Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản. - Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu văn bản viết theo thể ngâm khúc. - Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm dịch “Chinh phụ ngâm khúc”. 3. Thái độ: Qua đoạn thơ, thấu hiểu nỗi khổ của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến nơi xa. C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn 3 HS 3. Bài mới: Tiết học trước các em đã được tìm hiểu tâm hồn thi sĩ - nhà vua Trần Nhân Tông, sớm lánh đời tìm về với cửa Phật trong bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”; các em cũng đã bước đầu được tìm hiểu thơ văn của nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi qua “Bài ca Côn Sơn”. Tiết học hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em một bài thơ và đoạn trích thể hiện sự phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam thời trung đại. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy A. Bài “Bánh trôi nước” (60 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu chung CNêu vài nét về nhà thơ Hồ Xuân Hương? Hs căn cứ phần chú thích * trong Sgk, trả lời. Gv bổ sung: Hồ Xuân Hương là người có học, có tài thơ văn. Cuộc đời riêng của bà nhiều bi kịch. Bà là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc. Tác phẩm còn lại khoảng 50 bài thơ chữ Nôm và tập thơ chữ Hán “Lưu Hương ký”. Thơ của bà sắc sảo, trào phúng, và có giá trị nhân đạo sâu sắc. CBài thơ “Bánh trôi nước” làm theo chủ đề nào? Trong những tác phẩm mà HXH để lại cho tới nay có chùm thơ vịnh vật, vịnh cảnh – một lối thơ xuất hiện vào thời Lục Triều (thế kỷ III – IV ở Trung Hoa), thịnh hành ở nước ta vào thế kỷ XV với thơ Nôm Nguyễn Trãi. Bà thường viết về những vật bình thường như cái quạt, quả mít, con ốc nhồi, việc đánh đu, dệt cửi… Bài Vịnh quả mít: Thân em như quả mít trên cây/ Da nó xù xì múi nó dày/ Quân tử có thương thì đóng cọc/ Xin đừng mân mó nhựa ra tay. Đằng sau việc miêu tả cho giống đặc điểm của sự vật, tác giả còn nhằm gửi gắm tình cảm, tư tưởng và kí thác tâm sự. Bài thơ “Bánh trôi nước” nằm trong chủ đề đó C Bài thơ được làm theo thể thơ nào, đặc điểm của thể thơ? Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản Gv yêu cầu giọng đọc: Vừa nhẹ nhàng vừa mạnh mẽ, vừa ngậm ngùi vừa dứt khoát, lại ngầm kiêu hãnh, tự hào. Chú ý các từ: rắn (cứng), nát (nhão) CVăn bản có những phương thức biểu đạt nào? CThơ là loại văn bản biểu cảm thường có tính đa nghĩa. Bài thơ “Bánh trôi nước” có hai nghĩa, đó là những nghĩa nào? -> Bài thơ nói về bánh trôi nước và thân phận, phẩm chất của người phụ nữ. CThế nào là bánh trôi nước? Hs căn cứ vào phần chú thích * (Sgk/95) trả lời. CTác giả sử dụng từ ngữ nào để miêu tả bánh trôi nước? CEm có nhận xét gì về từ ngữ đó? CKĩ thuật làm bánh được miêu tả ra sao? Bằng những từ ngữ nào? Từ đó em thấy việc làm bánh tùy thuộc vào điều gì? -> Nổi, chìm, rắn, nát... CNgười ta dùng gì để làm nhân bánh? CQua đó, em có nhận xét gì về nt miêu tả của tác giả? Gv: Nhà thơ tả việc làm bánh trôi khá gọn gàng, tỉ mỉ lại sinh động và hấp dẫn như hiện ra trước mắt. Việc nhào bột, nặn bánh khéo vụng, rắn nát gần như phụ thuộc vào bàn tay, con mắt và kinh nghiệm của người làm bánh. Tuy thế bài thơ rõ ràng không nhằm dạy cách làm bánh trôi, và chủ ý của tác giả không phải chỉ muốn dừng lại ở kỹ thuật ẩm thực. Vậy Hồ Xuân Hương muốn nói điều gì qua loại bánh trôi vừa trắng vừa tròn, ở giữa có viên đường son ấy? -> Nói thân phận người phụ nữ trong xh cũ. CTg dùng cụm từ quen thuộc nào để nói về thân phận ấy? Đọc một số câu ca dao bắt đầu bằng “Thân em”? (Bt1) CHình thể người phụ nữ được đặc tả bởi những nt nào? Qua đó thể hiện điều gì?->Người phụ nữ xinh đẹp, khỏe mạnh… CTác giả đã dùng thành ngữ nào để nói về thân phận của người phụ nữ? Em có nhận xét gì về thành ngữ ấy? -> Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” đã được đảo… Gv bình: Vận dụng thành ngữ bảy nổi ba chìm để than thở về số phận chìm nổi, long đong, bất hạnh của người phụ nữ trong cuộc đời. Việc đảo thành ngữ kết thúc ở chìm làm cho thân phận người phụ nữ càng cay cực, xót xa hơn. CNgoài ra, thân phận chìm nổi người phụ nữ còn thể hiện ở chỗ nào? -> “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” thể hiện rõ số phận hoàn toàn phó thác, phụ thuộc vào người khác. CTuy có số phận long đong chìm nổi, phụ thuộc nhưng dưới con mắt của Xuân Hương người phụ nữ xưa vẫn giữ gìn phẩm chất gì cho mình? -> Vẫn giữ “tấm lòng son”, -> Thái độ cứng cỏi chấp nhận sự thua thiệt nhưng luôn có niềm tin mãnh liệt vào đức hạnh của bản thân, giữ mãi sự chung thủy, nghĩa tình dù hoàn cảnh có thế nào đi nữa. CQua đó, chúng ta thấy HXH bộc lộ thái độ ntn? Điều đó có ý nghĩa gì? Gv bình: Tấm lòng son của người phụ nữ là bất biến, sóng gió cuộc đời có phũ phàng vùi dập cũng không thể tàn phá vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng kiên trinh của họ. Phẩm chất ấy lại càng đáng quý trọng, càng lấp lánh khi đặt trong hoàn cảnh bảy nổi ba chìm, trong chế độ nam quyền thời phong kiến, với quan niệm Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. * Tổng kết CRút ra kết luận về giá trị bài thơ “Bánh trôi nước”? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc. * Luyện tập: Gọi Hs đọc thuộc lòng bài thơ tại lớp. B. Đoạn trích “Sau phút chia li” (30 phút) (Tác giả: Đặng Trần Côn – Diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm) Hoạt động 1: Giới thiệu chung CNhững hiểu biết của em về tác giả và dịch giả? Hs căn cứ chú thích * Sgk trả lời. CHiểu biết của em về tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”? CNêu vị trí đoạn trích? Thể loại của tác phẩm? Thể loại ngâm khúc ra đời thế kỷ XVI, XVII, XVIII đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực xã hội và giải tỏa những nỗi buồn nặng nề, triền miên của con người lúc bấy giờ. CTác phẩm được dịch theo thể thơ nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản Gv yêu cầu giọng đọc: chậm, buồn, ngắt đúng nhịp. Gv đọc mẫu 1 lần. Gọi 2 hs đọc lại, Gv nhận xét. Giải thích từ khó: Yêu cầu Hs xem Chú thích/Sgk. CNêu phương thức biểu đạt tác giả sử dụng trong văn bản? Gọi Hs đọc lại 4 câu thơ đầu CỞ 4 câu đầu, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Qua đó nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả như thế nào? -> Bằng cách dùng phép đối tác giả cho thấy thực trạng chia li đã diễn ra: chàng đi vào cõi xa vất vả, thiếp về với cảnh vò võ cô đơn. Sự cách ngăn là sự thật khắc nghiệt và nỗi sầu chia li nặng nề tưởng như phủ lấy mây biếc của trời, màu xanh của núi non. Hình ảnh “mây biếc”, “núi xanh” góp phần gợi lên cái mênh mông, vời vợi, thăm thẳm của nỗi sầu chia li. CỞ 4 câu thơ tiếp, nghệ thuật sử dụng có gì độc đáo? Nỗi sầu của người chinh phụ được gợi tả thêm như thế nào? -> Vẫn dùng phép đối, điệp ngữ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương, Tiêu Dương, khổ thơ này tiếp tục diễn tả nỗi sầu chia li trong độ tăng trưởng. Và sự chia li ở đây là sự chia li về cuộc sống, về thể xác trong khi tình cảm, tâm hồn vẫn gắn bó thiết tha. Gọi Hs đọc diễn cảm 4 câu thơ cuối cùng C Nhịp điệu trong đoạn thơ có được là do đâu? Tâm trạng người chinh phụ đến đây được diễn tả như thế nào? -> Lối điệp từ theo kiểu bắc cầu tạo nên nhịp điệu chậm, thể hiện không gian xa cách càng ngày càng bát ngát, rộng lớn, tâm trạng càng lúc càng miên man, càng vô vọng của người vợ trẻ. Nàng trông mà chẳng thấy, chẳng thấy mà lại thấy, cứ luẩn quẩn loanh quanh một mình với nỗi buồn nhớ trĩu nặng tràn ngập không gian, thời gian. C Câu hỏi cuối đoạn có thực chất là để hỏi không? Nếu không thì dùng để làm gì? -> Câu hỏi tu từ với đại từ “Ai” cuối câu vang lên như một tiếng thở dài. Đó là tiếng than của người vợ đang ngày ngày gặm nhấm, thấm thía nỗi sầu lẻ bóng. Màu xanh ngắt của ngàn dâu, trở thành màu xanh nhung nhớ, màu xanh cô đơn, màu xanh của sự chia lìa... CQua việc phân tích, em hãy rút ra những nét chính về nghệ thuật và nội dung của văn bản? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài. A. Bài “Bánh trôi nước” I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Hồ Xuân Hương (Sgk/95) 2. Tác phẩm - Là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của Hồ Xuân Hương. - Chủ đề: Thuộc chùm thơ vịnh vật. - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Phương thức biểu đạt Kết hợp miêu tả và biểu cảm 2.2. Phân tích a. Bánh trôi nước * Hình dáng: Trắng, tròn. -> Tính từ gợi tả. * Kỹ thuật làm bánh: Nổi, chìm, rắn, nát. -> Tùy thuộc vào bàn tay người làm bánh. * Nhân bánh: Nhân đường phên màu đỏ. => Tả thực, sinh động chiếc bánh trôi. b. Hình ảnh người phụ nữ * Hình thể: ”Thân em vừa trắng lại vừa tròn.” - Mô típ dân gian: Thân em - Kết cấu, điệp vừa... vừa; phó từ lại. => Xinh đẹp, khỏe mạnh và hoàn hảo. * Thân phận: - Đảo thành ngữ: Bảy nổi ba chìm - Đối lập nổi – chìm, -> Bấp bênh, trôi nổi giữa cuộc đời. - Rắn, nát, mặc dầu. -> Số phận phó thác, phụ thuộc vào người khác. * Phẩm chất: “ Mà em vẫn giữ tấm lòng son.” - Kết cấu Mặc dầu... mà. -> Sắt son, chung thủy, nghĩa tình. =>Ngụ ý sâu sắc: - Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ. - Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ. 3. Tổng kết a) NT b) ND: * Ý nghĩa văn bản: Bánh trôi nước là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ. 4. Luyện tập B. Đoạn trích “Sau phút chia li” I. Giới thiệu chung 1. Tác giả, dịch giả (Sgk/91) 2. Tác phẩm - Vị trí đoạn trích - Thể loại: Ngâm khúc. - Thể thơ: Song thất lục bát. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm. 2.2. Phân tích a. Tâm trạng của người chinh phụ: * Khổ thơ thứ nhất - Nghệ thuật: Đối lập trong hoạt động; đối lập trong không gian… -> Hiện thực chia li phũ phàng và tâm trạng xót xa, cay đắng, cảm giác trống trải trong lòng người ở lại. * Khổ thơ thứ hai - Nghệ thuật: Đối lập; điệp, đảo vị trí; địa danh mang tính ước lệ. -> Thể hiện tâm trạng buồn triền miên, không gian xa cách mênh mông của kẻ đi - người ở. * Khổ thơ thứ ba - Sử dụng điệp từ theo kiểu hồi hoàn - vòng tròn: “thấy - thấy, ngàn dâu - ngàn dâu”. - Câu hỏi tu từ. -> Nỗi buồn thương xa nhớ thấm đẫm cả cảnh vật, đẹp một cách cô đơn, hoang vắng và lạnh lẽo… b. Lòng cảm thông sâu sắc của tác giả với nỗi niềm của người chinh phụ: - Thấu hiểu tâm trạng của người phụ nữ có chồng đi chiến trận. - Đồng cảm với mong ước hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. 3. Tổng kết a) NT b) ND: * Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia phôi của người chinh phụ sau lúc tiễn đua chồng ra trận. Qua đó, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Đoạn trích còn thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ. III. Hướng dẫn tự học - Nắm nội dung bài học; học thuộc phần Ghi nhớ của cả 2 bài. - Tìm đọc thêm một vài bài thơ khác của Hồ Xuân Hương. - Chuẩn bị bài tiếp theo: Quan hệ từ. E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docVan 7 Tuan 07 Tiet 25 26.doc