A- Kết quả cần đạt.
1. Kiến thức: nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, sự nghiệp và vị trí của Nguyễn Đình Chiểu, kể được tóm tắt cốt truyện Lục Vân Tiên để có thể học tốt 2 đoạn trích. Qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, hiểu được khát vọng vì nghĩa giúp người, cứu người của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Rèn kỹ năng đọc truyện thơ Nôm, phân tích cách kể chuyện và xây dựng nhân vật.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên nghiên cứu tài liệu thiết kế bài giảng. Tác phẩm Lục Vân Tiên, tranh chân dung Nguyễn Đình Chiểu, một số bài viết về Nguyễn Đình Chiểu của Phạm Văn Đồng, Trần Văn Giàu.
Học sinh: Học & soạn bài theo hướng dẫn.
C. Tiến trình lên lớp.
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng đoạn trích “Kiều ở lầu NB”.
Phân tích tâm trạng TK trong 8 câu thơ cuối.
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5726 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 9 Tiêt 38, 39: Lục vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga năm học: 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38-39
Ngày dạy:............... Văn học
Lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga
(Trích: Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
A- Kết quả cần đạt.
1. Kiến thức: nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, sự nghiệp và vị trí của Nguyễn Đình Chiểu, kể được tóm tắt cốt truyện Lục Vân Tiên để có thể học tốt 2 đoạn trích. Qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, hiểu được khát vọng vì nghĩa giúp người, cứu người của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Rèn kỹ năng đọc truyện thơ Nôm, phân tích cách kể chuyện và xây dựng nhân vật.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên nghiên cứu tài liệu thiết kế bài giảng. Tác phẩm Lục Vân Tiên, tranh chân dung Nguyễn Đình Chiểu, một số bài viết về Nguyễn Đình Chiểu của Phạm Văn Đồng, Trần Văn Giàu...
Học sinh: Học & soạn bài theo hướng dẫn.
C. Tiến trình lên lớp.
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng đoạn trích “Kiều ở lầu NB”.
Phân tích tâm trạng TK trong 8 câu thơ cuối.
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
Hoạt động của Thày - trò
Nội dung ghi bảng
+ HS đọc chú thích * SGK.
? Nêu những nét chính về tác giả?
- Quê nội Thừa Thiên - Huế, quê ngoại Gia Định. - Đỗ tú tài ở Gia Định năm 1843
- Chưa kịp thi tiếp thì mẹ mất, ốm nặng, bị mù, bị bội hôn. Về quê mẹ làm ông lang chữa bệnh, mở lớp dạy học cho dân
- Cùng các lãnh tụ nghĩa quân (Trương Định, Phan Tòng) bàn mưu kế chống Pháp. Sáng tác nhiều thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước, chiến đấu của nhân dân Nam Bộ.
- Giữ trọn lòng trung thành với dân với nước cho đến khi ốm nặng và qua đời trong sự thương tiếc của nhân dân miền Nam.
- Sự nghiệp thơ văn: Toàn bộ viết bằng chữ Nôm: truyện thơ Lục Vân Tiên, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Dương Từ - Hà Mậu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, và nhiều bài thơ khác.
- Nguyễn Đình Chiểu nêu cao tấm gương sáng ngời về nghị lực sống và cống hiến cuộc đời cho dân cho nước; nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm. Ông là nhà nho tiết tháo, nhà thơ mù yêu nước vĩ đại, lương y nổi danh và nhà giáo đức độ. Vượt lên trên số phận, Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp ở nước ta TK XIX.
+ HS đọc phần tóm tắt truyện.
? Em hiểu gì về Truyện LVT?
Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu viết khoảng đầu những năm 50 thế kỷ XIX, trong thời gian nhà thơ dạy học và làm nghề thuốc chữa bệnh cho dân ở Gia Định. Đây là tác phẩm lớn đầu tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Cốt truyện hoàn toàn do nhà thơ sáng tạo. Toàn truyện dài 2082 câu thơ lục bát. Lục Vân Tiên được lưu truyền rộng rãi khắp Lục tỉnh miền Nam Trung Bộ dưới hình thức sinh hoạt dân gian: nói thơ, kể chuyện, hát Vân Tiên. Truyện được in lại nhiều lần, phiên âm chữ quốc ngữ, được dịch ra tiếng Pháp và lan rộng ảnh hưởng ra toàn quốc.
? Tóm tắt cốt truyện? (Học sinh dựa vào văn bản tóm tắt 4 phần trong SGK, kể lại ngắn gọn và mạch lạc nội dung cốt truyện Lục Vân Tiên).
? Nêu giá trị của truyện?
+ Gv HD HS đọc và đọc mẫu 1 đoạn.
? VB nằm ở vị trí nào trong truyện?
? Trong đoạn trích, Tg khắc họa mấy hình ảnh?
? H/a LVT được khắc họa ở mấy thời điểm?
- 2 thời điểm: Khi đánh cướp, khi trò chuyện với KNN.
? Hãy thuật lại sự việc đánh cướp của LVT?
? Trên đường đi thi... gặp bọn cướp, VT đã hành động ntn?
? Hãy đánh giá về hành động này?
? Nhận xét gì về vũ khí LVT sử dụng?
? Qua đó em thấy tinh thần của LVT?
? Trong cuộc chiến, LVT được miêu tả ntn?
? Nhận xét cách miêu tả của tác giả?
? Hành động đánh cướp của LVT bộc lộ một tính cách ntn?
? Kquả HĐ của LVT ntn?
? Qua lời nói, HĐ, em thấy LVT đã bộc lộ tính cách gì?
? BPNT tác giả đã sử dụng trong miêu tả trận đánh?
? Tác dụng của BPNT này?
- N.thuật tương phản:
VT- bọn cướp.
+ Gậy - gươm giáo.
+Thắng lợi - thất bại.
đ Cuộc chiến thiện ác, chiến thắng thuộc về người có lòng nhân, biết làm việc thiện.
? Sau khi đánh cướp, LVT có thái độ và hành động ra sao?
? Những chi tiết và phân tích cho thấy vẻ đẹp tâm hồn LVT?
? Khi thấy KNN tỏ ý tri ân, LVT có thái độ ntn?
? Qua đó em nhận xét gì về LVT?
*Bình về quan niệm sống “Nhớ câu kiến ngãi bất vi...”- so sánh với các hiền nhân quân tử.
Với hình ảnh Lục Vân Tiên, nhà thơ mù đã gửi gắm niềm tin và khát vọng của mình về trang anh hùng vì dân dẹp loạn.
? Những chi tiết nào giúp em hiểu về tính cách KNN? Hãy phân tích?
*Bình về KNN qua hội thoại--> nổi bật tính cách nhân vật.
Tóm lại đó là một cô gái đáng thương và đáng quý, đáng trọng, một người yêu, người vợ tương lai lý tưởng, rất xứng đáng với người anh hùng.
? Đánh giá khái quát về KNN?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: SGK
2. Truyện Lục Vân Tiên:
- Gồm 2082 câu thơ lục bát.
- Ra đời những năm 50 của TK 19.
- Kết cấu theo kiểu chương hồi.
- Gồm 4 phần:
+ LVT cứu KNN.
+ LVT gặp nạn.
+ KNN gặp nạn vẫn chung thủy với Vân Tiên.
+ LVT và KNN gặp lại nhau.
* Giá trị:
- Nội dung:
+ Truyền dạy đạo lí làm người. Đề cao tư tưởng nhân nghĩa.
+ Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong XH.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân, hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
+ Phê phán, lên án những kẻ bất nhân phi nghĩa.
- Nghệ thuật:
+ Truyện thơ Nôm lục bát.
+ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, sử dụng những phương thức diễn xướng dân tộc.
+ Chú trọng diễn biến hành động nhân vật hơn miêu tả nội tâm.
TháI độ của Tg gửi gắm qua các nhân vật góp phần tạo nên sức sống của hình tượng nhân vật.
3. Văn bản : LVT cứu KNN
-Vị trí đoạn trích: phần I, từ câu 123-180.
- Hình ảnh LVT và KNN.
II. Đọc hiểu nội dung.
1. Hình ảnh Lục Vân Tiên.
* Khi đánh cướp:
- Bẻ cây làm gậy… xông vô.
đ HĐ nhanh chóng, quyết đoán.
đ Vũ khí thô sơ...đ Tinh thần anh dũng.
+ Tả đột hữu xông, như Triệu Tử... đ H/a so sánh đẹp, tác giả không tả tỉ mỉ...? Tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa.
- Kquả:
+ Lâu la… vỡ tan...tìm đường chạy.
+ Phong Lai… thác rày thân vong.
đ Coi trọng lẽ phải, căm ghét áp bức, không sợ gian nguy, có khí phách của người anh hùng.
* Khi trò chuyện với KNN:
+ Hỏi han…
+ Động lòng...
+ An ủi…
đ Khiêm nhường, chính trực, cảm thông trước nỗi bất hạnh của hai cô gái. Là một con người từ tâm nhân hậu.
+ Cười: Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
đ Biểu hiện quan niệm nhân sinh cao đẹp: Trọng nghĩa khinh tài, chính trực vô tư, sẵn sàng làm việc nghĩa...
2.Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga.
- Là người con hiếu nghĩa.
- Dùng những lời đẹp đẽ nhất để cảm ơn ân nhân. Ngôn từ trang trọng, nhún nhường, khiêm tốn cho thấy nàng là cô gái có gia đình đạo đức.
- Là người trọng ân nghĩa.
đ KNN là một tiểu thư khuê các, nết na, có học thức, được giáo dục cẩn thận. Nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước. Có lòng ân nghĩa, hiếu thảo.
III. Tổng kết.
- Ghi nhớ SGK.
4. Củng cố: GV giúp HS hệ thống kiến thức bài.
? Việc LVT đánh cướp cứu KNN, Em thấy phảng phất một truyện nào trong truyện cổ dân gian? Từ đó, em có nhận xét gì về kết cấu của truyện này? ý nghĩa của cách kết cấu đó?
? Nhận xét về ngôn ngữ thơ? So sánh với TK.
5. Hướng dẫn: Học & làm BT: 1,2,3 SBT/51. Chuẩn bị: Miêu tả nội tâm…
D. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Luc Van Tien cuu Kieu Nguyet Nga.doc