Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 41 đến tiết 45

A. Mục tiêu cần đạt:

 Bổ sung cho học sinh vốn hiểu biết về văn học địa phương, nhất là giai đoạn từ năm 1975 đến nay

 Rèn kĩ năng sưu tầm, tìm hiểu văn học địa phương.

 Bồi dưỡng tình yêu, lòng tự hào về quê hương

 B. Chuẩn bị:

 Tìm hiểu về các tác giả văn học địa phương

 Đọc bài: Khái quát văn học Hưng Yên giai đoạn từ 1975 đến nay

 C. Tiến trình lên lớp:

 *Ổn định tổ chức:

 *Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

 *Tổ chức các hoạt động dạy - học:

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3429 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 41 đến tiết 45, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/10 /2013 Ngày dạy: 15/10/2013 Tiết 41 : Chương trình địa phương phần văn A. Mục tiêu cần đạt: Bổ sung cho học sinh vốn hiểu biết về văn học địa phương, nhất là giai đoạn từ năm 1975 đến nay Rèn kĩ năng sưu tầm, tìm hiểu văn học địa phương. Bồi dưỡng tình yêu, lòng tự hào về quê hương B. Chuẩn bị: Tìm hiểu về các tác giả văn học địa phương Đọc bài: Khái quát văn học Hưng Yên giai đoạn từ 1975 đến nay C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh *Tổ chức các hoạt động dạy - học: 1. Văn xuôi Hưng Yên trước yêu cầu đổi mới Gọi HS đọc mục 1 - Sác Ngữ văn địa phương dành cho lớp 8, lớp 9, trang 36 - HS đọc ? Sau năm 1975, yêu cầu mới nào được đặt ra cho văn học nói chung, văn xuôi Hưng Yên nói riêng? - Kết thúc chiến tranh, đất nước bước vào giai đoạn lịch sử mới với những đặc điểm mới -> Văn học phải đổi mới để kịp thời theo sát và phản ánh đời sống xã hội ? Kể tên một số nhà văn tiên phong cho công cuộc đổi mới văn xuôi Hưng Yên? - Lê Lựu, Chu Lai, Phùng Văn Khai..... ? Nêu những khuynh hướng đổi mới cụ thể của các cây bút đó? (Giáo viên dẫn các tác phẩm tiêu biểu để minh họa) - Lê Lựu: Đặt ra vấn đề nhận chân giá trị về đúng - sai, thiện - ác, về nhân cách tự do của cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng - Chu Lai: Cảm nhận chiến tranh ở góc độ bi kịch số phận con người - Phùng Văn Khai: Sử dụng thủ pháp phi lí để gợi suy ngẫm về số phận con người ? Em hãy nêu một số khuynh hướng văn xuôi khác? - Một số nhà văn sáng tác theo chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt: Đỗ Hữu Tấn (Cuộc chiến vùng ao), Lí Kim Lân (Mặt đường phía tây)...... - Các nhàn văn là nhà giáo như Đàm Huy Đông, Nguyễn Mạnh Hoàn nhanh nhạy ghi lại những nét hồn nhiên của tuổi học trò - Một số hồi kí của Học Phi, Xuân Thiêm tái hiện sinh động hình ảnh quê hương anh hùng trong kháng chiến 2. Thơ Hưng Yên và những bước chuyển động - Gọi HS đọc mục 2 - Học sinh đọc ? Thơ Hưng Yên sau năm 1975 có thể xếp thành mấy nhóm? Là những nhóm nào? - Có thể xếp thành 3 nhóm: + Nhóm thơ thuyết giáo, ngợi ca + Nhóm thơ đi sâu thể hiện cái tôi trữ tình + Nhóm thơ đổi mới, cách tân hình thức nghệ thuật ? Kể tên một số nhà thơ tiêu biểu và nét đặc điểm nổi bật trong sáng tác của những nhà thơ ấy? - Ngô Hoàng Anh viết về những thứ thân thuộc với giọng thơ đằm thắm ngọt ngào - Nguyễn Thành có nhiều bài thơ hay về cảnh làng lên phố - Thơ Nguyễn Thị Hương trong trẻo ấm áp tình yêu, tình thương, tình mẹ ? Mảng thơ viết cho thiếu nhi gắn với những cây bút nào? - Thơ viết cho thiếu nhi nổi lên một số cây bút như Lê Hồng Thiện, Nguyễn Khắc Hào, Nguyễn Tiến Bình ? Nêu nét đặc điểm nổi bật của mỗi cây bút? - Thơ Lê Hồng Thiện giàu liên tưởng - Thơ Nguyễn Khắc Hào khơi gợi những mơ ước tuổi thơ - Thơ Nguyễn Tiến Bình chân thành, dung dị đưa trẻ thơ đến với thiên nhiên tươi đẹp và gắn bó ? Quá trình phát triển của thơ Hưng Yên được đánh giá như thế nào? ->Thơ Hưng Yên đã vận động, phát triển cùng cuộc sống nhưng thành tựu chưa nhiều *Củng cố: ? Nêu một số tác giả văn xuôi Hưng Yên và tên tác phẩm của tác giả đó? ? Đọc một bài thơ của các nhà thơ Hưng Yên mà em biết? *Hướng dẫn học ở nhà: - Tiếp tục tìm hiểu văn học địa phương - Làm các bài tập phần Luyện tập - Chuẩn bị tiết 42, ôn tập kiến thức đã học về: Từ đơn, từ phức; Thành ngữ; Nghĩa của từ; Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. ---------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 08/10/2013 Ngày dạy: 16/10/2013 Tiết 42- Tiếng Việt : Tổng kết về từ vựng A. Mục tiêu cần đạt: - Củng cố kiến thức về: Từ đơn, từ phức; Thành ngữ; Nghĩa của từ; Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - Rèn kĩ năng sử dụng từ B.Chuẩn bị: - Tích hợp với những kiến thức đã học C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các cách để trau dồi vốn từ ? *Tổ chức các hoạt động dạy - học: I. Từ đơn và từ phức ? Thế nào là từ đơn, từ phức? - Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng - Từ phức: Là từ có từ hai tiếng trở lên ? Từ phức được phân chia như thế nào? - Từ phức được chia thành từ và từ ghép ? Chỉ ra các từ láy, từ ghép ở mục 2? - Từ láy: Nho nhỏ, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh, còn lại là từ ghép ? Trong các từ láy ở mục 3, từ nào là từ láy tăng nghĩa, từ nào là từ láy giảm nghĩa? - Từ láy tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, còn lại là các từ láy giảm nghĩa II. Thành ngữ ? Thành ngữ là gì? - Là cụm từ có cấu tạo ổn định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh ? Trong các tổ hợp từ ở mục 3, đâu là thành ngữ, tục ngữ? - Các thành ngữ: Đánh trống bỏ dùi (1), Được voi đòi tiên (2), Nước mắt cá sấu (3); Các tổ hợp từ còn lại là tục ngữ ? Hãy giải nghĩa các thành ngữ đó? - Thành ngữ (1): Làm việc thiếu trách nhiệm, không đến nơi đến chốn - Thành ngữ (2): Tham lam vô độ, không có giới hạn - Thành ngữ (3): Hành động giả dối, che đậy ý đồ, việc làm xấu ? Tìm các thành ngữ có yếu tố động, thực vật? - Chó cùng dứt giậu, Chuột sa chĩnh gạo, Bèo dạt mây trôi, Quýt làm cam chịu... ? Nêu dẫn chứng về việc sử dụngt hành ngữ trong thơ ca? - Bảy nổi ba chìm với nước non (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương) - Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười (Truyện Kiều - Nguyễn Du) III. Nghĩa của từ ? Nghĩa của từ là gì? - Là nội dung mà từ biểu thị - Hướng dẫn HS làm các bài tập 2, 3 - HS làm bài tập theo hướng dẫn. Kết quả cần đạt: + Bài tập 2: Cách hiểu a là đúng, các cách còn lại là sai + Bài tập 3: Cách hiểu b đúng, các cách còn lại không hợp lí IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? Thế nào là từ nhiều nghĩa? - Là từ có khả năng biểu thị nhiều nội dung ý nghĩa khác nhau. ? Hiện tượng chuyển nghĩa là gì? - Là hiện tượng thay đổi ý nghĩa của từ tạo thành từ nhiều nghĩa ? ở mục 2, từ "hoa" được hiểu theo nghĩa nào? - Được hiểu theo nghĩa chuyển (chỉ người con gái đep - Thúy Kiều) *Củng cố: ? Phân biệt thành ngữ, tục ngữ ? ? Thế nào là nghĩa cố định, nghĩa lâm thời của từ? *Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn tập kĩ các nội dung đã ôn tập trong tiết học - Hoàn thiện ác bài tập - Chuẩn bị tiết 43: Ôn tập kiến thức về: Từ đồng âm, đồng nghĩa; Từ trái nghĩa, Trường từ vựng. ------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 09/10/2013 Ngày dạy: 18/10/2013 Tiết 43 - Tiếng Việt : Tổng kết về từ vựng (Tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt: - Củng cố kiến thức về: Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. - Rèn kĩ năng sử dụng từ B.Chuẩn bị: - Tích hợp với những kiến thức đã học C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là thành ngữ? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ? *Tổ chức các hoạt động dạy - học: V. Từ đồng âm ? Thế nào là từ đồng âm? - Là những từ có vỏ âm thanh giống nhau nhưng khác xa nhau về nghĩa ? Chỉ ra hiện tượng đồng âm trong các từ ở mục 2? - Các từ ở mục 2b là từ đồng âm VI. Từ đồng nghĩa ? Thế nào là từ đồng nghĩa? - Là những từ có nghĩa giônga nhau hoặc gần giống nhau ? Có mấy mức độ đồng nghĩa? - Có hai mức độ đồng nghĩa: + Đồng nghĩa hoàn toàn + Đồng nghĩa không hoàn toàn ? Trong các cách hiểu ở mục 2, cách hiểu nào là đúng? - Cách hiểu a là đúng, các cách hiểu còn lại là sai - Chú ý quan sát mục 3 SGK - HS chú ý quan sát ? Vì sao từ "xuân" có thể thay thế được từ "tuổi"? - Vì trong trường hợp này, "xuân" và "tuổi" có chung nhau nét nghĩa: Chỉ khoảng thời gian một năm ? Cách dùng từ như vậy có tác dụng gì? - Tránh được lỗi lặp từ và tạo cho câu văn sắc thái biểu cảm (tươi vui, hóm hỉnh) VII. Từ trái nghĩa ? Thế nào là từ trái nghĩa? - Là những từ có nghĩa trái ngược nhau ? Xác định các cặp từ trái nghĩa ở mục 2? - Các cặp từ trái nghĩa: Xấu - đẹp; Xa - gần; Rộng - hẹp ? Tìm thêm các cặp từ trái nghĩa? - HS tìm các cặp từ. Vd: Hay - dở; Siêng năng - Lười biếng. VIII. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ ? Trình bày hiểu biết của em về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? - Nghĩa của từ này có thể rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác - Từ có nghĩa rộng khi phạm vi ý nghĩa bao hàm nghĩa của nghĩa của từ ngữ khác và ngược lại - Tính rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ có tính tương đối - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thiện sơ đồ SGK - HS thảo luận, kết quả cần đạt: Từ Từ đơn Từ phức Từ láy Từ ghép Từ láy hoàn toàn Từ láy không hoàn toàn Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập Láy âm Láy vần - Yêu cầu HS trình bày kết quả - HS trình bày - Giáo viên xử lí kết quả, chốt kiến thức - HS ghi nhớ IX. Trường từ vựng ? Trường từ vựng là gì? - Là tập hợp các từ có ít nhất một nét nghĩa chung nhau ? Trong câu văn SGK, có những từ nào cùng một trường từ vựng? - Các từ: "tắm" và "bể" ? Việc sử dụng các từ đó có tác dụng gì? -> Câu văn giàu hình ảnh, khắc họa đậm nét tội ác chiến tranh của quân giặc *Củng cố: - Giáo viên khái quát lại nội dung bài học ? Sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa có tác dụng gì? Em vận dụng ntn trong viết văn? *Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, nắm chắc nội dung bài học - Hoàn thiện các bài tập - Chuẩn bị tiết 44: + Ôn lại kiểu bài tự sự, việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự + Xem lại đề bài và yêu cầu của bài viết số 2 ----------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 10/10 /2013 Ngày dạy: 18/10/2013 Tiết 44 - Tập làm văn : Trả bài tập làm văn số 2 A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh nhận thức rõ ưu điểm, nhược điểm của bài viết số 2 để rút kinh nghiệm trong quá trình viết văn; Qua bài kiểm tra 15', nâng cao hơn nữa kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự - Củng cố kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự - Giáo dục ý thức vươn lên trong học tập. B. Chuẩn bị: Chấm trả bài cho HS C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra 15': Đề bài: Dựa vào đoạ n trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hãy viết một đoạn văn kể lại sự việc Lục Vân Tiên đánh cướp, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả. Gợi ý đáp án: Trong những câu thơ diễn tả sự việc Lục Vân Tiên đánh cướp, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng nhiều động từ mạnh, thành ngữ và hình ảnh so sánh đắt giá. Qua đó, Vân Tiên được khắc họa như một trang hảo hán dũng mãnh, võ nghệ cao cường. *Tổ chức các hoạt động dạy - học: I. Đề bài và yêu cầu của đề 1. Đề bài ? Nhắc lại đề bài bài viết số 2? - Hai mươi năm sau, một lần tình cờ em gặp lại người thày giáo (cô giáo cũ). Hãy tơpngr tượng và kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ mà xúc động đó 2. Yêu cầu của đề bài ? Đề bài yêu cầu viết kiểu bài gì? - Kiểu bài: Tự sự ? Nội dung tự sự là gì? - Kể về cuộc gặp gỡ với một thày cô giáo cũ sau hai mươi năm ? Ngoài đặc trưng kiểu bài tự sự, bài viết cần có yếu tố nào? - Yếu tố miêu tả 3. Lập dàn ý ? Từ những yêu cầu trên, hãy lập dàn ý cho bài viết? *MB: Giới thiệu tình huống gặp gỡ *TB: Triển khai một số ý: - Gặp lại thày cô giáo nào? Trong hoàn cảnh cụ thể nào? - Hình ảnh thày cô so với hai mươi năm về trước ra sao? - Những kỉ niệm của tuổi học trò sống dậy như thế nào? *KB: Cảm xúc lắng đọng sau lần thăm trường đó II. Trả bài - Giáo viên trả bài cho HS - HS nhận bài, đọc kĩ bài làm, đối chiếu với yêu cầu và lời phê của giáo viên. III. Nhận xét 1. Tổ chức cho học sinh tự nhận xét Gợi ý: ? Bài viết của em đã đảm bảo nội dung và đặc trưng kiểu bài chưa? ? Em đã vận dụng yếu tố miêu tả chưa? ? Bài viết của em còn mắc những lỗi gì? - HS suy nghĩ, tự đánh giá, bài làm của mình 2. Giáo viên nhận xét: *Ưu điểm: - Đa số bài viết đảm bảo đặc trưng kiểu bài - Một số học sinh biết vận dụng tốt yếu tố miêu tả - Kĩ năng viết văn khá tốt, diễn đạt trôi chảy, văn viết có giọng điệu *Nhược điểm: - Việc vận dụng yếu tố miêu tả ở nhiều bài viết chưa đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao. - Kĩ năng viết văn của một số HS yếu: + Chưa biết viết mở bài và kết bài + Chưa xây dựng được bố cục hợp lí cho bài viết + Diễn đạt vụng về - Một số bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả IV. Chữa lỗi điển hình: 1. Lỗi chính tả và dùng từ: - đỏ trót -> đỏ chót - trắng buốt -> trắng muốt - nắng chói vào -> nắng chiếu vào - cảm súc -> cảm xúc 2. Lỗi diễn đạt: - Trên mái tóc cô, bạc rất nhiều -> Mái tóc cô đã bạc đi rất nhiều - Ngôi trường đã như kỉ niệm với em -> Ngôi trường đã cho em rất nhiều kỉ niệm V. Đọc bài văn - Yêu cầu đọc một số bài làm tốt - HS nghe để vận dụng - GV đọc và phân tích lỗi ở một số đoạn văn - HS chú ý để rút kinh nghiệm *Củng cố: - Giáo viên gọi điểm, khích lệ học sinh cố gắng học hành *Hướng dẫn học ở nhà: - Tiếp tục rèn luyện việc vận dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự - Chuẩn bị tiết 45: Kiểm tra truyện trung đại + Nắm chắc cốt truyện của các tác phẩm văn xuôi + Hiểu và biết cách trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của các đoạn trích đã học -------------------------------------------- Ngày soạn: 13/10/2013 Ngày dạy: 21/10/2012 Tiết 45 Kiểm tra truyện trung đại A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài kiểm tra, đánh giá được kiến thức của học sinh về truyện trung đại cũng như khả năng diễn đạt, trình bày một bài kiểm tra. Rèn kĩ năng cảm thụ văn học, kĩ năng viết văn. Giáo dục ý thức tự giác làm bài. B. Chuẩn bị: - Hình thức kiểm tra: Tự luận - Ma trận: Chủ đề Cấp độ tư duy Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chuyện người con gái Nam Xương Học sinh nắm được nội dung chính của truyện Hiểu được tính bi kịch trong cái chết của nhân vật Vũ Nương Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1/2 Số điểm: 2 Số câu: 1/2 Số điểm: 3 Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Truyện Kiều (Đoạn trích: Cảnh ngày xuân) Vận dụng tổng hợp kiến thức và kĩ năng văn học để viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 5 Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Tổng Số câu: 1/2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 1/2 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30 % Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50 % Số câu: 2 Số điểm: 10 C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Tổ chức cho HS kiểm tra I. Đề bài: Câu 1 (5 điểm): Nêu nội dung chính của truyện Chuyện người con gái Nam Xương? Vì sao nói cái chết của nhân vật Vũ Nương trong truyện là một cái chết đầy tính bi kịch? Câu 2 (5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua những câu thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trăng điểm một vài bông hoa (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) II. Đáp án và biểu điểm: 1. Đáp án: Câu 1: - Nội dung chính của Chuyện người con gái Nam Xương: Truyện tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Vũ Nương - một người phụ nữ đức hạnh nhưng số phận lại lại hết sức bất hạnh, oan khiên. - Nói cái chết của nhân vật Vũ Nương đầy tính bi kịch vì: Nàng chết đúng vào lúc lẽ ra nàng phải được hạnh phúc nhất; Những người nàng yêu thương nhất và lẽ ra cũng phải yêu thương nàng nhất lại là những người trực tiếp đẩy nàng tới cái chết; Đến tận khi chết nàng vẫn không hiểu vì sao mình phải chết. Câu 2: *Về nội dung: Bài làm cần đảm bảo được một số ý: - Hai câu đầu miêu tả không gian ngày xuân. Trên bầu trời có rất nhiều cánh én chao qua liệng lại. Hai chữ "thiều quang" gợi cái màu hồng của nắng xuân, cái ấm áp của khí xuân, cái mênh mông bao la của đất trời mùa xuân -> Một không gian xuân thanh bình tinh khiết như mở ra đến tận vô cùng. - Hai câu sau tập trung khắc họa vẻ đẹp của hoa cỏ mùa xuân. Thảm cỏ non xanh trải dài tới chân trời làm nền cho bức tranh, nổi bật trên nền xanh ấy là màu trắng tinh khôi của những bông hoa lê. Cụm từ "điểm trắng" diễn tả những bông hoa lê đang bung nở, đang bừng sắc trắng -> Cảnh vật sinh động, có hồn. -> Với bút pháp chấm phá, chỉ bằng vài nét vẽ đơn sơ mà gợi cảm, Nguyễn Du giống như một nghệ sĩ tài hoa tạo sắc, pha màu và thổi hồn vào cảnh vật, tạo nên một tuyệt tác về cảnh thiên nhiên ngày xuân *Về hình thức: Đảm bảo cấu trúc của một bài văn, bố cục chặt chẽ, hợp lí 2. Biểu điểm: Từ 9 ->10 điểm: Thực hiện tốt yêu cầu của đề bài, diễn đạt trong sáng, lời văn giàu hình ảnh, có những cảm nhận mới mẻ, hợp lí 8 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề bài, bài viết sinh động, hấp dẫn, có thể còn sai sót nhỏ. 7 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề bài tuy nhiên bài viết còn thiếu ấn tượng sâu đậm; Còn lỗi diễn đạt. 5 -> 6 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu của đề bài song văn viết thiếu hấp dẫn; Đôi chỗ diễn đạt chưa thật thoát ý. 4 điểm: Chưa đảm bảo đầy đủ nội dung yêu cầu của đề bài; Diễn đạt còn vụng về. 2 ->3 điểm: Chưa xác định đúng yêu cầu của đề bài; Nội dung bài viết sơ sài; Diễn đạt yếu. *Củng cố: - Giáo viên thu bài, nhận xét ý thức làm bài *Hướng dẫn học ở nhà: - Tiếp tục ôn tập truyện trung đại - Chuẩn bị tiết 46, soạn bài Đồng chí: + Tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam những năm kháng chiến chống Pháp. + Soạn bài theo gợi ý SGK, chú ý phát hiện những cơ sở của tình đồng chí (đoạn 1) và những biểu hiện, sức mạnh của tình đồng chí (đoạn 2)

File đính kèm:

  • docGA tuan 9.doc
Giáo án liên quan