Hoạt động của GV-HS
Nêu khái niệm từ đồng âm? Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và hiện tượng từ đồng âm?
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau - đừng (ăn), đừng (đi).
- Hiện tượng từ nhiều nghĩa: Một từ chứa nhiều nét nghĩa khác nhau:
Vd: Từ "chín"
+ Cơm chín: Thực phẩm đã được nấu chín, có thể ăn được.
+ Lúa chín: Chỉ sự phát triển đến giai đoạn cuối có thể thu hoạch hoặc sử dụng được.
+ Tài năng đã chín, suy nghĩ đã chín: Tài năng hoặc suy nghĩ đã phát triển đến mức cao.
=> nét nghĩa chung: Giai đoạn cuối, sau cùng.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3892 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 44: Tổng kết từ vựng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44:
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt)
Hoạt động của GV-HS
N/dung bài giảng
Hỏi:
Nêu khái niệm từ đồng âm? Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và hiện tượng từ đồng âm?
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau - đừng (ăn), đừng (đi).
- Hiện tượng từ nhiều nghĩa: Một từ chứa nhiều nét nghĩa khác nhau:
Vd: Từ "chín"
+ Cơm chín: Thực phẩm đã được nấu chín, có thể ăn được.
+ Lúa chín: Chỉ sự phát triển đến giai đoạn cuối có thể thu hoạch hoặc sử dụng được.
+ Tài năng đã chín, suy nghĩ đã chín: Tài năng hoặc suy nghĩ đã phát triển đến mức cao.
=> nét nghĩa chung: Giai đoạn cuối, sau cùng.
V. Từ đồng âm
- Từ đồng âm: Nghĩa khác xa nhau.
- Từ nhiều nghĩa: Có nét nghĩa chung.
Hỏi:
Chỉ ra hiện tượng tử nhiều nghĩa, hiện tượng từ đồng âm?
a. Lá (chiếc lá) -> hiện tượng từ nhiều nghĩa.
Lá (phổi), có nét nghĩa chung: Có cuống, hô hấp,...
b. Đừng (đi) -> hiện tượng đồng âm: vì khác xa
Đừng (ăn) nhau về nghĩa.
Hỏi:
Khái niệm về từ đồng nghĩa?
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa, khác nhau.
Vd: Máy bay - phi cơ- tàu bay
Cọp - hổ - hùm
Hy sinh - chết - bỏ mạng - từ trần
Mẹ - má - bầm - bu
VI. Từ đồng nghĩa.
- Hoàn toàn
- Không hoàn toàn
Hỏi:
Chọn cách hiểu đúng?
a. Không đúng, vì đồng nghĩa là hiện tượng chung của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
b> Không đúng, vì đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa hai, ba hoặc hơn ba từ.
c. Không đúng: Vì không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có nghĩa hiện tượng giống nhau.
d. Đúng: Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng (hy sinh, bỏ mạng).
Hỏi:
Dựa trên cơ sở nào từ xuân (70 xuân), có thể thay thế cho từ tuổi (tuổi tác). Việc thay thế trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?
- Xuân là chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy bộ phận thay cho toàn thể (hình thức chuyển nghĩa: Hoán dụ.
- Tác dụng: + Thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả.
+ Tránh hiện tượng lặp từ.
Hỏi:
Nêu khái niệm từ trái nghĩa? Cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa?
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trong một ngữ cảnh nào đó.
- Cặp từ trái nghĩa ngôn ngữ (khi đứng trong từ điển vẫn trái nghĩa).
+ Cặp từ có quan hệ trái nghĩa: Xấu - đẹp , gần - xa, rộng - hẹp (Còn lại là những cặp từ trái nghĩa trong một số văn cảnh).
VII.Từ trái nghĩa.
- Tuyệtđối
- Tương đối
Hỏi:
Có thể sắp xếp những cặp từ trái nghĩa thành những nhóm như thế nào?
+ Sống -chết: (Không sống có nghĩa là chết, không chết có nghĩa là sống) -> trái nghĩa tuyệt đối.
. Chẵn - lẻ;chiến trranh - hòa bình.
+ Già - trẻ (không già không có nghĩa là trẻ; không trẻ khôngcó nghĩa là già) -> trái nghĩa tương đối.
. Yêu - ghét; cao - thấp
. Nông- sâu; giàu - nghèo
Hỏi:
Khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ?
- Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ được coi là có nghĩa rộng Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ được xem là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ nghữ khác.
- Một từ có nghĩa rộng đối với từ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
VIII. Cấp độ Khái quát của nghĩa từ ngữ.
Hỏi:
Điền vào chỗ trống, giải thích nghĩa của từ ngữ đó theo cách: Dùng từ ngữ nghĩa rộng để giải thích nghĩa của từ ngữ nghĩa hẹp.
Mẫu: Từ ghép là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
a.
Từ
(ĐĐ cấu tạo)
Từ phức
Từ đơn
Từ láy
Từ ghép
Từ láy bộ phận
Từ láy hoàn toàn
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
Từ láy vần
Từ láy âm
a. Điền từ vào ô trống
b. Giải thích nghĩa. Cho vd.
- Từ đơn là từ có một tiếng
- Từ phức lá từ có từ 2 tiếng trở lên.
- Từ ghép là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa.
- Từ láy là từ phức có sự hòa phối âm thanh.
- Từ láy hoàn toàn là từ láy lặp lại toàn bộ hình tượng ngữ âm của tiếng gốc.
- Từ láy bộ phận là từ láy lặp lại một bộ phận hiện tượng ngữ âm của tiếng gốc.
- Từ láy âm là tử lày lại bộ phận phụ âm đầu.
- Từ láy vần là từ láy lại bộ phận vần.
- Từ ghép đẳng lập là từ ghép mà các tiếng bình đẳng nhau về ngữ pháp.
- Từ ghép chính phụ là từ ghép có tiếng chính, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Hỏi:
Khái niệm trường từ vựng, phân tích cách dùng từ trong đoạn trích/126
- Là tập hợp từ có ít nhất một nét nghĩa chung.
- Từ: Tắm bể cùng trường, nước nóichung"
+ Nơi chứa nước:Bể, ao, hồ,lạch,...
+ Công dụng của nước: Tắm, tưới, rửa, uống...
+ Hình thức của nước: Trong xanh, trong vắt,...
+ Tính chất của nước: mềm mại, mát mẻ,...
- Tác dụng: Làm câu văn có hình ảnh sinh động, có giá trị tố cao.
IX.Trường từ vựng.
(3)
Luyện tập : 3'
B. Luyện tập
Nhắc lại nội dung của những phần đã ôn tập trong 2 tiết 43, 44
1/ Nội dung ôn tập
(4)
Củng cố - Dặn dò:1'
- Học bài cũ
- Tiết tới: Trả bài viết số 2.
File đính kèm:
- TIET 44.doc