I. Mục tiêu cần đạt:
- Ghi nhớ cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Viết bài văn thuyết minh cụ thể
- Có ý thức sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh để bài thêm hấp dẫn, sinh động.
* Trọng tâm kiến thức kỹ năng
1. Đối với học sinh khá, giỏi
a. Kiến thức:
- Làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng( cái quạt, cái bút, cái kéo.)
- Hiểu tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
b. Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu của đề bài văn thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
- Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh về một đồ dùng.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 30798 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 5: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/2013
Ngày giảng: 23/8/2013
Tiết 5: LUYỆN TẬP
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt:
- Ghi nhớ cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Viết bài văn thuyết minh cụ thể
- Có ý thức sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh để bài thêm hấp dẫn, sinh động.
* Trọng tâm kiến thức kỹ năng
1. Đối với học sinh khá, giỏi
a. Kiến thức:
- Làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng( cái quạt, cái bút, cái kéo...)
- Hiểu tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
b. Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu của đề bài văn thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
- Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh về một đồ dùng.
2. Đối với học sinh trung bình
a. Kiến thức:
- Trình bày lại bài thuyết minh về một thứ đồ dùng( cái quạt, cái bút, cái kéo...)
- Biết tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
b. Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu của đề bài văn thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
- Lập dàn ý và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh về một đồ dùng.
3. Đối với học sinh yếu
a. Kiến thức:
- Làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng( cái quạt, cái bút, cái kéo...)
b. Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu của đề bài văn thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
- Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một đồ dùng.
III. PP/KTDH
1. Trao đổi đàm thoại
2. Rèn luyện theo mẫu
II. Chuẩn bị:
1. GV: giáo án, bảng phụ, dàn bài mẫu.
2. HS: soạn bài theo sự yêu cầu.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (7’)
Thế nào là văn bản thuyết minh? Muốn cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn, chúng ta phải làm gì?
(Nội dung ghi nhớ sgk tiết 4)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thày và trò
TG
Nội dung
Hoạt động nhóm 4, thời gian 10’
B1. HS ở mỗi nhóm trình bày dàn ý chi tiết, dự kiến cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh; đọc đoạn mở bài.
B2. Tổ chức cho cả lớp góp ý, bổ sung dàn ý của các bạn vừa trình bày.
Hoạt động nhóm 2, thời gian 10’
B1. HS ở mỗi nhóm trình bày dàn ý chi tiết, dự kiến cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh; đọc đoạn mở bài.
B2. Tổ chức cho cả lớp góp ý, bổ sung dàn ý của các bạn vừa trình bày.
35’
I.1. Đề bài: Thuyết minh về chiếc nón.
2. Dàn bài:
a. Mở bài: Giới thiệu về chiếc nón.
b. Thân bài:
- Lịch sử chiếc nón.
- Cấu tạo của chiếc nón.
- Quy trình làm ra chiếc nón.
- Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón.
c. Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện đại.
3. Hướng dẫn viết đoạn mở bài
- Chiếc nón trắng VN không phải chỉ để dung che mưa che nắng, mà dường như nó còn là một phần không thể thiếu góp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ VN. Hình ảnh ấy từng đi vào ca dao:
“ Ra đình ngả nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu...”Vì sao chiếc nón lại được người VN trân trọng như vậy? Xin mời các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu...
II.1 Thuyết minh về cái quạt
2. Dàn bài
a. Mở bài: nêu định nghĩa về cái quạt.
b. Thân bài:
- Nêu công dụng của cái quạt:
+ Để quạt khi trời nóng.
+ Để trang trí.
+ Để biểu diễn nghệ thuật.
- Cấu tạo của cái quạt:
+ Ốc xoắn: bằng sắt.
+ Khung quạt: bằng nan, sắt.
+ Đồ bao bọc: bằng ni lông, giấy.
- Chủng loại: quạt nan, giấy, điện.
- Lịch sử của cái quạt: có từ lâu đời.
3. Kết bài: bày tỏ cảm nghĩ về chiếc quạt.
4. Củng cố (1’)
Việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì?
5. Hướng dẫn tự học
- Tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý của mình, tập viết đoạn văn cho phần mở bài.
- Đọc bài đọc thêm ( SGK/16).
- Soạn bài “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.
+ Đọc kỹ văn bản và các chú thích.
+ Trả lời các câu hỏi SGK.
+ Chuẩn bị bài tập phần Luyện tập.
File đính kèm:
- Tiết 5.doc