Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 6, 7 văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (g.g.mác-Két)

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

-Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên Trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

-Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cớ cụ thể; xác thực, cấch so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.

B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

-Thầy: Giáo án, bảng phụ.

-Trò: Soạn bài trước khi đến lớp.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 6, 7 văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (g.g.mác-Két), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10./.09/2006 Ngày dạy: 14/.09/2006 Tuần: 2 Tiết:6, 7. Văn bản: đấu tranh cho một thế giới hoà bình ( G.G.Mác-két) A/ Mục tiêu bài học Giúp học sinh: -Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên Trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, đấu tranh cho một thế giới hoà bình. -Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cớ cụ thể; xác thực, cấch so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. B/ Chuẩn bị của thầy và trò -Thầy: Giáo án, bảng phụ. -Trò: Soạn bài trước khi đến lớp. C/ Các bước lên lớp I: ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số và nền nếp của học sinh II: Kiểm tra bài cũ -Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng. H1:Hãy phân tích đoạn thứ nhất trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" để làm nổi bật nét đẹp trong phong cách văn hoá của Bác? H2:Hãy chứng minh: "Trong con người Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính hiện đại"? III: Nội dung bài mới 1) Giới thiệu bài: H:Dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng em hãy cho biết: Nhân loại đang đứng trước những nguy cơ nào? -Nhân loại đang đứng trước 3 nguy cơ: Bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường và chiến tranh hạt nhân. -Giáo viên dẫn: Trong những năm gần đây, chiến tranh hạt nhân là một trong những vấn đề nóng bỏng mà cả thế giới rất quan tâm. Để thấy được nguy cơ của chiến tranh hạt nhân cũng như để thấy được nhiệm vụ của mỗi người trước cuộc chạy đua vũ trang....... 2) Tiến trình bài dạy: HĐ của thầy HĐ của trò Ghi bảng HĐ 1:đọc - hiểu chú thích H:Với văn bản này chúng ta cần đọc như thế nào? -Gọi học sinh đọc tiếp sức. -Nhận xét cách đọc của học sinh và đọc mẫu đoạn cuối của văn bản. -Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số chú thích ở sách giáo khoa. -đọc to, rõ ràng, nhấn mạnh ở những đoạn văn có số liệu cụ thể. -2 đến 3 học sinh đọc. I.Đọc - hiểu chú thích: HĐ 2: Tìm hiểu văn bản H:Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? -Dẫn: "Nói đến nghị luận là nói đến dẫn chứng và lý lẽ. Vậy khi tìm hiểu văn bản này chúng ta sẽ dựa vào những dẫn chứng và lý lẽ mà nhà văn đưa ra". H:Văn bản "Đấu tranh cho một tyhế giới hoà bình" có thể chia thành mấy phần để phâ tích? Đó là những phần nào? Nêu nội dung chính của mỗi phần? -Yêu cầu học sinh đọc thầm bằng mắt đoạn văn thứ nhất. H:Để làm nổi bật nguy co của chiến tranh hạt nhân nhà văn Mac-két đã đưa ra những dẫn chứng và lý lẽ nào? H:Trong những chứng cớ trên, chứng cớ nào làm em ngạc nhiên nhất? Vì sao? H:Theo em cách đưa lý lẽ và chứng cớ tronmg đoạn văn bản này có gì đặc biệt? H:Những lỹ lẽ và dẫn chứng đó tác động như thế nào đến tư tưởng và tình cảm của em? H:Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em có thêm chứng cớ nào về nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn đe doạ cuộc sống trên Trái đất? -Gợi ý: +Các cuộc thử bom nguyên tử (Liên hệ đến năm 1945 Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố lớn của Nhật bản) +Các lò phản ứng hạt nhân. +Tên lửa đạn đạo. -Bình: Dù hôm nay hay những ngày sắp tới chiến tranh hạt nhân vẫn là một trong những vấn đề nóng bỏng mà cả thế giưói quan tâm. Nó là nguy cơ de doạ sự sống còn của Trái đất. -yêu cầu học sinh đọc đoạn tiếp theo đến vận mệnh thế giới. H:Những chứng cớ nào được đưa ra để nói về cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân trong lĩnh vực quân sự? H:Em có nhận xét gì về cách lập luận của nhà văn? H:Cách lập luận đó có tác dụng như thế nào trong việc diễn đạt nội dung văn bản? H:Qua đó em có suy nghĩ gì về chiến tranh hạt nhân trên toàn cầu? H:Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em biết nhân loại đã tìm cách nào để hạn chế chạy đua chiến tranh hạt nhân? -Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn từ tiếp theo đến điểm xuất phát của nó. -Dẫn: Phần văn bản tiếp theo được tạo bằng 3 đoạn văn, mỗi đoạn văn đều nói đến hai chữ "Trái đất". H:Em đọc được cảm nghĩ gì của tác giả khi liên tục nhắc lại danh từ "Trái đất"? H:Nhà văn Mác-két quan niệm như thế nào về Trái đất? H:Qua quan niệm của nhà văn giúp hiểu thêm được gì về Trái đất thân yêu của chúng ta? H:Quá trình sống trên Trái đất đã được tác giả hình dung như thến nào? H:Theo em có gì độc đáo trong cách lập luận của tác giả ở đoạn văn này? H:Từ những hình dung đó của tác giả em hiểu được gì về sự sống trên Trái đất? -Dẫn: ở cuối đoạn văn, nhà văn có một lời bình rất hay. H:Em hãy đọc diễn cảm lời bình của nhà văn? H:Em hiểu như thế nào về lờ bình của nhà văn Mác - két? -Yêu cầu học sinh chú ý vào phần cuối của văn bản. -Dẫn: Phần cuối văn bản có 2 đoạn văn. Một đoạn nói về việc chúng ta chống chiến tranh hạt nhân, một đoạn là thái độ của tác giả về việc này. H:Em hiểu thế nào về bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng? H:ý tưởng của tác giả về việc mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân bao gồm những thông điệp gì? H:Phải là người như thế nào thì nhà văn mới có được những ý tưởng hay như vậy? H:là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em dự định sẽ làm gì để hoà mình vào bản đồng ca chống chiến tranh hạt nhân? -Phương thức nghị luận. -Chia làm 4 phần: +Đoạn 1: Từ đầu đến vận mệnh thế giới. +Đoạn 2: từ tiếp theo đến toàn thế giới. +Đoạn 3: Từ tiếp theo đến điểm xuất phát của nó. +Đoạn 4: còn lại. -Đọc thầm bằng mắt. -Dẫn chứng: +Ngày 8/8/1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí trên toàn cầu. +Tất cả mọi người không trừ trẻ con, mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. +Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến mất hết thảy không chỉ một lần mà là 12 lần mọi dấu vết sự sống trên Trái đất. -Lý lẽ: +Về lý thuyết ....... hệ mặt trời. +Không có một đứa con nào ..... vận mệnh Thế giới. -Tự bộc lộ. -Lý lẽ kết hợp với chứng cớ. -Lý lẽ và chứng cớ đều dựa trên sự tính toán khoa học. -Lý lẽ và chứng cớ kết hợp với sự bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả. -Tác động vào nhận thức của người đọc về sức mạnh ghê gớm của vũ khí hạt nhân. -Khới gợi sự đồng tình với tác giả. -Đọc diễn cảm. -Chi phí hàng trăm tỉ đô la để tạo máy bay ném bom chiến lược, tên lửa vượt đại châu, tàu sân bay, tên lửa MX, tầu ngầm mang vũ khí hạt nhân... -Chứng cớ cụ thể, xác thực: 100 tỉ đô la, 100 máy bay chiến lược ... -Dùng so sánh đối lập. -Làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân. -Nêu bật sự vô nhân đạo đó. -Gợi cảm xúc mỉa mai, châm biếm ở người đọc. -Cực kỳ vô lý vì tốn kém nhất, đắt đỏ nhất, vô nhân đạo nhất. -Cần loại bỏ chiến tranh hạt nhân vì cuộc sống hoà bình, hạnh phúc trên thế giới. -Các hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân, hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân.... trên thế giới. -Đọc thầm. -Trái đất là thiêng liêng cao cả, đáng được chúng ta yêu quý, trân trọng. -Không được xâm phạm, huỷ hoại Trái đất... -Trái đất chỉ là một cái làng nhỏ trong vũ trụ nhưng lại là nơi độc nhất có phép màu của sự sống trong hệ Mặt trời. -Trái đất chỉ là một hành tinh nhỏ nhưng là hành tinh duy nhất có sự sống. -Khoa học vũ trụ chưa khám phá được sự sống ở nơi naog khác ngoài Trái đất. -Đó là sự thiêng liêng kỳ diệu của Trái đất nhỏ bé này. -180 triệu năm bông hồng mới nở, 380 triệu năm con bướm mới biết bay. -trải qua 4 kỷ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới biết chết vì yêu. -Các số liệu khoa học được làm sinh động bằng các hình ảnh. -Phải lâu dài lắm mới có được sự sống trên Trái đất này. -Mọi vẻ đẹp trên Trái đất này không phải một sớm, một chiều mà có được. -Đọc diễn cảm. -Chiến tranh hạt nhân là hành động cực kỳ phi lý, ngu ngốc, man rợ, đáng xấu hổ, là đi ngược lại lý trí. -Đọc thầm. -Đó là tiếng nói của công luận thế giới chống chiến tranh. -là tiếng nói yêu chuộng hào bình trên Trái đất của nhân dân thế giới. -Thông điệp về một cuộc sống đã từng tồn tại nơi Trái đất để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. -Thông điệp về những kẻ xoá bỏ cuộc sống trên Trái đất này bằng vũ khí hạt nhân. -Là người quan tâm sâu sắc đến vấn đề vũ khí hạt nhân với niềm lo lắng và công phẫn cao độ. -Vô cùng yêu chuộng cuộc sống trên Trái đất hoà bình. -Tự bộc lộ. II.Tìm hiểu văn bản: 1.Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đe doạ sự sống trên Trái đất 2.Chạy đua chiến tranh hạt nhân là cực kỳ tốn kém: 3.Chiến tranh hạt nhân là hành động cực kỳ phi lý: 4.Lời kêu gọi của nhà văn: HĐ 3: Tổng kết -Đưa ra 2 bài tập trắc nghiệm và yêu cầu học sinh thực hiện bằng cách khoanh tròn vào những phương án đúng. H:Từ đó em hãy nhắc lại những nét chính về nghệ thuật và nội dung của văn bản? -Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa trang 21. -Thực hành trên bảng phụ. -1 đến 2 học sinh đọc. III.Tổng kết: -Học phần ghi nhớ (Sgk/21) hđ 4: luyện tập H:Xác định yêu cầu của bài tập 1 trong phần "Luyện tập". -Gợi ý bài tập này để học sinh tự làm ở nhà. -Phát biểu cảm nghĩ. -Thực hành ở nhà. IV. Luyện tập IV .Củng cố H:Hãy đọc một bài thơ hoặc hát một bài hát thể hiện ước mơ của nhân loại - ước mơ trên thế giới không còn chiến tranh? -Giáo viên nhấn mạnh: "Đấu tranh vì một nền hoà bình.... không còn tiếng súng, tiếng bom trên hành tinh." Câu hát đó đã thay cho khát vọng cháy bỏng của nhân dân trên toàn thế giới. V . Hướng dẫn về nhà: -Học ghi nhớ. -Chọn những dẫn chứng tiêu biểu sau đó phân tích để làm nổi bật nguy cơ của chiến tranh hạt nhân và ước mơ ngàn đời của nhân dân thế giới. -Soạn văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn .... trẻ em.

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9Tiet 67.doc
Giáo án liên quan