Hỏi: Theo lời kể của anh thanh niên, ta biết được anh làm công việc gì? Trong hoàn cảnh như thế nào? Theo em cái khổ nhất trong công việc của anh thanh niên là gì? Vì sao?
- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên khá đặc biệt: Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600 m, giữa cây cỏ, mây núi.
- Công việc hàng ngày của anh là công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu, ngày đêm 4 lần (1 giờ, 4 giờ, 11 giờ, 19 giờ) đều đặn chính xác, đo mưa, tính mây, tính nắng đo chấn động mặt đất rồi dùng bộ đàm gọi về Trung tâm, góp phần dự báo chính xác thời tiết phục vụ đời sống, chd của nhân dân, đất nước.
- Công việc không nặng nề nhưng đòi hỏi phải chính xác đều đặn, tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm cao.
Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người, một hoàn cảnh thật đặc biệt. 1) Anh thanh niên
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 67: Lặng lẽ Sapa (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 67
LẶNG LẼ SAPA (tt)
Đọc - hiểu văn bản: 35’
III. Phân tích
Hỏi:
Theo lời kể của anh thanh niên, ta biết được anh làm công việc gì? Trong hoàn cảnh như thế nào? Theo em cái khổ nhất trong công việc của anh thanh niên là gì? Vì sao?
- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên khá đặc biệt: Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600 m, giữa cây cỏ, mây núi.
- Công việc hàng ngày của anh là công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu, ngày đêm 4 lần (1 giờ, 4 giờ, 11 giờ, 19 giờ) đều đặn chính xác, đo mưa, tính mây, tính nắng đo chấn động mặt đất rồi dùng bộ đàm gọi về Trung tâm, góp phần dự báo chính xác thời tiết phục vụ đời sống, chd của nhân dân, đất nước.
- Công việc không nặng nề nhưng đòi hỏi phải chính xác đều đặn, tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm cao.
Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người, một hoàn cảnh thật đặc biệt.
1) Anh thanh niên
Hỏi:
Cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy? (Gợi ý). Ý thức công việc của anh như thế nào?
Trước hết đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy có lích cho cuộc sống, cho mọi người. Khi được biết là một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần và việc chiến thắng của không quân ta bắn rơi maá bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng, anh thấy mình thật hạnh phúc.
Anh từng có suy nghĩ như thế nào về công việc?
Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi; sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất.
Ngoài công việc anh còn có niềm vui nào khác?
Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ còn vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc, đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người bạn để trò chuyện, anh tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình ở Trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động trồng hoa, nuôi gà, tự họa; đọc sách ngoài giờ làm việc.
Chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống và ý nghĩa của công việc.
Hỏi:
Ở người thanh niên ấy còn có những phẩm chất, tính cách nào đáng mến nữa? (Gợi ý)
Thái độ của anh với bác lái xe, với khách như thế nào?
Cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người khao khát được gặp gỡm trò chuyện với mọi người.
Khi ông họa sỹ có ý vẽ chân dung anh, anh có suy nghĩ như thế nào? (anh khiêm tốn, thành thực, cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé, anh nhiệt thành giới thiệu anh với người kỹ sư vườn rau va anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét.
Chô!T:
=> Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảng khắc của truyện, tác giả đã phác họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần , tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.
Hỏi:
Nhân vật ông họa sỹ đóng vai trò gì trong truyện?
Tình cảm và thái độ của ông khi tiếp xúc và trò chuyện vời anh thanh niên.
Ông họa sỹ suy nghĩ như thế nào về nghề nghiệp, về nghệ thuật về cuộc sống con người?
(2)Ông họa sỹ
- Vừa là nhân vật trong câu chuyện, vừa là điểm nhìn trần thuật của tác giả, vừa là những thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của tác giả, nhân vật ông họa sỹ, cả vai trò đặc biệt trong truyện sau nhân vật chủ chốt anh thanh niên.
- Ngay từ những phút đầu gặp anh thanh niên bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sỹ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối. Vì họa sỹ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết; Ôi một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác.
- Ông họa sỹ muốn ghi lại hoàn cảnh anh thanh niên, bằng nét bút ký họa Và “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh và về những điều anh suy nghĩ…”
- Những cảm xúc và suy tư của nhân vật họa sỹ về người thanh niên và về những điều khác nữa (vd về nghệ thuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó, về mảnh đất Sa Pa…) được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng chiều sâu tư tưởng.
- Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật họa sỹ vể người thanh niên và những điều khác nữa=> Làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp, chứa đựng chiều sâu tư tưởng.
Hỏi:
Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên đã để lại cho cô những ấn tượng, tình cảm gì?
- Những điều anh nói, cả chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng” cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên về cái thế giới những con người như anh và quan trọng hơn nữa là về con đường mà cô đã lựa chọn; cô đang đi tới (việc lên công tác ở miền núi). Đây là cái bàng hoàng đáng lẽ cô phải biết khi yêu, nhưng bây giờ cô mới biết, nó còn giúp cô đaáh giá và yên tâm hơn về quyết định đó của mình.
Đó là sự bùng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác.
- Cùng với sự bàng hoàng ấy là một tình cảm hàm ơn với người thanh niên không phải chỉ vì bó hoa to mà anh tặng cô một cách hết sức vô tư, mà còn vì một bó hoa nào khác nữa. Bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô.
(3) Các nhân vật
- Cô kỹ sư
- Cô hiểuthêm về cuộc sống, yên tâm về quyết định của mình.
Hỏi:
Nếu thiếu nhân vật bác lái xe, câu chuyện sẽ ra sao?
- Nhân vật bác lái xe làm cho câu chuyện thâm sinh động, hấp dẫn, kích thích sự tò mò, tìm hiểu của người đọc. bác lái xe đi nhiều, quen thuộc tuyến đường, giới thiệu trước cảnh sắc, con người, đặc biệt là nhân vật T. Tâm của câu chuyện “người cô độc nhất thế gian” người”thèm người” để bác họa sỹ và cô kỹ sư hồi hộp, nóng lòng đón gặp.
- Bác lái xe.
Chốt:
Tóm lại, thông qua những cảm xúc và suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh nhân vật anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp đẽ hơn, xuyên đề tác phẩm được mở rộng thêm, gợi ra nhiều ý nghĩa như là đã được lọc qua thứ sánh sáng tâm hồn trong trẻo và rực rỡ khiến hình ảnh ấy rạng rỡ hơn, ánh lên nhiều sắc màu hơn. Đây là nmột thủ pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện.
Ngoài ra trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp, cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Đó là ông kỹ sư vườn rau SaPa hàng ngày ngồi trong vườn của ông, rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn. Đó là anh cán bộ nghiên cứu đã 11 năm ròng túc trực chờ sét để lập bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước. Họ tạo thành cái thế giới những con người như anh thanh niên ở Trạm khí tượng, những con người miệt mài, lao động khoa học lặng lẽ mà khẩn trương vì lợí ich của đơn vị, vì cuộc sống của mọi người.
(3)
Tổng kết : 5’
IV. Tổng kết
Hỏi:
Truyện ngắn”lặng lẽ SaPa” rất giàu chất trữ tình, vậy chất trữ tình đó được tạo bởi những yếu tố nào?
Gợi ý: - GV cho HS đọc đoạn văn tả cảnh thiên nhiên, qua cái nhìn của ông họa sỹ:”Cảnh nắng lên, những cây thông ngón tay bạc, cảnh ma bạc con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như bó đuốc lớn.
-> Chất trữ tình toát lên từ phong cảnh thiên nhiên đẹp, đầy thơ mộng của Sa Pa qua cái nhìn của người họa sỹ già.
- Từ vẻ đẹp cuộc sống một mình ngày đêm giữa thiên nhiên giữa vùng nui cao, một mình trong công việc thầm lặng mà đầy sức sống không hề cô đơn.
- Từ cuộc gặp gỡ tình cờ của 3 nhân vật mà để lại nhiều dư vị trong những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật của các nhân vật (HS tìm trong truyện những chi tiết làm rõ vẻ đẹp trên).
-> Có thể nói truyện “lặng lẽ Sa Pa” có dáng dấp như một bài thơ, chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh đẹp đến hình ảnh những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ đối với đất nước, với mọi người. Tác giả nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện nhờ thế mà chủ đề của chuyện được rõ nét và sâu sắc.
Ghi nhớ/189
Hỏi
Nhấn mạnh lạichủ đề của truyện?
- Ca ngợi những con người lao động trẻ tuổi, bình thường, lặng lẽ làm việc cho đất nước ở Sa Pa.
- Đồng thời qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người.
(HS đọc ghi nhớ sgk)
(4)
Luyện tập (5’)
PBCN về một trong 2 nhân vật: Anh thanh niên, ông họa sỹ.
Gợi ý: Anh thanh niên
+ Trong Sa Pa lặng lẽ có biết bao người âm thầm bình dị cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Người thanh niên làm công tác khí tượng là một trong những chàng trai say mê công việc, biết khắc phục gian khổ , khó khăn về hoàn thành nhiệm vụ, sống hồ hởi, chân thành, luôn quan tâm đến người khác,… Ông Họa sỹ.
+ Người yêu đời, say mê sáng tạo, hoãn việc tiễn về hưu để đi thực tế. Muốn biết cái yên lặng của 1 giờ sáng, trăn trở về nghệ thuật, làm thế nào để đặt được tấm lòng của họa sỹ vào giữa bức tranh,…
B. Luyện tập
1/ PBCN nhân vật
(5)
Củng cố - Dặn dò:
- Học ghi nhớ.
- Chuẩn bị viết TLV số 3.
File đính kèm:
- TIET 67.doc