A. Mục tiêu bài dạy (sgv/223)
B. Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Sgk, sgv, giáo án.
- HS: sgk, vở bài tập.
C. Tiến trình các HĐDH:
(1) Khởi động: 2'
- Ổn định
- Bài cũ:
- Bài mới: Hệ thống hóa những kiến thức về tập làm văn đã học .
(2) Hình thành kiến thức mới:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2457 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 79: Ôn tập tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 79:
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
A. Mục tiêu bài dạy (sgv/223)
B. Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Sgk, sgv, giáo án.
- HS: sgk, vở bài tập.
C. Tiến trình các HĐDH:
(1) Khởi động: 2'
- Ổn định
- Bài cũ:
- Bài mới: Hệ thống hóa những kiến thức về tập làm văn đã học .
(2) Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài giảng
Câu 1:
Phần TLV trong sách Ngữ văn 9 tập 1 có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
- Văn bản thuyết minh vối trọng tâm là luyện tập, việc kết hợp Giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yêu tố miêu tả.
- Văn bản tự sự với trọng tâm là:
+ Một: Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm giữa tự sự với lập luận.
+ Hai: Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như: Đối thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
=> Nội dung tập làm văn 9, vừa lập lại, vừa nâng cao cả về kiến thức lẫn kỹ năng.
(1) Nội dung lớn
- Thuyết minh + biện pháp nghệ thuật + miêu tả.
- Tự sự + biểu cảm nghị luận.
Câu 2:
Vai trò, vị trí tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố trong văn bản thuyết minh? ví dụ cụ thể:
- Thuyết minh là giúp người đọc, người nghe hiểu biết về đối tượng do đó.
+ Cần phải giải thích thuật ngữ, các khái niệm có liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp người nghe, người đọc dễ dàng hiểu được đối tượng.
+ Cần miêu tả để giúp người nghe, người đọc dễ dàng có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh sự khô khan, nhàm chán.
vd: Thuyết minh về ngôi chùa cổ.
- Phải sử dụng liên tưởng, tưởng tượng, lối so sánh, nhân hóa (ngôi chùa kể chuyện về mình) để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng được thuyết minh).
- Phải miêu tả để người nghe hình dung ra dáng vẻ, màu sắc, không gian hình khối, cảnh vật xung quanh…
=> Nếu thiếu các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả và thuyết minh sẽ khó khăn, thiếu sinh động.
(2) Vai trò của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Giúp bài văn sinh động tránh sự khô khan.
Câu 3:
Văn thuyết minh có miêu tả khác tự sự có miêu tả như thế nào?
Thuyết minh
Miêu tả
- Đối tượng thuyết minh là các loại sự vật, đồ vật.
- Đối tượng: Sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể.
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng.
- Hư cấu, tưởng tượng.
- Đảm bảo tính khách quan khoa học.
- Dùng nhiều so sánh liên tưởng.
- Ít dùng tt, so sánh
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan.
- Dùng nhiều số liệu cụ thể chi tiết.
- Ít dùng số liệu cụ thể chi tiết
- Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hóa khoa học.
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật.
- Thường theo một số yêu cầu giống nhau (mẫu)
- Ít tính khuôn mẫu.
- Đơn nghĩa
- Đa nghĩa.
(3) Thuyết minh - miêu tả.
Câu 4:
Sách ngữ văn 9 tập I nêu lên những nội dung về văn bản tự sự. Vai trò, vị trí, tác dụng củaq yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? Cho ví dụ.
- Nội dung (văn 9 tập I) về văn bản tự sự:
+ Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
+ Kỹ năng kết hợp các yếu tố trên trong văn bản tự sự.
+ Kỹ năng kết hợp các yếu tố trên trong văn bản tự sự.
- Vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào?
+ Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
(Có thể miêu tả gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục… của nhân vật; có thể miêu tả trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc tình cảm của nhân vật).
+ Trong văn bản tự sự để người đọc, người nghe phải suy nghĩ và một vấn đề nào đó, người viết và nhận vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cũng những lý lẽ, dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lý.
- vd: Đoạn văn tự sự cóyếu tố miêu tả nội tâm.
Cổng trường mở ra sgk 7 tập I/rtrang 225 - sgv.
+ Đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận.
Hoàng Lê Nhất Thống chí/ sgv/226.
+ Đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận Lão Hạc - sgv/226.
(4) Vai trò vị trí của các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận trong văn bản tự sự.
a/ Miêu tả nội tâm.
-> Tái hiện suy nghĩ, cảm xúc nhân vật.
Câu 5:
Thế nào là đối thoại; độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố đối thoại; độc thoại; độc thoại nội tâm.
- Đối thoại: Là hình thức đối đáp trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người; trong văn bản tự sự đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng).
Đọc thoại: Là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói vớiai đó trong tưởng tượng, trong văn bản tự sự khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng, còn khi không gọi là độc thoại nội tâm
-> Là hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
- vd: Đoạn văn tự sự có yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm (sgv/227- Dế mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài).
(5)
a. Đối thoại
b. Đọc thoại
c. Đối thoại nội tâm.
-> Thể hiện nhân vật.
Câu 6:
Tìm 2 đoạn văn tự sự, trong đó có một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ 3. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu.
- Người kể chuyện là người đứng ra kể câu chuyện trong tác phẩm. Người kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau với những ngôi kể khác nhau.
+ Khi vô nhân xưng.
+ Khi nhập vào nhân vật trong truyện.
+ Khi ở ngôi thứ nhất xưng tôi.
+ Khi ở ngôi thứ ba.
Khi miêu tả sự việc, người kể thường gắn với một điểm nhìn nào đó. Điểm nhìn là vị trí quan sát của người kể khi thuật lại chuyện.
+ Điểm nhìn bên trong: Thông qua đôi mắt nhân vật.
+ Điểm nhìn bên ngoài: QWuans át từ bên ngoài.
+ Điểm nhìn thâu suốt: Người kể có mặt khắp nơi, thấy tất cả mọi hoạt động, hiểu hết mọi tư tưởng, tình cảm của các nhân vật và thường đưa ra những nhận xét về họ.
vd: Đoạn văn của Nguyên Hồng (Những ngày thơ ấu)/15-
- Người kể xưng tôi ở ngôi thứ nhất,
+ Ngôi kể này có ưu điểm dễ đi sâu và tâm sự tìnhcảm, miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi, phức tạp đang diển ra trong tâm hồn nhân vật "Tôi".
+ Hạn chế: Trong việc miêu tả khái quát đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều dễ gây nên sự đơn điệu.
vd: Đoạn văn của Nguyễn Thành Long "Lặng lẽ SaPa" .
- Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn trần thuật là ông Họa sỹ.
- Tác dụng: Một mặt vẫn giữ cho câu chuyện vẻ đẹp, chân thực, khách quan, mặt khác vẫn có điều kiện thuận lợi để làm nổi bật chất trữ tình, đào sâu suy tư nhận vật, nhưng lại rất phù hợp với chính suy nghĩ của tác giả. /180 - sgk-9.
(6) Người kể ngôi kể tác dụng.
a. Ngôi kể thứ nhất -> Đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật.
b. Ngôi kể thứ ba.
-> Miêu tả khách quan các sự vật.
File đính kèm:
- TIET 79.doc