Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 8: Các phương châm hội thoại (tiếp)

A. Mục tiêu bài dạy (sgv)/23

B. Chuẩn bị của GV – HS:

- GV: Giáo án, sgv, sgk, bảng phụ

- HS: sgk, vở bài tập, bảng phụ

C. Tiến trình tổ chức các HĐDH:

1- Khởi động (5')

- Ổn định

- Bài cũ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2690 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 8: Các phương châm hội thoại (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt) A. Mục tiêu bài dạy (sgv)/23 B. Chuẩn bị của GV – HS: - GV: Giáo án, sgv, sgk, bảng phụ - HS: sgk, vở bài tập, bảng phụ C. Tiến trình tổ chức các HĐDH: 1- Khởi động (5') - Ổn định - Bài cũ: (1) Kể tên những phương châm hội thoại đã học. Cho ví dụ, rút ra bài học . - Giới thiệu bài mới: Tiếp tục nghiên cứu "Một số phương châm hội thoại còn lại" (2) Hình thành kiến thức mới (20') Hoạt động của GV - HS N/dung bài giảng Học sinh thảo luận nhóm với các câu hỏi: - Giải thích nghĩa thành ngữ: " Ông nói gà, bà nói vịt..." - Tìm thành ngữ khác có nghĩa tương tự khác. - Những thành ngữ trên dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? - Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống như vậy? * Giải thích: Vịt, gà là 2 sự vật khác. Ông, bà: Chỉ những người tham gia hội thoại. Thành ngữ: Ý nói những người tham gia hội thoại không nói vào cùng một vấn đề. * Thành ngữ khác: Ông chằng bà chuộc . Chằng chuộc có nghĩa: Không sòng phẳng không ăn khớp. . Thành ngữ ý nói: Mỗi người nói một cách khác, mỗi người làm một khác, không có sự thống nhất. . Những thành ngữ trên dùng để chỉ những tình huống hội thoại mà mỗi người trong hội thoại nói một đàng không khớp nhau -> dẫn đến không hiểu nhau-> các hoạt động xã hội sẽ rối loạn. P.c cần Tránh Q/hệ Nói đúng về đề tài cần giao tiếp Nói lạc đề Cách thức Nói ngắn gọn, rành mạch Nói mơ hồ Lịch sự Nói tế nhị và tôn trọng người khác Nói thiếu lịch sự Chốt: Qua đó có thể rút ra bài học gì? (HS đọc ghi nhớ 1/21) Hỏi: (GV dùng bảng phụ giải thích 2 thành ngữ : "Dây cà ra dây muống"; "lúng búng như ngậm hạt thị". Đọc và cho biết 2 thành ngữ này chỉ cách nói như thế nào? - Cách nói dài dòng, rườm rà. - Cách nói ấp úng, không thoát ý. Hỏi: Cách nói này ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp? - Làm cho người nghe khó tiếp nhận Học sinh đọc ví dụ 2 sgk /22: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy . Hiểu câu này theo những cách hiểu nào? Gợi ý: - Cụm từ "Của ông ấy" bổ nghĩa cho "truyện ngắn" hay "nhận định". - Giáo viên ghi sẵn, ghi cách hiểu ở bảng phụ. + Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn. + Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác. + Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về truyện ngắn của ông ấy. Hỏi: Để người nghe tránh hiểu lầm phải nói ntn ? Chốt: - Cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ (ghi nhớ/2) HS đọc: Văn bản "Người ăn xin" Hỏi: Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? - Cả 2 người đều không có của cải, tiền bạc gì, nhưng cả 2 đều cảm nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình, đó chính là sự tôn trọng, sự quan tâm đến người khác. Chốt: Có thể rút ra bài học gì về truyện ngắn này? (Ghi nhớ 3) - Dù hoàn cảnh, địa vị người đối thoại như thế nào đi nữa thì người nói cũng phải chú ý đến cách nói tôn trọng người đó. Không nên vì cảm thấy người đối thoại thấp kém hơn mình mà dùng những lời lẽ thiếu lịch sự. (3) (4) Luyện tập: (17') BT 1: ... Khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ nhã nhặn. lịch sự. - Một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự. "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe" " Vàng thì thử lửa, thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời" "Chẳng được miếng thịt, miếng xôi Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng" "Một câu nhịn, chín câu lành" BT2: Phép tu từ liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự: "Nói giảm nói tránh" - Bài viết chưa được hay (= dở) BT3: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống a/ Nói mát d/ Nói leo b/ Nói hớt đ/ Nói ra đầu ra đũa c/ Nói móc a,b,c,d: Chỉ cách nói liên quan đến phương châm lịch sự đ/ Chỉ cách nói liên quan đến phương châm cách thức BT4: Vì sao đôi khi người nói phải dùng những cách nói: a. Nhân tiện đây xin hỏi (Tránh để người nghe hiểu mình không tuân thủ phẩm chất quan hệ) b. Tôn trọng người nói, vì biết những lời nói của mình có thể làm mất lòng bạn c. Báo cho người nghe rằng bạn không tuân thủ phương châm về lịch sự BT5: Hướng dẫn học sinh về nhà làm Củng cố - Dặn dò : 3' - Nắm lại 5 phương châm hội thoại - Học ghi nhớ, cho thêm ví dụ - Xem trước: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh. B. Luyện tập 1. Khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống. 2. Chọn, cho vd (3) HS làm vào phiếu học tập (4) Thảo luận nhóm, đại diện phát biểu (5) Về nhà

File đính kèm:

  • docTIET 8.doc