Đọc: HS đọc lại đoạn đầu gương mặt sầm lại.
Hỏi: Vì sao Aluosa và 3 đứa trẻ con viên đại tá già sớm quen thân và quý mến nhau?
Gợi ý:
+ Có phải do Aliosa cứu đứa trẻ rơi xuống giếng không?
+ Thử tìn hiểu hoàn cảnh 3 đứa trẻ và mối quan hệ giữa 2 gia đình để lý giải nguyên nhân trên?
- Ông bà ngoại của Aliosa là hàng xóm láng giềng của gia đình đại tá Opxiannicop, nhưng 2 gia đình này thuộc những thành phần xã hội khác nhau; một bên dân thường, một bên là quan chức, sỹ quan quân đội giàu sang nên viên đại tá không muốn cho 3 con mình chơi với Aliosa.
(Đứa nào gọi nó sang, cấm không được đến nhà tao).
- Do tình cờ Aliosa cứu đứa trẻ bị rơi xuống giếng nên 2 đứa trẻ kia hiểu được lòng tốt của Aliosa nên thích rũ Aliosa sang chơi.
- Aliosa mất bố, mẹ đi lấy chồng khác, có mẹ mà như không, lại thường bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà ngoại là người hiền hậu.
- Qua trò chuyện Aliosa biết mấy đứa trẻ mối quen kia, tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng chẳng sung sướng gì, mẹ mất, sống với dì ghẻ.lại bị bố cấm đoán, đánh đòn .
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 85: Những đứa trẻ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 85:
NHỮNG ĐỨA TRẺ (tt)
Đọc - hiểu văn bản:
Đọc:
HS đọc lại đoạn đầu… gương mặt sầm lại.
III. Phân tích
Hỏi:
Vì sao Aluosa và 3 đứa trẻ con viên đại tá già sớm quen thân và quý mến nhau?
Gợi ý:
+ Có phải do Aliosa cứu đứa trẻ rơi xuống giếng không?
+ Thử tìn hiểu hoàn cảnh 3 đứa trẻ và mối quan hệ giữa 2 gia đình để lý giải nguyên nhân trên?
- Ông bà ngoại của Aliosa là hàng xóm láng giềng của gia đình đại tá Opxiannicop, nhưng 2 gia đình này thuộc những thành phần xã hội khác nhau; một bên dân thường, một bên là quan chức, sỹ quan quân đội giàu sang nên viên đại tá không muốn cho 3 con mình chơi với Aliosa.
(Đứa nào gọi nó sang, cấm không được đến nhà tao).
- Do tình cờ Aliosa cứu đứa trẻ bị rơi xuống giếng nên 2 đứa trẻ kia hiểu được lòng tốt của Aliosa nên thích rũ Aliosa sang chơi.
- Aliosa mất bố, mẹ đi lấy chồng khác, có mẹ mà như không, lại thường bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà ngoại là người hiền hậu.
- Qua trò chuyện Aliosa biết mấy đứa trẻ mối quen kia, tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng chẳng sung sướng gì, mẹ mất, sống với dì ghẻ.lại bị bố cấm đoán, đánh đòn….
(1) Những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
- Sớm quen thân và quý mến nhau
Chốt:
Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến Aliosa thân thiết với mấy đứa trẻ và để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng Gorơki khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.
GV dẫn dắt: Trước khi quen thân, nhìn sang nhà hàng xóm, Aliosa chỉ biết 3 đứa trẻ cùng mặc áo cánh và quần dài, màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc.
… Khi 3 đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, phải sống với dì ghẻ mà chúng gọi là mẹ khác thì chúng ngồi lặng đi… Trong quan sát và cảm nhận của Aliosa em thấy như thế nào?
“ Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con”
(2) Những quans át và nhận xét tinh tế.
Gợi ý: - Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? (so sánh)
- Hình ảnh so sánh đã gợi hình ảnh những đứa trẻ như thế nào? (những đứa trẻ ở đây giống như những chú gà con mất mẹ, co cụm vào nhau khi thấy diều hâu.
- Thể hiện được tình cảm gì của Aliosa (thông cảm với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ).
Aliosa thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ.
Đọc:
HS đọc đoạn 2.
Hỏi:
Hình ảnh những đứa trẻ khibị bố mắng, tiếp tục hiện lên dưới sự quan sát và cảm nhận của bé Aliosa như thế nào? Điều đó khẳng định thâm phẩm chất gì của Aliosa?
- KHi đại tá xuất hiệnm hách dịch hỏi: Đứa nào gọi nó sang? Thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà, khiến Aliosa nghĩ đến “những con ngỗng ngoan ngoãn”.
- Đây là lần thứ hai tác giả dùng hình ảnh so sánh này. Cách so sánh này vừa thể hiện được dáng dấp của trẻ vừa thể hiện tâm trạng của chúng. Chúng bị bố áp chế, lẳng lặng đi vào nhà, chẳng dám hé răng.
=> Một lần nữa Aliosa tỏ sự thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ.
Hỏi:
Trong khi kể chuyện, tác gia đã lồng chuyện đời thường với chuyện cổ trích. Đây là một đặc điểm của nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích này?
Vậy, chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau qua những chi tiết nào?
- Mấy đứa trẻ vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ mẹ khác, Aliosa liên tưởng ngay đến mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích mà em đã được nghe bà ngoại kể.
- Chi tiết mẹ thật (đã chết) của mấy đứa trẻ. Mẹ thật của các cậu thế nào cũng về… Biết bao lần những người chết, thậm chí đã bị xã ra từng mảnh, chỉ cần vảy ít nước phép là sống lại,có biết bao người chết mà không phải chết thật vì bị bọn phù thủy phù phép.
- Chi tiết người bà nhân hậu. Người kể nhiều chuyện cổ tích cho cháu nghe, mỗi khi quên Aliosa lại chạy về hỏi bà.
- Thằng bé lớn: Cólẽ tất cả các bà đẹp tốt. bà mình trước cũng rất tốt… thì trước mắt chúng ta như hiên lên hình ảnh các nhân vật bà nội, bà ngoại trong tuyện cổ tích rồI. Nhất là thằng bé “thường nói một cách buồn bã: Ngày trước, trước kia dã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm chứ không phải mười một năm.
- Mấy đứa trẻ tên là gì? Ta không rõ, nay tác giả cố tình không kể ra, hoặc ông đã quên mất tên chúng. Có lẽ việc nhà văn chủ tâm không nhắc tên đứa trẻ kia, như thế câu chuyện tình bạn của bọn trẻ thiếu tình thương mang ý nghĩa khái quát hơn và đậm màu sắc cổ tích nhiều hơn.
(3) Chuyện đời thường và truyện cổ tích.
(3)
Tổng kết: 3’
III. Tổng kết.
Rút ra kết luận về nội dung và nghệ thuật đoạn trích?
Nd: Đoạn trích kể lại tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông với mấy đứa trẻ hàng xóm sống thiếu tình thương, bất chấp mọi sự cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
Nghệ thuật: - tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích.
Ghi nhớ/234.
B. Luyện tập
(4)
Luyện tập:
a/ Việc kết hợp những chuyện thật đời thường với những chuyện cổ trích trong đoạn trích có tác dụng gì?
- Hấp dẫn, mang đậm nàu sắc cổ tích.
- Giúp mọi người trở về với thế giới cổ tích
- Để 3 đứa trẻ nhớ đến mẹ và bà của mình.
- Để nhưng đứa trẻ đỡ buồn.
(5)
Củngcố - Dặn dò:
- Học bài: Phần ghi nhớ
- Trả bài kiểm tra tiếng Việt.
File đính kèm:
- TIET 85.doc