Đọc: Đạon 2, cái hại đầu tiên trong việc đọc sách hiện nay là gì?
- Sách được sản xuất, in ấn rất nhiều; khiến người đọc không chuyên sâu, dễ sa vào lối ham đọc nhiều mà đọc không kỹ, đọc qua loa, hời hợt. (2) Lđ2: Hai cái hại thường gặp khi đọc sách.
Hỏi: So sánh với cách đọc ngaà xưa khác nhau như thế nào?
- Người xưa: Đọc kỹ càng, nghiên ngẫm từng câu, từng chữ, mặc dù đọc ít.
- Đọc nhiều, đọc qua loa
- Đọc không lựa chọn
-> Lãng phí thời gian, sức lực sinh ra bệnh.
Hỏi: Tác hại của lối đọc sách trên là gì?
- Giống như “ăn tươi nuốt sống” các thứ không tiêu hóa được, tích lại càng nhiều thì dễ sinh ra bệnh đau dạ dày.
- Đọc nhiều nhưng đọgn lại thì rất ít, vừa tốn thời gian, tiền bạc vừa sinh ra thói hư danh, nông cạn.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3557 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 92: Bàn về đọc sách (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 92:
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (TT)
Đọc - hiểu văn bản: 35’
Đọc:
Đạon 2, cái hại đầu tiên trong việc đọc sách hiện nay là gì?
- Sách được sản xuất, in ấn rất nhiều; khiến người đọc không chuyên sâu, dễ sa vào lối ham đọc nhiều mà đọc không kỹ, đọc qua loa, hời hợt.
(2) Lđ2: Hai cái hại thường gặp khi đọc sách.
Hỏi:
So sánh với cách đọc ngaà xưa khác nhau như thế nào?
- Người xưa: Đọc kỹ càng, nghiên ngẫm từng câu, từng chữ, mặc dù đọc ít.
- Đọc nhiều, đọc qua loa
- Đọc không lựa chọn
-> Lãng phí thời gian, sức lực sinh ra bệnh.
Hỏi:
Tác hại của lối đọc sách trên là gì?
- Giống như “ăn tươi nuốt sống” các thứ không tiêu hóa được, tích lại càng nhiều thì dễ sinh ra bệnh đau dạ dày.
- Đọc nhiều nhưng đọgn lại thì rất ít, vừa tốn thời gian, tiền bạc vừa sinh ra thói hư danh, nông cạn.
Hỏi:
Tác haạ thứ hai là gì?
- Sách nhiều khiến cho người ta khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực vào những cuốn sách không có ích, thậm chí độc hại (sách khiêu dâm, sách bạo lực, mê tín dị đoan…)
Hỏi:
Tác giả so sánh cái hại của đọc sách này với sự việc gì?
- Giống như đánh trận. Mục tiêu quán hiều che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá đông, đá tây, tự tiêu hao lực lượng.
Hỏi:
Theo em tính thuyết phục của lđ2 nằm ở điểm nào?
- Cách viết giàu hình ảnh, nhiều chỗ tác giả đã dùng lối so sánh ví von cụ thể, thú vị.
- Lý lẽ, dẫn chứng đưa ra điều thấu tình đạt lý.
Đọc:
Đoạn 3 sgk
Tác giả khuyên chúng ta nên chọn sách như thế nào? Em hiểu như thế nào về sách chuyên môn, sách phổ thông?
- Tác giả khuyên chúng ta chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều (dẫn chứng: Đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phaả là xấu hổ, đọc ít mà kỹ thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất, đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ như cưỡi nhựa qua chợ,… Tổ làm cho mắt hoa, ý loạn).
- Tìm đọc những cuốn sách thật sự có giá trị, có lợi cho mình.
- Sách chọn nên hướng vào 2 loại:
+ Loại phổ thông (sách mà mọi công dân đều phải biết) nên chọn khoảng 50 cuốn để đọc trong thời gian học phổ thông và Đại học là đủ.
+ Loại chuyên môn: (Sách phục vụ cho nghề nghiệp của mình) nên chọn và đọc suốt đời.
a/ Chọn sách
- Chọn ít nhưng thực sự có giá trị.
- Hướng vào 2 loại
+ Phổ thông (50 cuốn)
+ Chuyên môn (suốt đời)
Hỏi:
Cách đọc sách đúng đắn nên như thế nào? Cái hại của đọc sách hời hợt là gì?
- Đọc kỹ, đọc nhiều lần đến thuộc lòng.
- Đọc say mê, vừa đọc vừa suy nghĩ “trầm ngâm, tích lũy, tưởng tượng tự do, nhầt là đối với các quyển sách có giá trị.
- Không nên đọc một cách tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch có hệ thống, thậm chí đối với một người nuôi chí lập nghiệp trong một môn học vấn thì đọc sách là một cộng việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm gian khổ.
- Theo Chu Quang Tiềm, đọc sách đâu chỉ là việc học tập trí thức. Đó còn là chuyên rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
- Cái hại của đọc sách hời hợt: Tổ làm cho mắt hoa, ý loạn… như trọc phú khoe của, lừa dối người, thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém.
b. cách đọc
-Đọc kỹ nhiềulần đến thuộc lòng.
- Vừa đọc vừa suy nghĩ tưởng tượng.
-> Rèn luyện tính cách.
(3)
Tổng kết: 4’
Nhắc lại 3 luận điểm vừa phân tích:
- Tầm quan trọng của sách, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Hai cái hại thường gặp khi đọc sách
- Cách chọn sách và đọc sách đúng đắn.
Nhận xét gì về trình tự sắp xếp các luận điểm?
- Sắp xếp khoa học, hợp lý, chặt chẽ.
- Phân tích cái lợi, cái hại-> chọn lựa đúng đắn.
Ngoài bố cục chặt chẽ, hợp lý, tính thuyết phục của văn bản còn thể hiện ở điểm nào?
- Cách viết giàu hình ảnh, so sánh với ví von.
- Trình bày thấu tình đạt lý:
+ Ý kiến đưa ra xác đáng, có lí lẽ thuyết phục
+ Phân tích cụ thể, bằng giọng trò chuyện tâm tình.
HS đọc ghi nhớ.
IV. Tổng kết
Ghi nhớ/7 (sgk)
(4)
Luyện tập: 5’
B. Luyện tập.
Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài “Bàn về đọc sách”
Gợi ý:
- Hiểu được tầm quan trọng của sách:
+ Sách ghi chép luưu truyền tri thức của loài người.
+ Kho tàng gìn giữ di sản tinh thần của con người.
+ Nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống (M.Gorơki)
- Thấy được tác hại của việc đọc sách không lựa chọn, không có ích:
+ Hao phí thời gian , sức lực
+ Tiêm nhiễm thói xấu, hạ thấp nhân cách.
- Cần chọn sách có giá trị để đọc:
+ Sách phải thật sự có ích
+ Sách phổ thông , cả chuyên môn
- Cần có cách đọc sách khoa học:
+ Đọc ít nhưng đọc kỹ, vừa đọc vừa suy nghĩ, đến thuộc .
+ Nghiền ngẫm đến mức có thể làm thay đổi khí chất con người.
- Tích cực học và làm theo lời khuyên của Chu Quang Tiềm và tuyên truyền cho mọi người cùng làm theo, đặc biệt là HS đáng lớn chưa có ý thức.
1/ Phát biểu cảm nghĩ.
(5)
Củng cố - Dặn dò: 1’
- Học ghi nhớ
- Soạn Khởi ngữ.
File đính kèm:
- TIET 92.doc