I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác
2-Tích hợp với Tiếng Việt ở bài "các phương châm hội thoại", với tập làm văn ở bài "Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh", với văn bản đã học ở lớp 7 (Đức tính giản dị của Bác Hồ), với những hiểu biết của hs về Bác.
3- Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng
4. Chuẩn bị
- Giáo viên hướng dẫn hs sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác trong khuôn viên Chủ Tịch phủ; có thể tổ chức xem phim tài liệu về Bác hoặc tốt nhất tổ chức hs tham quan lăng và nơi ở của Bác trước hoặc sau khi học bài.
- Sách : Bác Hồ- Con người - Phong cách - Nhiều tác giả, NXB trẻ, thành phố HCM, 2005.
226 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2643 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Trường THCS Cao Viên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SOẠN NGỮ VĂN 9
Bài 1
Tuần 1
Tiết 1- 2
Văn học
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(trích)
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác
2-Tích hợp với Tiếng Việt ở bài "các phương châm hội thoại", với tập làm văn ở bài "Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh", với văn bản đã học ở lớp 7 (Đức tính giản dị của Bác Hồ), với những hiểu biết của hs về Bác.
3- Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng
4. Chuẩn bị
- Giáo viên hướng dẫn hs sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác trong khuôn viên Chủ Tịch phủ; có thể tổ chức xem phim tài liệu về Bác hoặc tốt nhất tổ chức hs tham quan lăng và nơi ở của Bác trước hoặc sau khi học bài.
- Sách : Bác Hồ- Con người - Phong cách - Nhiều tác giả, NXB trẻ, thành phố HCM, 2005.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 : Giới thiệu dẫn vào bài mới
1. Cho hs xem ảnh, tranh Bác Hồ làm việc ở nhà sàn Việt Bắc hoặc Bác đọc báo trong vườn Chủ tịch Phủ, ngôi nhà sàn của Bác ở Hà Nội, cảnh Bác cuốc đất trồng rau, Bác cho cá ăn, Bác đạp guồng tát nước với nông dân… Từ đó khái quát phong cách sống và làm việc, phong cách văn hóa HCM
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, giải thích từ khó, tìm hiểu kiểu loại và bố cục.
1. Đọc: Giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết. GV đọc đoạn 1,2 HS đọc tiếp đến hết bài. GV nhận xét cách đọc.
2. Giải thích từ khó: GV chọn và giải thích 1 số từ khó. Giải thích thêm từ: "bất giác": một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước; đạm bạc; sơ sài, giản dị, không cầu kì, bày vẽ.
3. Kiểu loại : Văn bản nhật dụng
4. Văn bản này được viết theo phương thức kể và bình luận
5. Bố cục của đoạn trích:
- Văn bản có thể chia làm 3 đoạn:
+Đoạn 1: Từ đầu đến rất hiện đại: quá trình hình thành và điều kì lạ của phong cách văn hoá HCM
+ Đoạn 2: tiếp theo..hạ tắm ao: Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ
+ Đoạn 3: Phần còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM.
Hoạt động 3: hướng dẫn đọc và phân tích chi tiết.
1.Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là con đường hình thành phong cách văn hoá HCM.
- Theo cách lập luận của tác giả thì đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ như thế nào? Bằng những con đường nào, Người có được vốn văn hoá ấy?
( Trong c/đ bôn ba, người đã sống dài ngày ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh… Chế Lan Viên có lần viết:
"Đời bồi tầu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi"
( Người đi tìm hình của nước)
- Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá HCM là gì? Vì sao có thể nói như vậy?
- Qua tìm hiểu luận điểm 1, hãy nhận xét về cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề của tác giả? Cách đưa căn cứ để lý giải vấn đề?
- Theo em,trong những lập luận trên, lập luận nào quan trọng nhất làm sáng tỏ luận điểm chính nói trên?
- Trong thực tế, các yếu tố "dân tộc", và "nhân loại"; "truyền thống"và "hiện đại"luôn có xu hướng loại trừ nhau.Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia. Ấy vậy mà các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy vẫn kết hợp một cách hài hoà trong một phong cách. Quả là kì diệu! Điều đó chỉ có thể thực hiện được bởi yếu tố nào trong phẩm chất của chủ Tịch HCM vượt lên trên tất cả?
2. Sau đó tác giả đã đưa ra luận điểm 2:Vẻ đẹp của phong cách HCM được thể hiện trong phong cách sống và làm việc của Người.
- Để giải thích và chứng minh cho luận điểm này của mình, tác giả đã kể và bình luận trên những mặt nào?
(nơi ở, trang phục, cách ăn mặc)
- Con có nhận xét gì về những dẫn chứng mà tác giả đưa ra để củng cố cho lập luận của mình?
GV lấy thêm 1 số vd về sự giản dị của Bác
3- Hs đọc đoạn cuối bài. Trong phần cuối bài, tác giả đã bình luận phong cách HCM để làm cho bài viết thêm sâu sắc.Tác giả đã bình luận phong cách HCM bắng cách nào?
( Nối giữa quá khứ với hiện tại. Từ nếp sống "giản dị và thanh đạm"của Bác, tác giả liên hệ đến Nguyễn Trãi, đến NBK – các vị "hiền triết"của non sông đất việt.
- Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
1. Luận điểm 1: Con đường hình thành phong cách văn hoá HCM
- Vốn tri thức văn hoá của chủ tịch HCM hết sức sâu rộng: ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Bác Hồ. Cách viết so sánh bao quát để khẳng định giá trị của nhận định.
- Nhưng đó không phải là trời cho một cách tự nhiên mà nhờ thiên tài, nhờ Bác đã dày công học tập, rèn luyện, tu dưỡng không ngừng trong suốt bao nhiêu năm, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân, vất vả.
+ Chủ Tịch HCM đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới Phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ.
+Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như Pháp, Anh, Hoa, Nga…) đó là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hoá với các dân tộc trên thế giới.
+ có ý thức học hỏi sâu sắc toàn diện… đến mức uyên thâm, vừa tiếp thu tinh hoa vừa phê phán cái tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
+ Học trong công việc, trong lao động, ở mọi nơi, mọi lúc…
- Điều quan trọng và kì lạ nhất của phong cách văn hoá HCM là : Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất VN.
- Một lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
- Nói cách khác, chỗ độc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hoá HCM là sự kết hợp hài hoà những phẩm chất rất khác nhau, thống nhất trong một cong người HCM. Đó là truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hoà bậc nhất trong ls dân tộc VN từ xưa đến nay.
* Cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề của t/g rất tự nhiên và hiệu quả. Để lý giải sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại, tác giả đã dẫn ra cuộc đời hoạt động đầy truân chuyên, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới….
- Kết luận được đưa ra sau đó hoàn toàn hợp lô gíc: "có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ Tịch HCM… Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu cái đẹp và cái hay…"Đó cũng là những căn cứ xác đáng để lý giải về tính nhân loại, tính hiện đại- một vế của sự hoà hợp, thống nhất trong phong cách HCM.
- Lập luận quan trọng nhất : "nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất VN, một lối sống rất bình dị, rất VNPT, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại…"
- Sự kết hợp hài hoà của các yếu tố mang nhiều nét đối lập trong một phong cách chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả : đó là bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. HCM là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất đó.
2. Luận điểm 2: Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch HCM.
- Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch HCM có một lối sống vô cùng giản dị:
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: "chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao"như cảnh làng quê quen thuộc; "chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ.."(có thể cho HS xem lại hình ảnh ngôi nhà sàn)
+ Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ", tư trang ít ỏi: "chiếc va li con với bộ quần áo, vài vật kỉ niệm…"
+ Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân tộc "cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa"
+ Cs một mình không xây dựng gia đình, suốt cuộc đời hi sinh vì dân vì nước.
- Lời bình luận so sánh: Chưa có vị nguyên thủ quốc gia xưa nay nào có cách sống như vậy, giản dị, lão thực đến vậy. Đó là nếp sống của các vị hiền triết xưa như Nguyễn Trãi, NBK- nếp sống thanh đạm, thanh cao.
- GV đọc đoạn : "tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc.. đến khi đó, tôi sẽ…)
=> Những dẫn chứng trên là những chi tiết hết sức cụ thể, phổ biến đã đi vào thơ ca như một huyền thoại (ngôi nhà sàn, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp, là cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, là tình cảm thắm thiết đối với đồng bào, nhất là đối với các em thiếu nhi…). Tác giả sử dụng thủ pháp liệt kê những dẫn chứng nhưng không gây nhàm chán, đơn điệu mà còn các tác dụng thuyết phục hơn hẳn.
3. Luận điểm 3: Ý nghĩa phong cách HCM
- Cách sống giản dị, đạm bạc của CTHCM lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ; cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
- Giống các vị danh nho: không phải tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, lập dị mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống.
- Khác các vị danh nho: đây là lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị chủ tịch nước, linh hồn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ và công cuộc xây dựng CNXH
Hoạt động 4: hướng dẫn tổng kết
- Tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM.
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách HCM?
- Em học tập được những gì về phong cách HCM? (nhất là trong xã hội hiện nay đang trong xu hướng hoà nhập với khu vực và quốc tế)
- Từ bài học này, em hiểu thế nào là lối sống có văn hoá, thế nào là "mốt", là hiện đại trong cách ăn mặc, nói năng?
(cho hs tự do thảo luận)
- Cuối cùng, GV cho học sinh đọc phần ghi nhớ -sgk.
4. Tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
- Kết hợp giữa kể chuyện, phân tích và bình luận. Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận 1 cách tự nhiên : "có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như CTHCM", "Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích.."
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng trong văn bản)
-So sánh với các bậc danh nho xưa, đối lập giữa các phẩm chất, khái niệm….
- Dẫn chứng thơ cổ, dùng từ Hán Việt, gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa HCM với các bậc hiền triết của dân tộc.
- Sử dụng NT đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức VN.
5. Nội dung: - Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người HCM, một con người rất giản dị, một con người VN gần gũi với mọi người.
- Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta hiểu sâu hơn về phong cách của BH, học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách HCM, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
Ghi nhớ: (sgk)
Hoạt động 5: Luyện tập.Học sinh đọc 2 bài tập trong sách "Bài tập ngữ văn 9 tập 1
TIẾT 3: Ngữ pháp
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về hội thoại ở lớp 8
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất ở lớp 9
2. Tích hợp với Văn qua văn bản "phong cách HCM"với tập làm văn ở bài : "sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh".
3. Kĩ năng: Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài học
Bước1.GV gọi hs đọc đoạn đối thoại trong sgk và trả lời câu hỏi:
- Khi An hỏi "học bơi ở đâu"mà Ba trả lời "ở dưới nước"thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An cần biết không?
- Cần trả lời như thế nào?
- Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
Bước2: GV hướng dẫn hs kể lại truyện "lợn cưới áo mới".
- Vì sao truyện lại gây cười?
- Lẽ ra anh "lợn cưới"và anh có "áo mới"phải trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời?
- Như vậy, cần phải tuân thủ điều gì khi giao tiếp?
- Từ việc tìm hiểu 2 vd trên, rút ra điều gì trong giao tiếp?
(Hs đọc ghi nhớ trong sgk)
- GV kể cho hs nghe câu chuyện vui minh hoạ cho ghi nhớ:
VD: Truyện cười Tây Ban Nha:
- Có thể xem bài tập làm văn là một văn bản hội thoại giữa hs với thầy cô giáo chấm bài. Vì không đọc kĩ đề bài, nắm đúng yêu cầu đề bài, nên nhiều em bị thầy giáo, cô giáo phê phán là lan man, thừa ý, thiếu ý…Đó là khuyết điểm phương châm về lượng, rất dễ dàng khắc phục được.
I. Phương châm về lượng
1. VD:
a. VD1: Đọc đoạn hội thoại
- Câu trả lời của Ba không mang n/d mà An cần biết. Điều mà An cần biết là một địa điểm cụ thể nào đó như ở bể bơi thành phố, sông biển… chứ không phải là An cần hiểu định nghĩa "bơi là gì? (Bơi là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể).
=> Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
b. VD2: Đọc truyện "lợn cưới áo mới"
- Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói
- Lẽ ra chỉ cần hỏi: "Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?"Và chỉ cần trả lời: "Nãy giờ, tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả".
=> Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
2. Ghi nhớ:
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa (phương châm về lượng)
Hết bao lâu
Một bà già tới phòng bán vé máy bay hỏi:
- Xin làm ơn cho biết từ Madrid tới Mêhicô bay hết bao lâu?
Nhân viên bán vé máy bay đang bận việc gì đó liền đáp:
- Một phút nhé!
- Xin cảm ơn- bà già đáp và đi ra
=> Câu trả lời của người bán vé, ý nói hãy đợi cho một phút rồi sẽ trả lời, nhưng nói quá ngắn: "một phút nhé!". Vì thế bà già cảm thấy mình bị giễu nên khó chịu đi ra…
Bước 1: GV hướng dẫn học sinh kể lại truyện "quả bí khổng lồ"trong mục II (sgk) và trả lời câu hỏi:
- Truyện cười này phê phán điều gì?
- Qua đó truyện nhắc nhở ta điều gì? Trong giao tiếp, có điều gì cần tránh?
Bước 2: GV hỏi thêm:
+Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì em có thông báo điều đó với các bạn cùng lớp không?
+Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì E có trả lời với thầy giáo là bạn ấy nghỉ học vì ốm không?
3. Bước 3: So sánh để làm rõ sự khác nhau giữa yêu cầu được nêu ra ở bước 1 và bước2.
- Nói đúng sự thật là phương châm về chất trong hội thoại
VD: Trong phần đầu "BNĐC", Nguyễn Trãi có viết:
Vậy nên Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi"..
=> Nguyễn Trãi đã nêu lên những chứng cớ l/s, làm cho giọng văn đanh thép, hùng hồn, khẳng định sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt với tất cả niềm tự hào. Phương châm về chất được thể hiện rất rõ trong lời văn của Nguyễn Trãi.
VD2. Những chứng cớ mà Chủ Tịch HCM nêu lên trong đoạn văn sau là những sự thật l/s không thể nào chối cãi được, nhằm lên án, kết tội TDP trong 80 năm thống trị đất nước ta.
"chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc k/n của ta trong nhữg bể máu.
Chúng ràng buộcdư luận, thi hành chính sách ngu dân
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để cho nòi giống ta suy nhược
=> Những tội ác ghê tởm của TDP đã bị căm thù lên án, nỗi nhục vong quốc nô được giãi bầy một cách cụ thể, xác thực. Phương châm về chất đã tạo nên tính tư tưởng của đoạn văn này.
- Ngoài ra những truyện cười dân gian như "quả bí với cái nồi đồng", "con rắn vuông", "đi mây về gió", "một tấc đến trời"… đều chế giễu, châm biếm những kẻ ăn nói khoác lác ở đời.
Bước 4. HS đọc phần ghi nhớ- sgk
II. Phương châm về chất
1. Bài tập tìm hiểu
a. VD1: Đọc truyện cười "quả bí khổng lồ"
- Truyện cười này nhằm phê phán tính nói khoác
- Truyện nhắc nhở chúng ta trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin la đúng sự thật.
b. VD2: Cho đoạn hội thoại
Một học sinh xin phép thầy giáo:
- Thưa thầy, mai cho em nghỉ lao động ạ
- Vì sao?
- Thưa thầy, mai em đau đầu ạ.
- Như vậy, câu trả lời của hs "mai em đau đầu"là không có lí do xác thực trong hội thoại.
* So sánh
- Yêu cầu ở bước 1: Trong giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật. Ta không nên nói những gì trái với điều mà ta nghĩ
- Yêu cầu ở bước 2: Trong giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực. Ta không nên nói nhữn gì mà mình chưa có cơ sở để xác định là đúng. Nếu cần nói điều đó thì phải báo cho người nghe biết rằng tính xác thực của điều đó chưa được kiểm chứng.
VD: Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì không nên nói với thầy cô là : "thưa thầy (cô) bạn ấy ốm"; mà nên nói chẳng hạn như : "thưa thầy cô, hình như bạn ấy ốm"; "thưa thầy cô, em nghĩ là bạn ấy ốm"…
2. Ghi nhớ:
Trong giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc không có bằng chứng xác thực. Nói đúng sự thật là phương châm về chất trong hội thoại.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập
(tham khảo sách giáo viên)
=======================
TIẾT 4: Tập làm văn
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh :
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dậy và học
Hoạt động 1: Ôn tập văn bản thuyết minh
1. Văn thuyết minh là gì?
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
VD: -Giới thiệu về một nhân vật lịch sử
- Giới thiệu một miền quê, một vùng địa lý
- Giới thiệu một đặc sản, một món ăn
- Giới thiệu một vị thuốc
- Giới thiệu một loài hoa, loài chim, loài thú…
2. Mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức (hiểu biết) khách quan về những sự vật, hiện tượng, vấn đề… được chọn làm đối tượng để thuyết minh.
3. Yêu cầu và phương pháp thuyết minh
a. Yêu cầu:
- Trước hết phải hiểu rõ yêu cầu của bài làm là cung cấp tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh
- Phải quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác đối tượng cần thuyết minh, tìm cách trình bày theo trình tự thích hợp sao cho người đọc dễ hiểu.
VD: Nếu thuyết minh về chiếc xe đạp có thể đi từ bộ phận quan trọng, đến không quan trọng, đến tác dụng của xe đạp với người sử dụng…
Nếu thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam cần đi theo trình tự từ nguồn gốc, cách làm nón, các kiểu dáng nón, tác dụng khi con người sử dụng…
- Phải sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
- Cần chú ý thời gian được thuyết minh, đối tượng đọc, nghe bài thuyết minh của mình.
b. Phương pháp
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như : nêu định nghĩa, mô tả sự vật, sự việc, nêu ví dụ, liệt kê, so sánh, đối chiếu phân tích, phân loại, dùng số liệu, nói vừa phải, tránh đại ngôn…
Hoạt động 2: Đọc và nhận xét kiểu văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
Bước 1: Cho hs thay nhau đọc văn bản "Hạ Long – Đá và nước"
Bước 2: GV nêu câu hỏi
- Bài văn thuyết minh vấn đề gì? Vấn đề ấy có khó không? Tại sao?
- Vận dụng kiến thức về văn thuyết minh cho biết văn bản này vận dụng những phương pháp thuyết minh nào?
( Bài văn vận dụng những phương pháp thuyết minh chủ yếu là phương pháp nêu định nghĩa, giải thích và phương pháp liệt kê)
- Để cho sinh động, ngoài phương pháp thuyết minh đã học, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
Các biện pháp nghệ thuật như : kể chuyện, miêu tả, nhân hoá)
HS chú ý các đặc điểm sau:
a. Nước tạo nên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.
b. Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của du khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá, mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hoá đến lạ lùng…
=> Sau mỗi đổi thay góc độ quan sát, tốc độ di chuyển, ánh sáng phản chiếu…. là sự miêu tả những biến đổi của hình ảnh đảo đá, biến chúng từ những vật vô tri thành vật sống động, có hồn.
I. Tìm hiểu văn bản: Hạ Long – Đá và nước
- Bài văn thuyết minh về "Sự kì lạ của Hạ Long". Đây là một vấn đề khó thuyết minh, vì:
+ đối tượng thuyết minh rất trìu tượng (giống như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, đạo đức…)
+ Ngoài việc thuyết minh về đối tượng, còn phải truyền được cảm xúc và sự thích thú tới người đọc.
- Ngoài phương pháp thuyết minh đã học, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật như miêu tả, so sánh, nhân hoá….
+ Bắt đầu bằng sự miêu tả sinh động: "chính nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn.
+ Tiếp theo là thuyết minh (giải thích) vai trò của "nước": Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách"
+ Tiếp theo là phân tích những nghịch lí trong thiên nhiên: sự sống của đá và nước, sự thông minh của thiên nhiên…
+ Cuối cùng là một triết lí : « trên thế gian này, chẳng có gì là vô tri cả. Cho đến cả đá".
+ Tgiả còn có một trí tưởng tượng và liên tưởng phong phú: tưởng tượng những cuộc dạo chơi, đúng hơn là các khả năng dạo chơi (sự di chuyển đầy thú vị trên mặt nước Hạ Long) (toàn bài dùng tám chữ "có thể")
=> Các biện pháp nghệ thuật ấy đã có tác dụng giới thiệu vịnh Hạ Long không chỉ là đá và nước mà là một thế giới sống có hồn. Bài viết là một bài thơ văn xuôi mời gọi du khách đến với Hạ Long.
Hoạt động 3: tiểu kết và ghi nhớ.
Tác giả đã trình bày được sự kì lạ của Hạ Long chưa? Trình bày được như thế là nhờ biện pháp gì?
HS đọc phần ghi nhớ (sgk)
II. Tổng kết:
- Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca…
- Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
Hoạt động 4: Luyện tập (tham khảo sgv)
Hoạt động 6: Dặn dò chuẩn bị tiết sau.
Hs chuẩn bị tiết luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Cụ thể:
- Phân nhóm lập dàn ý thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.
==========================
TIẾT 5: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I.Mục tiêu cần đạt.
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về văn bản thuyết minh, nâng cao thông qua việc kết hợp với các biện pháp NT.
Giúp học sinh biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1: GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh, cho nhận xét, nhắc nhở.
GV nhấn mạnh yêu cầu của văn bản thuyết minh:
- Về nội dung: phải nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của các đồ dùng nói trên.
- Về hình thức : phải biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để giúp cho văn bản thuyết minh, sinh động, hấp dẫn.
Hoạt động 2: Lập dàn ý:
VD1: Thuyết minh về chiếc nón
1. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón
2. Thân bài:
a. Lịch sử chiếc nón
b. Cấu tạo của chiếc nón
c. Quy trình làm ra chiếc nón
d. Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón…
3. Kết thúc vấn đề: cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết đoạn mở bài:
- Là người VN thì ai mà chẳng biết chiếc nón trắng quen thuộc, phải không các bạn? Mẹ ta đội chiếc nón trắng ra đồng nhổ mạ, cấy lúa, chở thóc…. Chị ta đội chiếc nón trắng đi chợ, chèo đò… Em ta đội chiếc nón trắng đi học. Bạn ta đội chiếc nón trắng bước lên sân khấu… Chiếc nón trắng gần gũi, thân thiết là thế, nhưng có khi nào đó bạn tự hỏi chiếc nón trắng ra đời từ bao giờ? Nó được làm ra như thế nào ? Giá trị về kinh tế, văn hoá, nghệ thuật ra sao..?
VD2:
Định nghĩa quạt là một dụng cụ như thế nào?
Họ nhà quạt đông đúc và có nhiều loại như thế nào?
Mỗi loại có cấu tạo và công dụng ra sao
Quạt ở công sở nhiều nơi không được bảo quản như thế nào?
Ngày xưa quạt giấy còn là một sản phẩm mĩ thuật, người ta vẽ tranh, đề thơ lên quạt, dùng quạt tặng nhau làm vật kỉ niệm. Cái quạt thóc ở nông thôn như thế n
File đính kèm:
- GA Ngu van 9 HK I.doc