Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến tuần 13

FDA. MỤC TIÊU:

1. HS thấy được cốt lõi và vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.

2. H tiếp tục củng cố kỹ năng tiếp cận, tìm hiểu văn bản nhật dụng.

3. Bồi dưỡng lòng kính yêu lãnh tụ và ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

B. CHUẨN BỊ:

- Tài liệu về Bác Hồ, những câu chuyện về Bác.

- Một số ảnh di tích lịch sử về Bác Hồ.

 C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc157 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến tuần 13, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1,2 Ngày soạn: Ngày dạy: Phong cách hồ chí minh fdA. Mục tiêu: 1. HS thấy được cốt lõi và vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. 2. H tiếp tục củng cố kỹ năng tiếp cận, tìm hiểu văn bản nhật dụng. 3. Bồi dưỡng lòng kính yêu lãnh tụ và ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại. B. Chuẩn bị: - Tài liệu về Bác Hồ, những câu chuyện về Bác. - Một số ảnh di tích lịch sử về Bác Hồ. C. Hoạt động dạy học: *ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: ? ở lớp 7, em đã học văn bản nào về Bác Hồ? Nội dung của văn bản đó. HS nhớ lại kiến thức, xung phong trả lời. - VB: Đức tính giản dị của Bác Hồ. *Bài mới: + Giới thiệu bài: Sử dụng tranh để và lời giới thiệu . + Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Bằng phơng pháp vấn đáp, giúp H tìm hiểu một số vấn đề chung: I.Tìm hiểu chung: ? Qua chuẩn bị bài, em hãy nêu xuất xứ của văn bản? Xác định kiểu văn bản? Vì sao em xác định nh vậy? Nêu những vb nhật dụng đã học. G. định hướng: Vấn đề đặt ra có tính chất như thế nào đối với xã hội. ? Em hãy nêu cách chia bố cục vb của mình ? Thử nhận diện các phương thức biểu đạt. - G cho H nhận diện những lời kể, những lời bình. H xung phong trả lời. hs tìm bố cục hs đọc 1. Xuất xứ của văn bản(Sgk Tr.7) 2. Kiểu văn bản: Nhật dụng H xung phong trả lời. Chủ đề: Sự hoà nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 3. Bố cục: 2 phần 4. Phương thức biểu đạt: - tự sự (kể chuyện) + nghị luận ( lời bình) G: Đó là một cách viết rất hiệu quả, nhằm tạo một văn bản có giá trị nhật dụng và có giá trị văn chương. Các em cần chú ý để vận dụng trong bài viết của mình Hoạt động 2: Bằng PP vấn đáp, kể chuyện, thuyết minh, giúp H nắm được nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. Căn cứ vào yếu tố nào mà “Phong cách Hồ Chí Minh”được gọi là văn bản nhật dụng? Khái quát: văn bản trên trình bày về vấn gần gũi, bức xúc với cuộc sống hiện nay của chúng ta, cũng như sau này:Hội nhập và phát triển. Vấn đề có ý nghĩa vô cùng sâu sắc bởi học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minhlà việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.Căn cứ vào nội dung, văn bản được gọi là văn bản nhật dụng. II. Đọc- hiểu văn bản ? G hướng dẫn cách đọc - G gọi H đọc + giải thích từ ngữ. - G tra từ điển giảng nghĩa 2 từ quan trọng. 1. Đọc - tìm hiểu chú thích: H xung phong đọc + giải thích từ ngữ trong phần đọc của mình. 2. Phân tích: a. Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh: ? Vốn tri thức văn hoá nhân loại của HCM như thế nào? Để có vốn tri thức ấy, Ngườiđã làm gì. - G giảng: sâu rộng. ->từ ghép đẳng lập. - G cho xem ảnh, câu chuyện về sự ham học của bác. ( Kết hợp ghi bảng) ? Vốn tri thức đó được Người tiếp thu bằng cách nào? Em thử kể một câu chuyện nói đến sự giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của Bác. ? Đó là phong cách HCM, vậy theo em, cốt lõi trong phong cách HCM là gì? Biện pháp nghệ thuật nào làm nổi bật vấn đề đó. G tổng kết, ghi bảng Qua cách lập luận của tác giả, hãy nêu PP học tập tích luỹ của Hồ Chí Minh ? Qua đây, em rút ra bài học gì cho bản thân? H thảo luận nhóm H trả lời + Vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng: - Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng->Năm vững phương tiện giao tiếp. - Làm nhiều nghề-> học qua thực tế. - đến đâu cũng học hỏi-> Ham học hỏi. +Cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển: - Tiếp thu những không thụ động. - Tiếp thu đồng thời với việc phê phán. - Tiếp thu trên nền tảng văn hoá dân tộc. *Qua giọng văn nghị luận mạch lạc, sự kết hợp giữa lời kể và lời bình, sử dụng từ ngữ tinh tế, giàu ý nghĩa->cốt lõi phong cách HCM là: vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp giữa tinh hoa văn hoá dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại Tiếp thu cái hay, cái đẹp + phê phán cái tiêu cực+nhào nặn với gốc VHDT =Nhân cách Việt Nam mới mẻ, hiện đại HS nêu bài học cá nhân Khái quát:Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, chúng ta rất thuận lợi cho việc tìm hiểu vốn tri thức nhân loại. Song chúng ta không tiếp thu một cách thụ động mà cần có sự thanh lọc, lựa chọn,tiếp thu trên nền tảng văn hoá dân tộc. Tiết 2: GV tóm tắt tiết1 b. Nét đẹp của phong cách Hồ Chí Minh: ? Em hãy tìm những biểu hiện của phong cách HCM. G tổng kết, ghi bảng những nội dung tóm tắt. G cho H xem tư liệu, tranh ảnh về Bác, về Nguyễn Trãi... ? Qua đó, em hãy tóm tắt vẻ đẹp phong cách HCM và nêu những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu. -Có bạn cho rằng: Bác đã tiếp tục kế thừa quan niệm sống của các bậc hiền triết xưa, ý kiến của em? H. thảo luận nhóm HS nêu ý kiến + Lối sống vô cùng giản dị của 1 chủ tịch nước + Cách sống thanh cao, sang trọng, thể hiện một quan điểm thẩm mĩ: cái đẹp từ sự giản dị. H độc lập suy nghĩ, phát biểu. * Lời kể + lời bình, hệ thống từ Hán Việt trang trọng-> vẻ đẹp phong cách HCVM là lối sống vừa giản dị vừa thanh cao, vừa hiện đại vừa truyền thống, vừa nhân loại vừa Việt Nam. Hoạt động 3:Bằng phương pháp vấn đáp giúp H tổng kết các nội dung đã học: 3. Tổng kết: ? Qua phần tìm hiểu, em hãy tổng kết những vấn đề trọng tâm. G khắc sâu ghi nhớ. ? Tại sao Phong cách HCM lại là vấn đề cấp thiết đặt ra trong thời đại ngày nay? Từ nhận thức về phong cách HCM, em có nhận xét gì về lối sống của một số thanh thiếu niên hiện nay? Em có ý kiến gì về lối sống đẹp. H độc lập suy nghĩ, trả lời. *Ghi nhớ: sgk Tr.9 G cho H đọc to ghi nhớ. *Củng cố: ? Qua tiết học, em cần nắm vững những nội dung gì? H củng cố kiến thức. - Phong cách HCM là gì? - Cốt lõi của phong cách HCM? - Biểu hiện vẻ đẹp của phong cách HCM? *HDVN: 1. Tiếp tục tìm hiểu vấn đề về phong cách, lối sống của mình, của bạn để học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. 2. Đọc lại những kiến thức về bài Hội thoại( Thế nào là hội thoại? Thế nào là vai xã hội? Thế nào là lượt lời và khi giao tiếp cần chú ý gì về lượt lời?) Tuần 1 Tiết 3 Ngày soạn: Ngày dạy: Các phương châm hội thoại A. Mục tiêu: 1. HS nắm được phương châm về lượng và phương châm về chất trong hội thoại. 2. H rèn kỹ năng vận dụng tốt các phương châm đó trong giao tiếp.. 3. Giáo dục H có ý thức thận trọng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi câu chuyện: Cháy. - Bảng phụ: Gráp Hội thoại đã học ở lớp 8. C. Hoạt động dạy học: *ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: ? Vận dụng kiến thức ở lớp 8 về hội thoại, hoàn thành 2 ô đầu dòng 3 ở Gráp sau: HS nhớ lại kiến thức, xung phong trả lời. Hội thoại Vai xã hội Lượt lời Các P.châm HT *Bài mới: + Giới thiệu bài: Sử dụng kiến thức kiểm tra bài cũ để vào bài. + Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Bằng PP thảo luận nhóm, giúp H tìm hiểu phương châm về lượng I. Phương châm về lượng - G cho H đọc các ví dụ. G cho H làm việc nhóm, giao việc: Hoàn thành bài tập sau: 1 H. đọc ví dụ 1. 1. Ví dụ(Sgk ) 1 H kể lại chuyện Lợn cới áo mới. 1 H đọc truyện Cháy 2. Nhận xét: H thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung của phiếu học tập sau: Hội thoại 1 Hội thoại 2 Hội thoại 3 Lượt lời không phù hợp Lí do Sửa lại Bài học Nói phải trúng với ND y/c Không nói thừa thông tin Không nói thiếu thông tin ? Qua việc tìm hiểu trên, em hãy kết luận lại bài học khi giao tiếp. G cho H đọc ghi nhớ. G cho H làm bài tập 1(sgk Tr.10) -> cách nói đó đã vi phạm điều gì trong phương châm về lượng? H đọc to ghi nhớ. 3. Kết luận: * Ghi nhớ (sgk Tr10) a. Thừa"nuôi ở nhà" Nội dung trong b. Thừa"có hai cánh" lời nói thừa. Hoạt động 2: Bằng PP vấn đáp, giúp H hình thành kiến thức về phương châm về chất: II. Phương châm về chất: - G cho H đọc ? truyện đã phê phán điều gì? thể hiện trực tiếp qua lượt lời nào. ? Em kể 1 truyện có nội dung tương tự. ? Nói như vậy có đạt được mục đích không? Từ đó, em hãy rút ra bài học gì - G nêu tình huống: (SGV Tr. 8) ? Qua đó, em rút ra đợc bài học nào nữa. ? Qua tìm hiểu, em hãy kết luận lại những bài học đã tìm được. G khắc sâu ghi nhớ H xung phong đọc. H nêu bài học hs đọc 1. Ví dụ:(Sgk Tr.9) 2. Nhận xét: - Quả bí bằng cái nhà. Nói khoác - Nồi đồng bằng cả cái đình làng. Con rắn vuông. => Không nên nói điều mà mình không tin(nói không đúng sự thật) => Không nên nói điều mình không có bằng chứng xác thực. 3. Kết luận: * Ghi nhớ( sgk Tr. 10) Hoạt động 3: tổ chức cho H làm bài tập luyện tập: III. Luyện tập: - G kẻ bảng, tổ chức trò chơi: Ai nhanh ai giỏi - G chỉ định 2 nhóm( Mỗi nhóm 5 em) - G treo đáp án. cho H chấm - G nhận xét, tuyên dương. - G cho H đọc bài, độc lập suy nghĩ. - G cho H trả lời. - G tổng kết, ghi bảng. - G cho H đọc bài tập. - Cho H làm việc nhóm. - G cho H trình bày kết quả. - G cho đối chiếu với đáp án( SGV tr. 10) H đứng lên trước chuẩn bị trò chơi. H điền từ vào bảng theo kiểu tiếp sức(2/) 1. Bài 2( Tr. 10) Kết quả: a.nói có sách, mách có chứng. b. nói dối c. nói mò d. nói nhăng nói cuội. e. nói trạng 2. Bài 3: ( Tr. 11) - "Rồi có ...? "-> câu hỏi thừa. ( P. châm về lượng không được tuân thủ) 3. Bài 5: ( Tr. 11) Đại diện 2 nhóm cùng lên trình bày. *Củng cố: - em rút ra bài học gì khi giao tiếp? - G cho 1 H lên điền tiếp vào Gráp H nhắc lại 2 ghi nhớ. - H lên điền vào ô 4,5 dòng 3. *HDVN: 1. Học bài, làm bài tập 4( Ghi nhớ 1-> phần b; ghi nhớ 2-> làm phần a) 2. Học lại bài về vb Thuyết minh ( Khái niệm, đặc điểm, phương pháp, các dạng bài...) Tuần 1 Tiết 4 Ngày soạn Ngày dạy:..... sử dụng một số biện pháp nghệ thuật Trong văn bản thuyết minh A. Mục tiêu: 1. HS hiểu được tác dụng và vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: Làm cho văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn. 2. H rèn kỹ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào làm văn thuyết minh. 3. Giáo dục H có tính khoa học chính xác song không cứng nhắc khô khan. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ sơ đồ kiến thức đã học về văn bản thuyết minh. C. Hoạt động dạy học: *ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị bài của học sinh *Bài mới: + Giới thiệu bài: + Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Bằng PP Gráp, giúp H củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh: I. ôn tập văn bản thuyết minh Văn bản thuyết minh Khái niệm Đặc điểm Phương pháp Cách làm Các dạng bài - G cho H lên bảng hoàn thành sơ đồ 1 H lên bảng hoàn thành sơ đồ. H theo dõi, nhận xét. G: - Để nhận diện 1 vb TM, các em phải dựa vào đặc điểm và PP làm bài của văn bản - Làm thế nào để viết được bài thuyết minh hay, không những đảm bảo lượng kiến thức cần truyền đạt mà còn hấp dẫn, thu hút ngừơi đọc? Hoạt động 2: Bằng PP vấn đáp, giúp H hiểu tác dụng và yêu cầu của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào viết văn thuyết minh: II. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: - G cho H đọc văn bản Hạ Long - Đá và Nước. ? Đối tượng và đặc điểm của đối tượng trong vb thuyết minh đó là gì? Tri thức khoa học mà vb đó cung cấp là gì? - G tổng hợp ý kiến, ghi bảng. G kết hợp cho H xem ảnh. ?Đặc điểm đó có thể sử dụng các phương pháp như: liệt kê, phân loại... được không? ở đây, tác giả đã dùng phương pháp nào? Phương pháp đó có tác dụng như thế nào. ? Với tác dụng đó, biện pháp nghệ thuật có thay thế cho sự thuyết minh không? Vai trò của BPNT đó trong vb thuyết minh ntn? Vậy khi sự dụng BPNT thì cần dảm bảo y/c gì. - GV nêu dẫn chứng minh hoạ. ? Có phải bất cứ vb t.m nào cũng cần sử dụng BPNT không. Trường hợp nào không sử dụng BPNT: a. Bản thuyết minh cách sử dụng tivi. b. Các mục từ trong từ điển. c. Thuyết minh một quyển sách. d. Bản tóm tắt các di tích lịch sử địa phương. ? từ phần tìm hiểu, em hãy rút ra kết luận chung về việc sử dụng ... G cho H đọc ghi nhớ. hs đọc hs thảo luận hs suy nghĩ H đọc to ghi nhớ. 1. Ví dụ:( Sgk Tr. 12) 2. Nhận xét: + Đối tượng thuyết minh: Hạ Long + Đặc điểm: sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận. + Tri thức: - Nước tạo lên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách-> Sự kỳ lạ, thú vị. - Đá, theo những hướng ánh sáng, theo những góc độ, tốc độ di chuyển và trí tưởng tượng của con người khác nhau-> Sự kỳ lạ, thú vị. -> Phương pháp: Liên tưởng, tưởng tượng. * Tác dụng: Thực hiện được việc trình bày tri thức khoa học. Đồng thời tạo sự hấp dẫn,... *Vai trò: Là yếu tố phù trợ Không thay thế cho bản thân sự t.m * Yêu cầu: Thích hợp và không lạm dụng * Một số nghệ thuật: Tự thuật, nhân hoá... * Các vb t.m thường sử dụng BPNT: Phổ cập kiến thức hoặc có tính chất văn học, tm đồ dùng, vật nuôi, cây cối... 3. Kết luận: Ghi nhớ(Sgk Tr.13) Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh làm bài tập: III. Luyện tập: - G cho 1 HS đọc bài tập - G giao nhiệm vụ và thời gian cho nhóm. - Hoàn thành bảng sau: Bài tập 1(SGK Tr.13) - H làm việc nhóm. - H báo cáo kết quả, hoàn thành nhiệm vụ: Văn bản: Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh Yếu tố thuyết minh Yếu tố nghệ thuật -Đối tượng:............................................................ - Tri thức khoa học đã cung cấp: .............................................................................. ............................................................................... ............................................................................... ............................................................................... - Phương pháp:................................................ .............................................................................................................. ....................................................... .............................................................................................................. .............................................................................................................. Nhận xét chung: *Củng cố: - Em cần nắm vững những nội dung gì? - G cho 1 H lên bổ sung PP tm vào Gráp H nhắc lại ghi nhớ. - H lên điền vào ô 5 dòng 3. *HDVN: 1. Học bài, làm bài 2 (chú ý: nhận thức của Tôi về chim cú hồi nhỏ và bây giờ) 2. Chuẩn bị bài: LT: thuyết minh về cái bút máy và cái quạt:đọc kỹ phần I(Sgk Tr.15) và xây dựng dàn bài cho tiết học. Lưu ý: Tri thức khoa học cần cung cấp? BPNT sử dụng? Tuần 1 Tiết 5 Ngày soạn: Ngày dạy:..... Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật Trong văn bản thuyết minh A. Mục tiêu: 1. Củng cố về vai trò, tác dụng của yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 2. H rèn kỹ năng vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. 3. Giáo dục H có ý thức tạo lập văn bản thuyết minh hay. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi tri thức khoa học về cái bút. C. Hoạt động dạy học: *ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị bài của học sinh *Bài mới: + Giới thiệu bài: + Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Bằng PP vấn đáp, H hoàn thiện dàn bài thuyết minh cái bút: I. Thuyết minh về cái bút mực ? Với đề bài trên, em sẽ trình bày những tri thức khoa học nào về cái bút mực. G tổng kết, treo bảng phụ ?Với tri thức đó, em sẽ vận dụng biện pháp nghệ thuật nào để thuyết minh - G cho 1 vài H trình bày toàn bộ bài của mình. - Cho lớp nhận xét, bổ sung về yếu tố nghệ thuật đã sử dụng và lượng tri thức cần cung cấp. H dựa vào bài chuẩn bị, phát biểu ý kiến. + Nguồn gốc: Nhà máy sản xuất... + Cấu tạo: - Nắp bút - Thân bút: Vỏ, ruột, ... + Cơ chế hoạt động: mực trong ống, qua một đường dẫn nhỏ, xuống ngòi bút, ... + Vai trò, tác dụng: - H phát biểu bài chuẩn bị của mình. - học sinh cùng ý kiến tiến hành thảo luận nhóm. - H thảo luận để hoàn thiện bài của mình, góp ý cho bạn. - H trình bày dàn ý. -Nhận xét bài của bạn. Hoạt động 2: Bằng PP vấn đáp, làm việc độc lập, H trình bày dàn ý về cái quạt. II. Thuyết minh về cái quạt: ? Dựa vào các bước đã tiến hành ở trên, em hãy xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh về cái quạt có sử dụng yếu tố nghệ thuật. ? Em hãy trình bày phần nguốn gốc của cái quạt nan. - H dựa vào bài chuẩn bị lên bảng trình bày. + Nguồn gốc cái quạt nan. + Cấu tạo: - Cán quạt ( Tự thuật, - Nan quạt nhân hoá, liên - Cách đan quạt tưởng...) + Chủng loại: + Cách sử dụng: + Vai trò tác dụng: -H xung phong trình bày. Các bạn ạ! Mình được sinh ra từ mẹ Tre với bàn tay khéo léo của Bà. Bàn tay nhăn nheo cần mẫm vót chuốt từng chiếc nan mảnh mai và dẻo dai để tạo nên tấm thân mềm mại của mình Hoạt động 3: Bằng phương pháp vấn đáp, giúp H tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm: III. Tổng kết: - G cho H đọc 2 bài đọc thêm. ? Qua 2 bài tập trên và 2 bài đọc thêm, em hãy rút ra bài học về cách sử dụng biện pháp nghệ thuật nh thế nào để đạt được hiệu quả cao trong văn thuyết minh. - G tổng kết, rút ra bài học - H độc lập suy nghĩ, xung phong trả lời. - Xây dựng dàn ý gồm những tri thức khoa học cần cung cấp. - Lựa chọn biện pháp nghệ thuật thích hợp (Thường là tự thuật hoặc xây dựng cốt truyện, hoặc cho đối tượng thuyết minh trò chuyện...) *Củng cố: - Em cần nắm vững những nội dung gì? - Em hãy khẳng định lại vai trò của yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - H nhắc lại phần tổng kết *HDVN: 1. Học bài, lựa chọn 1 ý trong dàn bài 2 để viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. 2. Chuẩn bị bài: - Soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh, số liệu về chiến tranh, hoà bình Tuần 2 Tiết 6,7 Ngày soạn: Ngày dạy...... Đấu tranh cho một thế giới hoà bình A. Mục tiêu: 1.H.hiểu được nội dung vấn đề : Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất, nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó. 2. H rèn kỹ năng tìm hiểu nghệ thuật của văn bản nghị luận-Nhật dụng. 3. Giúp H hình thành dần thói quen quan tâm đến các vấn đề của đời sống xã hội trong nước và quốc tế. B. Chuẩn bị: - Tài liệu về chiến tranh ở Việt Nam - Tranh ảnh về chiến tranh và hoà bình. C. Hoạt động dạy học: *ổn định lớp * Kiểm tra bài cũ: - G KT sự chuẩn bị bài của học sinh? Tại sao văn bản PCHCM là văn bản nhật dụng? Bài học cho bản thân em từ văn bản đó - H đặt vở soạn trước mặt. - H nhớ lại kiến thức,trả lời miệng. *Bài mới: + Giới thiệu bài: + Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Bằng PP vấn đáp , H tìm hiểu những vấn đề chung về văn bản: I. Tìm hiểu chung: ? Văn bản thuộc thể loại nào? đặc trưng của văn bản đó? Theo em, tại sao vấn đề Chiến tranh và hoà bình lại được tác giả viết bằng kiểu văn bản đó. G, tổng kết ý kiến, ghi bảng ? Với đặc điểm của văn bản nghị luận, em hãy tìm hệ thống luận điểm, luận cứ. G tổng hợp ý kiến, ghi bảng. H độc lập suy nghĩ, phát biểu ý kiến. H dựa vào bài soạn ở nhà, xung phong phát biểu Thể loại: Vb Nghị luận-Nhật dụng - Vấn đề mang tính chất thuyết phục, kêu gọi -> Cách lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, thuyết phục người đọc, người nghe. Hệ thống luận điểm, luận cứ: * Chiến tranh hạt nhân là hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể nhân loại: - Kho vũ khí hạt nhân có khả năng huỷ diệt khủng khiếp. - Cuộc chạy đua vũ trang làm mất khả năng cải thiện đời sống, chi phí khổng lồ. - Chiến tranh hạt nhân phản lại sự tiến hoá. * Toàn thể loài người phải ngăn chặn chiến tranh hạt nhân để có một thế giới hoà bình Khái quát:Chiến tranh và hoà bình là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhân loại. ở Việt Nam, chúng ta không khỏi bàng hoàng trước tổn thất và hậu quả của 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Ngày nay, chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang chủ nghĩa khủng bố đang hoành hành ở nhiều nước trên thế giới. Hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân luôn luôn là mối đe doạ to lớn và là vấn đề thời sự nóng bỏng của nhân loại.Vậy vì sao chúng ta phải đấu tranh cho một thế giới hoà bình? Hoạt động 2: Bằng phương pháp thảo luận nhóm, giúp H phân tích các luận cứ: II. Đọc – Hiểu văn bản: G đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc - G gọi H đọc bài+ giải thích những từ khó Hs đọc Đọc+ giải nghĩa từ: 2. Phân tích * Hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân Mở đầu bài viết, tg sử dụng cách lập luận nào? Tác dụng của cách lập luận đó trong việc trình bày vấn đề? Từ đó, em nêu nhận xét về tích chất của nguy cơ chiến tranh hạt nhân. - G tổng kết ý kiến, ghi bảng. - G mở rộng thêm về sự tàn phá của chiến tranh nói chung đối với nhân loại qua hình ảnh, tư liệu. H thảo luận nhóm bàn, nêu ý kiến: - Hôm nay ngày 8-6-1986... - 50.000 đầu đạn hạt nhânmỗi ngời/ 4tấn thuốc nổ...nh thanh gơm của Đa-mô-clet. - có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh... * Xác định thời gian chính xác, đa ra số liệu cụ thể, những phép tính toán lý thuyết và cách nói hình ảnh => Gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của người đọc đối với vấn đề: Tính chất hiện thực, vô cùng hệ trọng và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân đối với toàn thể nhân loaị không chỉ hiện tại mà còn cả trong tương lai. Hết tiết 1 Tiết 2: GV Nhắc lại tiết1 ? Để làm rõ luận cứ này, tác giả đã sử dụng cách lập luận nào? H thảo luận nhóm bàn, nếu ý kiến: b. Chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để làm con người được sống tốt đẹp hơn: - Hệ thống dẫn chứng, phép so sánh: về xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục-> những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống, đặc biệt là nước nghèo, kém phát triển: ->500 triệu trẻ em nghèo khổ; thiếu 100 tỷ đô la chi phí cho 100 máy bay ném bom... -> Giá của 10 chiếc máy bay ... đủ thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm... -> 575 triệu người thiếu dinh dỡng 149 tên lửa MX... -> 27 tên lửa MX ... đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo ...trong 4 năm. -> 2 chiếc tàu ngầm mang vỹ khí hạt nhân đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới. ? Các so sánh đó có tác dụng gì . G cho H trình bày ý kiến cá nhân, tổng kết, ghi bảng. ? Vì sao tác giả lại khẳng định như vậy? ý kiến của em về vấn đề đó nh thế nào? Em hiểu thế nào là “lí trí của tự nhiên” G tổng kết ý kiến, ghi bảng hs suy nghĩ * Đó là những con số biết nói, cách lập luận đơn giản mà thuyết phục-> khiến người đọc ngạc nhiên, bất ngờ trước những sự thật hiển nhiên mà rất phi lý. c. Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lý trí của con người và sự tiến hoá của tự nhiên - Tg đã ra những chứng cứ khoa học: địa chất, cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống-> trái đất tơng đẹp ngày nay là sự tiến hoá lâu dài của tự nhiên - 380 triệu năm con bướm mới bay được. Chỉ cần bấm nút...là đa cả - 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở. qúa trình vĩ đại và tốn kém đó - 4 kỷ địa chất con người mới hát được và chết được vì yêu trở lại điểm xuất phát... => Vấn đề chiến tranh hạt nhân đã được nhận thức sâu hơn ở tích chất phản tự nhiên, phản tiến hoá ? Từ những luận cứ trên, em nhận xét gì về chiến tranh hạt nhân. G không gò ép H theo khuôn mẫu, phát huy cảm nhận riêng của H về chiến tranh, chiến tranh hạt nhân. H tổng kết các nội dung đã tìm hiểu, phát biểu * Nhiệm vụ của loài người trớc hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân: H thảo luận nhóm bàn, nêu ý kiến. - Chúng ta cố gắng chống lại việc đó - Đòi hỏi của một thế giới không có vũ khí và cuộc sống hoà bình, công bằng. - Đề nghị mở một nhà băng lưu giữ...thảm hoạ hạt nhân => Giọng hùng hồn, thấm đẫm chất trữ tình, cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục: loài người phải có thái độ và hành động rõ ràng, kiên quyết chống lại hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân, H nêu ý kiến, đề nghị của mình. Hoạt động 3: Hớng dẫn H tổng kết văn bản: III. Tổng kết: ? Qua phần phân tích, em hãy tổng kết lại nét đặc sắc trong văn bản . ? Qua vb, em hãy nêu quan điểm nhân sinh của nhà văn. H độc lập suy nghĩ, tổng kết: NT: Sử dụng thành công phương thức nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, thuyết phục... ND: Sự khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân và trách nhiệm của loài người trước vấn đề đó. Lòng yêu hoà bình, yêu cuộc sống, con người và sự lên án gay gắt các thế lực hiếu chiến của tác giả. Hoạt động 4: Tổ chức cho H luyện tập: IV. Luyện tập: ? Em hãy trình bày những tư liệu mà em có được về Chiến tranh và hoà bình. G nhận xét, bổ sung và cho H bổ sung vào tư liệu của mình H báo cáo kết quả sưu tầm được: Tranh ảnh, tư liệu... *Củng cố: 3/ - Em cần nắm vững những nội dung gì? - Em hãy nêu cảm nghĩ của em về vấn đề thời sự mà tác giả đã đặt ra? - Từ đó, em thấy mình có cần quan tâm đế các vế đề thời sự trong nước và quốc tế không? - H nhắc lại phần tổng kết - H nêu ý kiến cá nhân, G không gò ép H. *HDVN: Tiếp tục tìm hiểu về vấn đề Chiến tranh và hoà bình. Nắm vững kiến thức về Hội thoại đã học ở tiết trước, phân biệt phương châm về lượng và phương châm về chất. Đọc lại kiến thức về văn miêu tả( đặc điểm, cách viết văn miêu tả...) Sưu tầm các TPVH, các bài hát về vấn đề vừa học. Tuần 2 Tiết 8 Ngày soạn: Ngày dạy...... Các phương châ

File đính kèm:

  • docNgu Van 9 Tu Tuan 1 den Tuan 13.doc
Giáo án liên quan