I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC.
1. Kiến thức:
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc VHDT.
- Đặc điểm của bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 năm 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TIẾT 1
VĂN BẢN
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC.
Kiến thức:
Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc VHDT.
Đặc điểm của bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
Kĩ năng:
Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra sự chuẩn bị đầu năm của HS.
3. Bài mới
(GV giới thiệu vài nét về Chủ tịch Hồ Chí Minh)
HĐ 1: Tìm hiểu chung:
- Gọi 1 HS đọc phần chú thích (SGK)
? Theo các em bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Và trong tình hình hiện nay ta cần có thái độ như thế nào đối vối bản sắc văn hóa đó?
? Hãy chó biết xuất xứ của văn bản?
GV gọi học sinh đọc văn bản (GV đọc mẫu trước)
? Văn bản này có thể chia thành mấy phần? Nêu chủ đề của từng phần?
GV: Ta sẽ phân tích theo bố cục đó.
HĐ 2: Đọc hiểu văn bản
? Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
GV: Nêu những hoàn cảnh khó khăn vất quá trong quá trình tiếp thu tinh hóa (gắn liền với quá trình đi tìm đường cứu nước)
? HCM tiếp thu những tinh hoa đó bằng cách nào? Thông qua những con đường nào?
? Quan điểm của Bác khi tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại?
GV: tóm lại tất cả các ý vừa phân tích để làm sáng tỏ câu hỏi đọc hiểu (1)/SGK.
? Vậy kết quả của quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của HCM là gì?
-Giáo dục kỷ năng sống: Trong điều kiện hiện nay em cần làm gì để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại?
GV: Các em phải xác định được mục tiêu phấn đấu, cách tiếp thu…
-HS: Báo cáo tình hình lớp
-Chuẩn bị:SGK, Vở, tập….
-Đọc chú thích /
- HS: Là kết tinh những giá trị tinh thần mang tính tuyền thống. Ta cần giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa đó
-HS: Trích trong “HCM và văn hóa Việt Nam”
-HS: Đọc đoạn 2
- HS: Chia thành 2 phần:
+P1: - Hồ Chí Minh với việc tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.
+P2: - Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh
-HS: Trong hoàn cảnh Bác ra đi tìm đường cứu nước.
- HS lắng nghe GV giới thiệu.
-HS: Bằng cách nắm vững phương tiện giao tiếp, đi đến đâu cũng học hỏi, tiếp thu qua công việc lao động, qua cuộc sống giao tiếp hàng ngày…
- Tiếp thu có chọn lọc, tìm hiểu phải đạt mức sâu rộng (uyên thâm).
-HS: Trở thành một nhân cách rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
-HS: cần chọn lọc các giá trị phù hợp với truyền thống, phê phán biểu hiện tiêu cực
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A. Tìm hiểu chung.
1. vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc:Bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống. Trong thời kỳ hội nhập, vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc đó càng trở nên có ý nghĩa
2. Xuất xứ:
Trích trong “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của tác giả Lê Anh Trà
3. Bố cục: 2 phần
B. Đọc hiểu văn bản.
I. Nội dung.
1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Hoàn cảnh tiếp thu: trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả.
- Cách tiếp thu: Qua công việc, lao động, tiếp thu có chọn lọc, tìm hiểu đến mức sâu rộng.
->Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh
HẾT TIẾT 1 – CHUYỂN TIẾT 2
TUẦN 1
TIẾT 2
VĂN BẢN
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (tiếp theo)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC.
Kiến thức:
Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc VHDT.
Đặc điểm của bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
Kĩ năng:
Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ 2: (tiếp theo)
- Hướng dẫn HS tìm hiểu về nét đẹp trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
GV: Ở phần trước ta đã đúc kết sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Bác thành một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam.
? Thảo luận: Vậy lối sống bình dị đó được biểu hiện như thế nào? (thông qua nơi ở và làm việc, thông qua trang phục, ăn uống và cách cư xử)
? Vì sao nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
GV: giải thích thêm nội dung câu hỏi này dựa vào SGV/trang 5.
-Giáo dục kỷ năng sống: qua nét đẹp trong lối sống của HCM các em cần xây dựng cho mình lối sống giản dị, khiêm tốn…
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật.
? Hãy nhận xét việc sử dụng ngôn ngữ, phương thức biểu đạt và biện pháp nghệ thuật khác?
-Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa văn bản.
? Qua việc tìm hiểu VB này em thấy được điều gì nổi bật? VB cũng đã đặt ra vấn đề gì trong thời kỳ hội nhập?
HĐ 3: Hướng dẫn tự học
4. Củng cố:
? Bác đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại như thế nào?
? Vì sao nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
5. Dặn dò:
-Bài cũ: (theo nội dung tự học)
-Bài tiếp theo: Soạn trước bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”
Chú ý: chứng minh “chiến tranh hạt nhân sẽ đi ngược lại lý trí con người và tự nhiên”
-HS: liệt kê những biểu hiện qua nơi ở, nơi làm việc, cách ăn và trang phục. (có dẫn chứng).
-HS: Vì đây không phải là lối sống khắc khổ, cũng không phải tự làm cho khác đời (thần thánh hóa) mà là cách sống có văn hóa, trở thành quan niệm thẩm mỹ.
-HS: Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp nhiều phương thức, biện pháp so sánh, đối lập.
-HS: trả lời 2 ý:
+Cho thấy cốt cách văn hóa HCM
+Vấn đề tiếp thu và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
-HS1: trả lời
-HS1: trả lời
2. Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
-Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ
-Trang phục hết sức giản dị
-Ăn uống đạm bạc
->Phong cách HCM là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hàng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp
II. Nghệ thuật.-Sử dụng ngôn ngữ trang trọng
-Vận dụng kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm, lập luận
-Vận dụng các hình thức so sánh, biện pháp đối lập.
III. Ý nghĩa văn bản.
Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề trong thời kỳ hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
C. Hướng dẫn tự học
-Tìm đọc một số mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác.
-Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
File đính kèm:
- GIAO AN NGU VAN 9 NAM 20132014 3 COT.doc