A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm lại kiến thức cơ bản về truyện Trung Đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.
- Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Đề kiểm tra; Định hướng đáp án.
2 Học sinh: Chuẩn bị làm bài.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Phát đề kiểm tra:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Bài 10 - Tiết 48: Kiểm tra về truyện trung đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Bài10
Tiết 48 KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
************* A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm lại kiến thức cơ bản về truyện Trung Đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.
- Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Đề kiểm tra; Định hướng đáp án.
2 Học sinh: Chuẩn bị làm bài.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Phát đề kiểm tra:
III. Đề kiểm tra: Cấu trúc đề 3/7.
1. Trắc nghiệm: 3 điểm.
Câu 1: Chuyện người con gái Nam Xương được viết vào thế kỷ nào?
A. Thế kỷ XIV B. Thế kỷ XV
C. Thế kỷ XVI D. Thế kỷ XVII
Câu 2: Ý nào nói đúng nhất thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh?
A. Chúa cho xâydựng nhiều cung điện, đình đài.
B. Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi Tây Hồ.
C. Chúa sai người thu mua và cướp đoạt những vật quí trong thiên hạ.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 3: Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong Truyện Kiều.
A. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc.
B. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ.
C. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước.
D. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ.
Câu 4: Từ”ăn” trong”nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nghĩa gốc.
B. Nghĩa chuyển.
Câu 5: Dòng nào không nói đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều?
A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
B. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.
C. Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn.
D. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc.
E. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình.
Câu 6: Nội dung chính của đoạn trích” Cảnh ngày xuân” là gì?
A. Tả lại vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.
B. Tả lại cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân.
C. Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh.
D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ.
2. Tự luận: 7 điểm.
Cảm nhận về vẻ đẹp và số phận bi kịch của người phụ nữ qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”.
IV. HS làm bài:
V . GV theo dõi HS làm bài và thu bài:
VI. Dặn dò:
Chuẩn bị bài Tổng kết về từ vựng ( tiếp theo ).
Trả lời các câu hỏi mục I,II, III, IV, V SGK/135,136.
VII. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY48.DOC