Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Bài 10 - tiết 49: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về các nội dung trong bài học.

B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ ghimột số bài tập ; Hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. Chuẩn bị làm bài.

C. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một số HS.

 III. Bài mới:

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Bài 10 - tiết 49: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Bài10 Tiết 49 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( Tiếp theo) ************* A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về các nội dung trong bài học. B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ ghimột số bài tập ; Hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. Chuẩn bị làm bài. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một số HS. III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động 1: Hướng dẫn hệ thống hoá kiến thức về sự phát triển của từ vựng, từ mượn. - GV yêu cầu HS đọc 3 câu mục I SGK?135 để trả lời câu hỏi. - Câu hỏi 1,2: - Ôn lại các cách phát triển của từ vựng? Điền nội dung thích hợp vào các ô trống theo sơ đồ. Tìm dẫn chứng minh hoạ? * Cách 1: Phát triển nghĩa của từ ngữ + Thêm nghĩa mới: Ví dụ: ** Tư ø”kinh tế” là cách nói tắt của”kinh bang tế thế” có nghĩa là”trị nước cứu đời”. Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. ** Từ “kinh tế” có nghĩa là” toàn bộ hoạt động của con người trong sản xuất, lưu thông và sử dụng hàng hoá”. Nền kinh tế nhà nước. + Bằng cách chuyển nghĩa: Ví dụ: Từ “ xuân” và từ “tay”. ** Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân Ngày xuân em hãy còn dài ( phương thức ẩn dụ). ** Giở kim thoa với khăn hồng trao tay Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người (phương thức hoán dụ) * Cách 2: Phát triển số lượng từ ngữ. + Tạo từ ngữ mới: ** Từ ngữ mới xuất hiện. Ví dụ: kinh tế tri thức, sở hữu trí tuệ, khu chế xuất, du lịch sinh thái …… ** Cấu tạo theo mô hình x+y hoặc y+x. Ví dụ: văn học, toán học, hoá học, sử học, chiến trường, công trường, nông trường …… + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. ** Mượn của tiếng Hán: giang sơn, thuỷ cung, sơn lâm, tráng sĩ, biên thuỳ …… ** Mượn của tiếng Anh, Pháp, Nga: mít-tinh, ma-két-tinh, in-tơ-nét, sa lông, xích đông, sơ mi, xà phòng, bôn-sê-vích, men-sê-vích, xô-viết …… * Căn cứ cách trả lời trên để điền vào ô trống. - Câu hỏi 3: - Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao? * Số lượng các sự vật, hiện tượng, khái niệm mứi là vô hạn; do đó nếu cứ ứng với mỗi sự vật, hiện tượng, khái niệm mới lại phải có thêm một từ ngữ mới thì số lượng các từ ngữ quá lớn. Hưn nữa số lượng từ ngữ là có giới hạn, vì thế phát triển số lượng từ ngữ chỉ là một trong những cách phát triển từ vựng mà thôi. * Ngoài cách phát triển số lượng từ ngữ, còn có cách thêm nghĩa mới cho từ ngữ, vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ nước ngoài. - GV yêu cầu HS đọc 3 câu hỏi mục II SGK/135,136 để trả lời câu hỏi. - Câu hỏi 1: - Nêu khái niệm từ mượn? * Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm …… mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là các từ mượn. * Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán(gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt). * Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, Anh, Nga. * Các từ mượn đã được Việt hoá thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối các tiếng với nhau. * Ví dụ: + Từ mượn của tiếng Hán: sứ giả, tráng sĩ, giang sơn, thế giới, nhân loại, quốc gia, độc lập, tự do, hạnh phúc, phụ nữ, thiếu niên, nhi đồng, sinh viên …… + Từ mượn của các ngôn ngữ khác(Anh, Pháp, Nga): mít-tinh, ma-két-tinh, in-tơ-nét, ti-vi, xà phòng, sa-lông, xích đông, bình tông, xô viết, bôn-se-vích …… - Câu hỏi 2: - Chọn nhận định đúng trong các nhận định a,b,c,d? * a. Không đúng vì vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác để làm giàu cho ngôn ngữ của mình là một qui luật có tính phổ quát đối với tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Nói cách khác, không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có từ ngữ vay mượn. * b. Không đúng vì vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác là nhu cầu tự thân của mỗi ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. Tiếng Việt phải vay mượn từ ngữ nước ngoài nhằm thoả mãn các nhu cầu trao đổi thông tin, trao đổi tư tưởng tình cảm …… để đáp ứng với sự phát triển của kinh tế, xã hội. * c. Đúng vì không có ngôn ngữ nào trên thế giới mà không có từ ngữ vay mượn. * d. Không đúng vì xã hội và nhận thức của con người liên tục phát triển; các hoạt động giao lưu, hội nhập về mọi mặt buộc tiếng Việt phải thường xuyên vay mượn và bổ sung những từ ngữ mới nhằm diễn đạt những khái niệm mới một cách kịp thời và có hiệu quả. - Câu hỏi 3: - Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như săm, lốp,(bếp)ga, xăng, phanh …… có gì khác so với những từ mượn như: a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min ……? * Nhóm từ săm, lốp, ga, xăng, phanh …… là những từ vay mượn đã được Việt hoá, nó được dùng giống như những từ thuần Việt. * Nhóm từ a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min …… là những từ vay mượn chưa được Việt hoá, nó khác tiếng Việt về cách cấu tạo và thường khó phát âm hơn từ thuần Việt. * Hoạt động 2: Hướng dẫn hệ thống hoá kiến thức về từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ. - GV yêu cầu HS đọc 2 câu hỏi mục III SGK/136 để trả lời câu hỏi. - Câu hỏi 1: - Ôn lại khái niệm từ Hán Việt? * Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng từ của tiếng Việt. ( Từ có gốc Hán. Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt; tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt) * Ví dụ: quốc gia, quốc phòng, chính trị, kinh tế, ý thức, triết học, khái niệm, phản xạ, giáo dục, hiệu trưởng, giáo viên, tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, giám đốc …… - Câu hỏi 2: - Chọn quan niệm đúng trong các quan niệm a,b,c,d? * a. Không đúng vì khái niệm từ gốc Hán rộng hơn khái niệm từ Hán Việt, cụ thể: + Từ Hán Việt: vay mượn chủ yếu của tiếng Hán ở đời Đường(sau thế kỷ VIII) được Việt hoá về âm và cách dùng. Ví dụ: quốc gia, tổng thống, giám đốc …… + Từ gốc Hán: vay mượn của tiếng Hán từ trước thế kỷ VIII nay đã được Việt hoá hoàn toàn về cả âm và nghĩa. Ví dụ: xe, nhựa, buồng, phòng, chứa …… * b.Đúng vì trong những trường hợp cần thiết vẫn phải dùng từ Hán Việt nhưng không nên lạm dụng. Ví dụ: + Cần thiết: ** Độc lập, tự do vì không nói đứng một mình, không ai quản lý. ** Tổng thống và phu nhân vì không ai nói tổng thống và vợ. ** Báo thiếu niên tiền phong vì không ai nói báo trẻ con đi trước. ** Bằng những việc làm cụ thể của mình, chị em phụ nữ đã xác lập được quyền bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống ví không ai nói:…… chị em đàn bà……… quyền ngang nhau. + Không cần thiết, nên tránh: ** Con cái phải vâng lời phụ mẫu ( nên dùng cha mẹ) ** Lớp em hiện diện 30 bạn ( nên dùng có mặt) ** Hi hữu ai học giỏi như bạn Nam ( nên dùng hiếm có ) ** Cứ tam cá nguyệt lại ra một tờ báo ( nên dùng ba tháng ) * c. Không đúng vì hiện nay trong vốn từ vựng tiếng Việt có khoảng gần 70 phần trăm từ ngữ Hán Việt; có môt số lĩnh vực dùng rất nhiều từ Hán Việt như chính trị, kinh tế, hành chính, tư pháp, giáo dục, y tế, quân sự …… Ví dụ: quốc gia, quốc kỳ, lập pháp, tư pháp, thị trường, thị phần, bác sĩ, y sĩ , giáo dục, giáo dưỡng, quốc phòng, biên giới…… * d. Không đúng vì tuy là vay mượn nhưng từ tiếng Hán đã được Việt hoá về cách đọc và cách dùng; do dó nó trở thành một bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng tiếng Việt. - GV yêu cấuH đọc 3 câu hỏi mục IV SGK/136 để trả lời câu hỏi. - Câu hỏi 1: - Nêu khái niệm thuật ngữ và khái niệm biệt ngữ xã hội? * Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học. * Thường mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. * Thuật ngữ không có tính biểu cảm. * Ví dụ: + Thạch nhũ: sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của các dung dịch đá vôi hoà tan trong nước có chứa a-xít các-bô-níc. (Địa lý) + Badơ: hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-drô-xít. (Hoá học) + Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. Ngữ văn) + Phân số thập phân: phân số mà mẫu là luỹ thừa của 10. (Toán học) * Biệt ngữ xã hội là từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. - Câu hỏi 2: - Thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay? * Vai trò của thuật ngữ rất quan trọng, vì: + Xã hội phát triển, nhận thức của con người phát triển, con người ngày càng phải tích luỹ một vốn khái niệm khá lớn, mà mỗi khái niệm khoa học thường tương ứng với một thuật ngữ; do đó giải nghĩa được một thuật ngữ tức là đã nắm được một đơn vị tri thức khoa học nào đó. + Chúng ta đang sống trong thời đại”kinh tế toàn cầu”, nghĩa là tất cả các nước muốn phát triển đều phải giao lưu, hội nhập về nhiều mặt với các nước khác; trong đó đặc biệt quan trọng là việc tiếp thu và chuyển giao các thành tựu tiên tiến về khoa học, công nghệ; vì vậy nếu không am hiểu các thuật ngữ khoa học, công nghệ thì dễ rơi vào tình trạng tụt hậu, lãng phí. + Rèn luyện thói quen giải thích nghĩa của các thuật ngữ chính là rèn luyện tư duy trừu tượng, rèn luyện năng lực tổng hợp hoá, khái quát hoá trong quá trình học tập của mỗi học sinh. - Câu hỏi 3: - Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội? * Tầng lớp quí tộc thời phong kiến: Vua: Hoàng thượng, Thiên tử, Bệ hạ; Quan: thần, khanh, bề tôi; Giường của Vua: Long sàng; Áo của vua: Long bào; Vua ăn: ngự thiện; Vua xem: ngự lãm; Vườn hoa cây cảnh để vua dạo chơi: vườn ngự uyển. * Tầng lớp Tiểu tư sản trước cách mạng tháng Tám: Cậu(cha), mợ(mẹ); quan lớn(chỉ huy người Pháp hoặc quan lại Việt Nam làm việc cho Pháp). * Tầng lớp HS sinh viên: học gạo, học tủ, học lệch, học vẹt, trúng tủ, ngỗng, gậy …… * Giới kinh doanh: vào cầu(có lãi hoặc thu lợi khá), vào cầu lửa(lãi lớn, lợi to), móm(lỗ), sập tiệm(vỡ nợ),lên đời(mua loại cao cấp hơn) …… * Giới thanh niên: nhìn đểu(không thiện chí), cười đểu, bằng đểu(giả), sành điệu(am hiểu, thành thục), đào mỏ(moi tiền), biíen, lặn(đi khỏi, trốn) …… -GV yêu cầu HS đọc 3 câu hỏi mục V SGK/136. - Câu hỏi 1: - Ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ? * Có hai hình thức trau dồi vốn từ: + Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ. Ví dụ: Từ “xuân” ** Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. ** Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay. ** Chơi xuân kẻo hết xuân đi Cái già sồng sộc nó thì theo sau. + Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. Ví dụ: ** Hiểu nghĩa của từ “học tập” thì có thể giải thích được nghĩa của các từ: học hành, học hỏi, học tủ, học lệch, học gạo, học chay …… ** Hiểu được nghĩa của từ “lập” thì có thể giải thích được nghĩa của các từ: lập thân, lập nghiệp, lập ngôn, lập gia thất …… ** Hiểu được nghĩa của từ “bách khoa” thì có thể giải thích được nghĩa của từ ngữ: bách khoa thư, bách khoa toàn thư, bách nghệ, bách tính …… ** Biết từ “bao diêm” có thể giải thích bằng từ đồng nghĩa để hiểu từ “hột quẹt”. ** Biết “không phận” có từ đồng nghĩa trong tiếng Việt là “vùng trời” thì có thể hiểu được các từ: hải phận, hải đăng, hải đảo, hải sản, hải lưu …… - Câu hỏi 2: - Hãy giải nghĩa của những từ ngữ sau:bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khẩu khí, môi sinh? * Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành. * Bảo hộ mậu dịch: (chính sách) bảo vệï sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình. * Dự thảo: văn bản mới ở dạng dự kiến, phác thảo cần phải đưa ra một hội nghị của những người có thẩm quyền để thông qua. * Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu. * Hậu duệ: con cháu của người đã chết. * Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói. * Môi sinh: môi trường sống của sinh vật. - Câu hỏi 3: - Sửa lỗi dùng từ trong các câu a.b.c? * a. Dùng từ “béo bổ” không phù hợp vì nghĩa của từ này là cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể của con người. Nên dùng từ” béo bở” vì nghĩa của từ này là: lĩnh vực mới, ít người cạnh tranh, dễ thu được lợi nhuận cao. * b. Dùng từ “đạm bạc”không phù hợp vì nghĩa của từ này là:ít, sơ sài, nghèo, rẻ … . Nên dùng từ “tệ bạc” vì nhĩa của từ này là: lạnh lùng, nhạt nhẽo, dửng dưng, vô cảm, không có trước có sau … . * c. Dùng từ “tấp nập”không phù hợp vì nghĩa của từ này là: đông vui, sôi động, liên tục …… . Nên dùng từ “tới tấp”vì nghĩa của từ này là: liên tiếp, dồn dập, tập trung vào một thời điểm nào đó …… Nội dung ghi I. Sự phát triển của từ vựng: - Phát triển nghĩa của từ ngữ. + Thêm nghĩa. + Chuyển nghĩa. - Phát triển số lượng từ ngữ. + Tạo từ ngữ mới. + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. - Điền vào ô trống theo SGK. - Trả lời câu hỏi theo phần trả lời của HS. II. Từ mượn: 1. Khái niệm. 2. Bài tập: 3.Bài tập: III. Từ Hán Việt: 1. Khái niệm. 2. Bài tập: IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội: 1. Khái niệm thuật ngữ. 2. Biệt ngữ xã hội. 3. Bài tập: 4.Bài tập: V. Trau dồi vốn từ: 1. Các hình thức trau dồi vốn từ. 2. Bài tập: 3. Bài tập: IV. Dặn dò: 1. Học thuộc các khái niệm và rèn luyện thêm bài tập. 2. Chuẩn bị bài Nghị luận trong văn bản tự sự. -Đọc và trả lời câu hỏi 1,2 mục I SGK/137,138. - Xem trước phần luyện tập. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY49.DOC
Giáo án liên quan