Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Bài 15 - Tiết 71, 72: Chiếc lược ngà

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS: - Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.

 - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

 - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.

B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi; Ảnh chân dung Nguyễn Quang Sáng.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: -Kể tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa?

 - Nêu nét đẹp về anh thanh niên?

 III. Bài mới:

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2729 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Bài 15 - Tiết 71, 72: Chiếc lược ngà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Bài15 Tiết 71,72 CHIẾC LƯỢC NGÀ. ( Trích) Nguyễn Quang Sáng ************* A.. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện. - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn. B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi; Ảnh chân dung Nguyễn Quang Sáng. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: -Kể tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa? - Nêu nét đẹp về anh thanh niên? III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu chung - GV yêu cầu HS đọc dấu sao phần chú thích để tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm. - Nêu vài nét về tác giả? * Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 quê Chợ Mới-An Giang. * Là nhà văn quân đội trưởng thành từ trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. * Tác phẩm với nhiều thể loại và chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ. - Nêu vài nét về tác phẩm? * Truyện được viết năm 1966 in trong tập truyện cùng tên lúc tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích, tóm tắt, bố cục, đại ý. - GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu trên. * Đọc: Đọc đúng giọng kể, ngôi kể. * Tìm hiểu chú thích: 15 từ SGK/201,202. * Tóm tắt: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với cha như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quí, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi con gái. * Bố cục: 2 phần. + “ Các bạn! ……… tuột xuống.” Anh Sáu về thăm nhà, bé Thu không chịu nhận cha, khi nhận thì cha con sắp phải chia tay. Phần 1 có thể chia làm 2 phần nhỏ với ý: * Tình trạng cha con anh Sáu trước buổi chia tay. * Buổi chia tay đầy nước mắt. + “ Sau đó ……… đi xuôi” Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà. * Đại ý: Truyện thể hiện tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh khó khăn của chiến tranh. * Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích. - GV gọi HS đọc câu hỏi 1 SGK/202 và trả lời câu hỏi. - Truyện có mấy tình huống? Nêu nội dung của mỗi tình huống? * Truyện có hai tình huống: + Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng trớ trêu thay bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì cha lại phải ra đi. + Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cay lược ngà để tặng con, chưa kịp trao món quà cho con thì ông đã hy sinh. - GV gọi HS đọc câu hỏi 2 SGK/202 và trả lời câu hỏi. - Tìm những từ ngữ, hình ảnh cho thấy bé Thu không nhận anh Sáu là cha? * Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. * Nó chớp mắt nhìn tôi, mặt nó bỗng tái đi, vụt chạy và kêu thét lên. - Diễn biến tâm lý diễn ra trong lòng của bé Thu như thế nào? * Tâm lý sợ hãi, xa lánh bằng tiếng thét và hành động chạy vụt đi rất phù hợp với tâm lý của bé gái. - Phản ứng tâm lý của bé Thu khi không nhận cha diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể nào? * Gọi cha trống không. * Nhất định không chịu nhờ cha chắt nước nồi cơm to đang sôi. * Hất bỏ cái trứng cá mà ông gắp cho. - Vì sao bé Thu có phản ứng khi bị cha đánh? Qua đó cho thấy thái độ của bè Thu như thế nào? * Bị cha đánh em bỏ về nhà bà ngoại, xuống xuồng cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to. * Thái độ ương ngạnh bất cần cho thấy cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc và chân that với chað Đây là tâm lý tự nhiên. - Buổi sáng cuối cùng khi anh Sáu lên đường, thái độ và hành động của bé Thu thay đổi như thế nào? * Thái độ: Biểu hiện qua khuôn mặt: Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác …… vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. * Hành động: Kêu thét lên “ba”, chạy xô tới, chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó và nói trong tiếng khóc: “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!” - Vì sao bé Thu có sự thay đổi đó? * Thu được bà ngoại giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt của ba nó. Nghe bà kể, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. - Qua đó, ta thấy bé Thu có tính cách như thế nào? * Thu là cô bé có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ, cá tính cứng cỏi nhưng cũng rất hồn nhiên ngây thơ. - Em đánh giá như thế nào về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân của tác giả? * Tác giả rất hiểu tâm lý của trẻ thơ, yêu mến, trân trọng những tình cảm của trẻ thơ. - GV gọi HS đọc câu hỏi 3 SGK/202 và trả lời câu hỏi. - Tìm những chi tiết cho thấy tình cha con sâu nặng ở ông Sáu? * Tình cha con sâu nặng ở nhân vật ông Sáu: + Trong chuyến về phép thăm nhà: háo hức gặp con “ nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra”, “ đưa tay đón chờ con”, “suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con”. + Ân hận sao mình lại đánh con. + Lời dặn của con đã thôi thúc ông làm chiếc lược ngà cho con. + Dành hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược: “ Những lúc rỗi, anh cưa tơngf chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc; một ngày anh cưa được một vài răng; cây lược dài độ hơn một tấc …… Tên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng con Thu của ba”. - Chi tiết anh Sáu trước khi hy sinh, có gửi chiếc lược kỷ niệm cha anh Ba nói lên điều gì? * Đây không những là chiếc lược quí giá và xinh xắn mà nó còn kết tụ tất cả tình cảm của một người cha thương con, xa con. Chiếc lược nhỏ bé mà thiêng liêng đã lam dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hi vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỷ niệm này. Nhưng rồi một tình cảm đau thương lại đến với cha con anh. Anh Sáu đã hy sinh trong một trận càn, chưa kịp thực hiện tâm nguyện, đành nhắm mắt xuôi tay khi đã yên tâm trao gửi niềm tin vào tay người đồng đội thân thiết nhất. - Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về chiến tranh và cuộc sống tâm hồn người lính? * Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con người chiến sĩ mà còn gợi ra trong người đọc thấm thía những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh đã mang đến cho bao gia đình, bao người trở thành côi cut, bất hạnh, đáng thương. * Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. - Nêu nội dung truyện? - Em có nhận xét gì về nghệ thuật về nghệ thuật xây dựng truyện? * Cốt truyện chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ, hợp lý: bé Thu không nhận cha khi anh Sáu về thăm nhà rồi lại biểu lộ tình cảm nồng nhiệt đầy xúc động với cha trước lúc chia tay. Cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật người kể chuyện với Thu(cô giao liên dũng cảm) * Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. * Truyện được trần thuật theo lời của người bạn anh Sáu. * Xây dựng thành công trong việc miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật. Nội dung ghi I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: II. Đọc, tìm hiểu chú thích, tóm tắt,bố cục, đại ý: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chú thích: 3. Tóm tắt: 4. Bố cục: 5. Đại ý: III. Phân tích: 1. Tình cha con sâu sắc: - Tình cảm mãnh liệt của bé Thu đối với cha. - Tình cảm sâu sắc của người cha đối với con. 2. Diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu khi cha về thăm nhà: a. Thái độï và hành động của Thu trước khi nhận ra anh Sáu là cha: - Sự ngờ vực, lãng tránh, lạnh nhạt, sợ hãi và xa lánh. - Sự ương ngạnh, bất cần không đáng trách. - Cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc, chân thật. - Sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha “khác”- người trong tấm hình chụp chung với má. b. Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra cha: - Sự thay đổi trên khuôn mặt và ánh mắt. - Nhận ba vì mối nghi ngờ được giải tỏa. - Tình cảm cha con bị dồn nén bộc lộ mạnh mẽ và hối hả xen lẫn sự hối hận. c. Tính cách của bé Thu: - Là cô bé hồn nhiên, ngây thơ với tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng dứt khoát rạch ròi; cá tính cứng cỏi gần như ương ngạnh. - Tác giả am hiểu tâm lý trẻ thơ nên diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng. 3. Tình cha con sâu nặng ở ông Sáu: - Tình cảm thể hiện trong chuyến về phép thăm nhà. - Ở chiến trường ân hận vì đã đánh con. - Dồn hết tâm trí, công sức vào việc làm chiếc lược ngà. Nó trở thành vật quí giá thiêng liêng, nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của anh với con. - Anh đã hy sinh khi chưa kịp trao cho con chiếc lược. - Tình cha con thắm thiết sâu nặng; sự đau thương mất mát mà chiến tranh gay ra. IV. Tổng kết: * Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” đã thể hiện that cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. * Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật, đặt biệt là nhân vật bé Thu. IV. Luyện tập và củng cố: 1. Luyện tập: Câu 1: Giải thích thái độ và hành động của bé Thu. Vì sự nhất quán cao độ trong tính cách của nhân vật nên mới tạo ra sự đối lập ở hai khoảng thời gian khác nhau: Thu yêu ba, tự hào về ba, ghi khắc hình ảnh ba trong bức tranh khi chụp chung với má. Tình yêu ấy sâu sắc bền vững. Em chỉ yêu người ba trong ảnh. Một người khác với bức ảnh lại nhận là ba, Thu kiên quyết không nhận. Thái độï chống đối ngang ngạnh ấy cũng chỉ vì yêu ba(người ba trong ảnh). Về sau khi ngoại nói cho Thu biết vì thằng Mỹ mà ba có vết sẹo trên má, em yêu thương ba hơn và trong tình yêu mãnh liệt, gấp gáp ấy có cả sự ân hận day dứt. Câu 2: Kể lại câu chuyện chia tay ba ( Vai kể là bé Thu) Mình nhớ buổi sáng hôm ấy, buổi chia tay ba, mình theo ngoại về. Bà con lối xóm đến rất đông. Má mình lo chuẩn bị đồ cho ba. Ba tiếp khách. Chẳng ai để ý đến mình. Mình đứng ở góc nhà, mắt nhìn ba đăm đăm. Mọi cử chỉ lời nói của ba mình cố ghi vào lòng. Mấy lần mình định lao ra ôm lấy ba mà không dám. Đến khi mang ba lô lên vai, khi đã dặn dò mọi người, ba mới đưa mắt nhìn mình, cái nhìn âu yếm, buồn đau khó tả. Bao nhiêu năm qua trong ký ức non nớt của mình vẫn ghi đậm hình ảnh đôi mắt ấy, đôi mắt buồn thương mênh mông. Không nghe thấy ba nói gì, chỉ biết mình sắp phải xa người thân yêu nhất, mình thét lên: B…a… rồi ôm chặt lấy ba. Mình nức nở khóc. Mình vừa khóc, vừa hôn khắp nơi trên khuôn mặt ba mình.Mình hôn cả vết thẹo dài bean má ba mình nữa. Rồi tay mình giữ ghì chặt cổ ba, chân cấu lấy người ba, mình không cho ba đi. Hai cha con mình cùng khóc. Mãi sau, mọi người dỗ dành mình mới cho ba đi. Mình có ngờ đâu đó là cuộc gặp gỡ cuối cùng của cha con mình. Ba mình đã hy sinh nhưng hình ảnh ba vẫn đi về trong giấc mơ thấm đẫm nước mắt của mình. 2. Củng cố: - Kể tóm tắt lại đoạn trích? - Nêu tính cách của bé Thu? V. Dặn dò: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Ôn tập phần tiếng Việt trang 190. - Xem lại lý thuyết các phương châm hội thoại: về chất, về lượng, về cách thức, về quan hệ, về lịch sư.ï - Kể tình huống giao tiếp có phương châm không được tuân thủ. - Ôn lai lý thuyết xưng hô trong hội thoại. - Giải thích phương châm “xưng khiêm, hô tôn. Cho ví dụ. - Ôn lại lý thuyết cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. - Thực hiện bài tập. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY71,72.DOC