Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Tiết 71 đến tiết 74

I/ Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: Giúp HS

- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.

- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật chú ý trÔng một truyện ngắn

 3. Thái độ: Tự hào, trân trọng thế hệ cha anh đã hi sinh thầm lặng cho cuộc sống hoà bình. Trân trọng tình cảm gia đình của mỗi học sinh.

II/ Chuẩn bị:

 1. GV:

+ Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, tổng hợp.

+ Bảng phụ, tư liệu, chân dung nhà văn

 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản.

III/Tiến trình lên lớp

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Tiết 71 đến tiết 74, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 15 TIẾT: 71 Ngày soạn: 21/11/2008 Ngày dạy: 24/11/2008 CHIẾC LƯỢC NGÀ I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS - Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện. - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật chú ý trÔng một truyện ngắn 3. Thái độ: Tự hào, trân trọng thế hệ cha anh đã hi sinh thầm lặng cho cuộc sống hoà bình. Trân trọng tình cảm gia đình của mỗi học sinh. II/ Chuẩn bị: 1. GV: + Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, tổng hợp. + Bảng phụ, tư liệu, chân dung nhà văn 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản. III/Tiến trình lên lớp HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày khái quát về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Lặng lẽ SaPa. Tên tác giả truyện ngắn? - Qua tác phẩm, em cảm nhận thế nào về vẻ đẹp nhân vật anh thanh trong truyện? 3. Bài mới: Cho HS xem chân dung nhà văn Nguyễn Quang Sáng kết hợp giới thiệu: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam Bộ nổi tiếng với những truyện ngắn và tiểu thuyết như: Đất lửa, Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng…( đã được chuyển thể thành phim truyện. rất hay). Bên cạnh đó, tác phẩm“Chiếc lược ngà” cũng là một trong những truyện ngắn rất thành công của ông với nội dung kể lại một cách cảm động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Tiết học hôm nay các em sẽ được học về tác phẩm này qua một đoạn trích cùng tên, đó là văn bản “Chiếc lược ngà”( SGK tr. 195.) *HĐ: HD đọc- chú thích văn bản - Yêu cầu: Chú ý phân biệt giọng kể của tác giả: đọc trầm tĩnh, hơi buồn; đặt biệt những đoạn miêu tả tâm trạng, những câu đối thoại ngắn của các nhân vật, cần đọc giọng phù hợp cảm xúc. - GV đọc mẫu và gọi HS đọc tiếp (Từ đầu cho đến hết cảnh chia tay của cha con ông Sáu). - GV kiểm tra 1 số từ khó ở mục chú thích- SGK: Đây là tác phảm viết về nhân vật, sự việc ở vùng Nam bộ, vì vậy có nhiều từ địa phương Nam bộ được dùng, Không khó trong việc hiểu nghĩa của từ. GT riêng từ “Tập kết”. - Hỏi: Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm. * HĐ 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản Hỏi:: Văn bản trong SGK là phần nội dung chính của 1 truyện ngắn mang tên”Chiếc lược ngà”. Hãy kể tóm tắt nội dung đoạn trích. Hỏi: Theo em, văn bản được viết theo phương thức biểu đạt gì? Hỏi: Tên truyện chiếc lược ngà có liên quan thế nào đến nội dung câu chuyện này? Hỏi: Theo em, ai là nhân vật chính trong văn bản ? vì sao em xác định như thế? Hỏi: Quan sát đoạn truyện kể về nhân vật bé Thu trong những ngày ông Sáu về thăm nhà, bé Thu đã có những phản ứng gì khi nghe ông Sáu gọi mình là “con”và xưng”ba”? Hỏi: Bé Thu đã tròn mắt nhìn, sau đó đã vụt chạy và kêu thét lên. Hành động đó biểu lộ một trạng thái gì? Hỏi: Đến khi phải mời ông Sáu vào ăn cơm, cách nói của bé Thu có gì đặc biệt? Theo em, đó là cách nói được dùng trong quan hệ nào? Hỏi: Bằng cách nói ấy, bé Thu muốn tỏ thái độ gì với ông Sáu? - Bé thu tỏ thái độ không chấp nhận ông Sáu không chỉ bằng lời nói mà còn qua hành động Hỏi: Trong bữa cơm, bé Thu đã có những hành động , phản ứng gì? - Hỏi: Khi bị ông Sáu đánh, bé Thu đã hành động ra sao? Hành động đó, chứng tỏ phản ứng của bé Thu đến mức như thế nào? Tại sao? - Hỏi: Em nghĩ sao về những hành động của bé Thu?( Đúng? Sai? Có phù hợp tâm lí trẻ con? Đó có phải là dấu hiệu của đứa trẻ hư không? Vì sao?) Hỏi: Nếu ở trong hoàn cảnh đó, em sẽ xử sự như thế nào? Em có thông cảm được hoàn cảnh bé Thu không? - Liên hệ giáo dục tình cảm: Tình phụ tử là thứ tình cảm liêng thiêng không thể dễ dàng thay thế.... 4. Củng cố: - Tóm lại, Qua đoạn truyện, em có nhận xét gì về cá tính, về tình cảm của bé Thu? - Qua diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu, cho thấy em là cô bé có cá tính mạnh mẽ, cứng cỏi đến mức tưởng như là ương ngạnh, nhưng bé Thu thực chất vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, đáng yêu, đáng thông cảm. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả trong phần này? -GV: Tâm lí, tình cảm cùa bé Thu còn bộc lộ rõ hơn, mãnh liệt hơn khi bé Thu nhận ra ba. Các em sẽ tìm hiểu tiếp ở tiết sau. 5. HD học ở nhà - Tìm hiểu tâm trạng bé Thu khi nhận ra ra ông Sáu là ba - Tình cảm ông Sáu đối với con cũng như nét đẹp tâm hồn của người cán bộ. - Báo cáo sĩ số - Trả lời trước lớp +Truyện khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. + Nét nổi bật ở nhân vật anh thanh niên là cách sống đẹp của tuổi trẻ, một ý thức trách nhiệm và niềm say mê công việc, yêu công việc, tận tụy với con người... - Dựa vào SGK nêu + Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở An Giang + Viết 1966 khi đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, đưa vào tập truyện cùng tên. - HS tóm tắt + Trong những năm kháng chiến chông Pháp, ông Sáu thoát li gia đình đi kháng chiế. Lúc bé Thu- con gái ông chưa đầy 1 tuổi. Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ông không còn giống với người trong hình chụp mà em đã biết. Em đối xử với cha như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. Ơ khu căn cứ, ông Sáu đã dồn hết tình cảm yêu quí, nhớ thương vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái như lời hứa . Thế nhưng, trong một trận càn, ông Sáu đã hi sinh, trước khi nhắm mắt ông đã kịp trao chiếc lược cho người bạn là anh Ba, với lời hứa sẽ đưa tận tay cho cháu. - Xác định, nêu + Tự sự, miêu tả và biểu cảm. - HS trao đổi, phát biểu: +Chiếc lược ngà trong truyện chính là là cầu nối tình cảm 2 cha con ông Sáu. Đặt biệt còn là kỉ vật của người cha vô cùng yêu con để lại cho con trước lúc hi sinh. + Ông Sáu và bé Thu là nhân vật chính. Vì câu chuyện về tình cảm cha con, xoay quanh 2 nhân vật này từ đầu đến cuối truyện. - HS tìm, nêu: + Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. + Con bé thấy lạ quá; mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên:”Má!má!”. - Suy nghĩ, trả lời + Biểu lộ sự ngạc nhiên lo lắng và sợ hãi. - HS trao đổi, phát biểu: + Nói trống không:”Vô ăn cơm!””Cơm chín rồi!”→Quan hệ ngang bằng, suồng sã. + Không chấp nhận ông Sáu là ba. - HS tìm, nêu: + Khi ông Sáu bỏ trứng cá vào chén: Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung toé cả mâm. + Nó nhảy xuống xuồng; sang nhà ngoại, mét với ngoại, và khóc ở bên ấy - HS suy nghĩ, trả lời: + Cự tuyệt một cách quyết liệt trước tình cảm của ông Sáu. + Không. Vì bé Thu không thể chấp nhận người khác với cha mình trong tấm ảnh. Nó chưa hiểu nguyên do của vết sẹo dữ dằn trên mặt ông Sáu… - HS tự bộc lộ. + Cá tính mạnh mẽ, dứt khoát, tình cảm yêu thương chân thật, rạch ròi. + Miêu tả diễn biến tâm lí phù hợp, bộc lộ rõ tính cách nhân vật. I. Đọc- chú thích văn bản - SGK II- Đọc- hiểu văn bản: 1- Nhân vật bé Thu: a. Trước khi nhận ra ông Sáu là cha: - Ngạc nhiên, sợ hải. - Không chấp nhận ông Sáu là ba. - Cự tuyệt một cách quyết liệt → Cá tính mạnh mẽ, ứng cỏi. ¯ Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ======v====== TUẦN : 15 TIẾT: 72 Ngày soạn: 21/11/2008 Ngày dạy: 24/11/2008 CHIẾC LƯỢC NGÀ I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS - Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trÔng hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trÔng truyện. - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trÔng truyện, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật chú ý trÔng một truyện ngắn 3. Thái độ: Tự hào, trân trọng thế hệ cha anh đã hi sinh thầm lặng cho cuộc sống hoà bình. Trân trọng tình cảm gia đình của mỗi học sinh. II/ Chuẩn bị: 1. GV: + Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, tổng hợp. + Bảng phụ, tư liệu, chân dung nhà văn 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản. III/Tiến trình lên lớp HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Diễn biến tâm lí và hành động bé Thu trước khi nhận ông Sáu là Ba? 3. Bài mới: * HĐ 1: Tìm hiểu tâm trạng và hành động của bé Thu khi nhận ông Sáu là Ba GV: Theo dõi đoạn truyện kể về nhân vật bé Thu trong ngày ông Sáu ra đi. Hỏi: Bé Thu đã phản ứng như thế nào khi nghe ông Sáu nói:”Thôi! Ba đi nghe con!” Hỏi: Những cử chỉ: Nhanh như một con sóc, dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó; hôn ba nó cùng khắp, hôn cả vết sẹo dài… đã diễn tả lòng yêu quí ba như thế nào? Hỏi: Thu đã nói với ba: - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con. - Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba! Em cảm nhận như thế nào về câu nói này? Hỏi: Qua 2 đoạn truyện này, cho em hiểu gì về tính cách của bé Thu? Hỏi: Theo dõi đoạn truyện kể về những ngày thăm nhà của ông Sáu, cho biết vì sao người thân mà ông Sáu khao khát được gặp chính là đứa con? Hỏi: Tiếng gọi:”Thu! Con”cùng với điệu bộ vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con cho thấy tình cảm của ông Sáu lúc này như thế nào? Hỏi: Sau hành động đó, ông Sáu bị con từ chối, hình ảnh ông Sáu bị con từ chối được miêu tả ra sao? Hỏi: Theo em, chi tiết 2 tay buông xuống như bị gãy phản ánh một nội tâm như thế nào? Hỏi: Ông Sáu đã có những biểu hiện gì khi bé Thu phản ứng, trước và trong bữa cơm? Hỏi: Cử chỉ nhìn con, lắc đầu, cười của ông Sáu nói gì về tình cảm của người cha? Hỏi: Theo em, vì sao ông Sáu đánh con? (Do nóng giận không kiềm chế được, đó là cách dạy trẻ hư, do tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực). Hỏi: Từ những biểu hiện đó bộc lộ nỗi lòng nào của ông Sáu? GV: Theo dõi đoạn truyện kể về ngày ông Sáu ra đi. Hỏi: Em nghĩ gì về đôi mắt nhìn con (của người cha): nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Hỏi: Cảm nhận của em về nước mắt của người cha trong cử chỉ: Anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con? GV: Yêu cầu HS theo dõi phần cuối truyện: Hỏi: Ở chiến khu lúc nhớ con, ông Sáu cứ ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm đó cứ giày vò anh. Em nghĩ gì về người cha của bé Thu qua chi tiết này? Hỏi: Việc ông Sáu tự mình cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc rồi gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét:”Yêu nhớ tặng con Thu của ba” đã nói điều gì về tình cảm của người cha? Hỏi: Ông Sáu đã cho con chiếc lược từ chiếc ngà voi hay từ một điều gì khác? Hỏi: Hình ảnh cuối cùng của ông Sáu khi bị giặc bắn trúng ngực:” Anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”Chi tiết móc cây lược và nhìn tôi một hồi lâu có ý nghĩa gì? Hỏi: Với em, biểu hiện nào của ông Sáu làm em cảm động nhất? Vì sao? * HĐ 2: Hướng dẫn tổng kết Hỏi: Đọc”Chiếc lược ngà”, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của tình cảm cha con bé Thu? Hỏi: Để thể hiện các nhân vật và thái độ của mình, nhà văn đã có cách kể chuyện như thế nào? GV: Gọi HS đọc ghi nhớ. * HĐ 3: Luyện tập Hỏi: Theo em nghĩ, chiếc lược ngà của người cha về sau sẽ được người con đón nhận và giữ gìn như thế nào? Hỏi: Được sống trong hoà bình, em mong ước điều gì cho những người cha như ông Sáu và người con như bé Thu 4. Củng cố: - Đọc ghi nhớ SGK 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Nắm nội dung phân tích - Soạn văn bản Cố hương theo câu hỏi SGK - Báo cáo sĩ số HS tìm, nêu: + Nó bỗng kêu thét lên:”Ba…a…a…ba!”. + Nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó; nói trong tiếng khóc:”Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!” + Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc… + Con bé lại ôm chầm lấy ba nó một lần nữa và mếu máo:”Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” - HS suy nghĩ, trả lời: + Hồn nhiên, nồng thắm… + Bé Thu muốn được ba chăm sóc, che chở. + Đó là mong ước chính đáng của đứa con yêu quí cha và tin tưởng tình yêu thương của cha mình. + Hồn nhiên, chân thật trong tình cảm. + Mãnh liệt trong tình yêu thương… + Từ 8 năm, ông Sáu chưa một lần gặp mặt đứa con gái mà ông vô cùng thương nhớ. + Vui và tin đứa con sẽ đến với mình. - HS tìm, nêu: + Anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và 2 tay buông xuống như bị gãy. + Buồn bã thất vọng… + Khi nghe con nói trống: Anh quay lại nhìn con, vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. + Khi con hất trứng cá: Anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên… + Buồn nhưng sẵn lòng tha thứ cho con. + Do tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực. + Buồn thương do tình yêu thương của người cha chưa được đền đáp. + Đôi mắt của người cha giàu tình yêu thương và độ lượng. + Đó là nước mắt sung sướng, hạnh phúc của người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình. + Hiền lành, nhân hậu. + Nâng niu tình cảm cha con. + Chìu con và giữ lời hứa với con. + Đó là biểu hiện của tình cảm trong sáng, sâu nặng ở người cha. + Từ sự yêu thương và hi vọng giành cho con mình. + Lúc sắp qua đời, người cha vẫn nhớ đến mÔng ước của con. + Cái nhìn cuối cùng của ông là điều ông nhắn gửi đồng đội thay mình thực hiện mong ước. + Đó là một người cha yêu thương con đến tận cùng. - HS tự bộc lộ: + Tình cha con sâu nặng bền chặt, dù trong hoàn cảnh éo le. + Cách kể chuyện tự nhiên, giản dị, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. + Nhập vai nhân vật”Tôi” để kể. - HS đọc ghi nhớ SGK trang 202. B. Khi nhận ra cha: + Hồn nhiên, chân thật trong tình cảm. + Mãnh liệt trong tình yêu thương… 2- Nhân vật ông Sáu + Đó là một người cha yêu thương con đến tận cùng. III- Tổng kết Ghi nhớ ¯ Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ======v====== TUẦN : 15 TIẾT: 73 Ngày soạn: Ngày dạy: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS: Nắm vững các nội dung phần Tiếng Việt đã học ở kỳ I 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: II/ Chuẩn bị: 1. GV: + Phương pháp: + Bảng phụ, tư liệu, 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản. III/Tiến trình lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ địa phương? Ví dụ - Tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng sử dụng nhiều từ địa phương, theo em việc từ địa phương trong tác phẩm đó có tác dụng gì? 3. Bài mới: Trong các tiết tiếng Viết gần đây, các em đã được ôn xong phần tổng kết từ vựng về các nội dung như: Sự phát triển của từ vựng; Thuật ngữ và trau dồi vốn từ. Tiết học này các em cũng sẽ tiếp tục ôn tậpvới nội cụ thể: Các Phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. (SGK trang 190) * HĐ 1: Hướng dẫn HS ôn lại các phương châm hội thoại đã học. Hỏi: Em hãy kể lại các phương châm hội thoại đã được học? + GV treo mẫu các phương châm hội thoại ghi sẳn như SGK. + Chia lớp thành 5 tổ, phát mỗi tổ 1 nội dung phương châm hội thoại ghi sẳn. + Yêu cầu HS thi đua ghép đúng nội dung vào tên các phương châm ghi sẳn đã treo trên bảng. + Gọi tổ khác nhận xét. +Gọi lần lượt 5 HS đọc lại 5 nội dung phương châm hội thoại. + Yêu cầu HS kể lại 1 tình huống giao tiếp mà trong đó 1 hoặc 1 số phương châm hội thoại không được tuân thủ. + GV kể 1 hoặc 2 truyện cười (SGK) và yêu cầu HS phân tích phương châm hội thoại hội thoại đã được tuân thủ như thế nào? GV chốt lại: Tiếng Việt có 5 phương châm hội thoại mà các em đã học. Khi giao tiếp, chúng ta nhất thiết phải tuân thủ nếu không thì cuộc giao tiếp sẽ không thành công. * HĐ 2: Hướng dẫn học sinh ôn về xưng hô trong hội thoại: Hỏi: Hãy nêu 1 số từ ngữ để xưng hô mà em biết? - Hỏi: Em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt. GV: Tiếng Việt có 1 hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. Ví dụ: + Nói với người lớn hơn: Bác- cháu. Anh (chị)- em. + Với bạn bè: Bạn- tớ, mình. Mày- tao (suồng sã). + Lớp học, hội nghị: Tôi, chúng tôi- quý ông, bà… - Liên hệ: Cách xưng hô đoạn trích “Tức nước vở bờ”, TÓM LẠI: Khi nói, ta cần căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để sử dụng từ ngữ xưng hô cho thích hợp. - GV đọc câu hỏi 2. Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm”xưng khiêm”, “hô tôn”. Em hiểu”xưng khiêm, hô tôn” là gì? GV: Trong xã hội thời trước ( Thời kì Phong kiến, có giai cấp) thì phương châm “xưng khiêm”và “hô tôn” thể hiện rõ hơn so với xã hội ngày nay. Ví dụ: +” Vua” tự xưng là “quả nhân” (người kém cỏi) và gọi các nhà sư là”cao tăng” để thể hiện sự tôn kính. + “bần tăng”(nhà sư nghèo)- khiêm tốn- bệ hạ thể hiện sự tôn kính. + Bạn bè: Đại ca- tiểu đệ. Ngày nay: quí ông, quí bà, quí vị… hoặc nhiều trường hợp dù người nói bằng tuổi thậm chí lớn hơn vẫn gọi”anh”hoặc”bác” và xưng”em”… đó là biểu hiện của phương châm xưng khiêm và hô tôn. Yêu cầu HS nêu ví dụ. Hỏi: Vì sao trong giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô. - Liên hệ: Bài thơ Bà má hậu Giang * HĐ 3: Hướng dẫn HS ôn cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Hỏi: Hãy phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? - Gọi HS đọc đoạn trích SGK trang 119, xác định yêu cầu BT. Hỏi: Hãy chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp. GV: Nhận xét và treo bảng phụ đoạn văn đã hoàn chỉnh. - GV tiếp tục cho HS theo dõi (sơ đồ phân tích) những từ ngữ thay đổi đáng chú ý trong đoạn văn. 4. Củng cố: - Nêu những nội dung mà em vừa ôn tập trong tiết học. 5. HD học ở nhà: - Chuẩn bị: Ôn kiến thức tiếng Việt đã học, chuẩn bị tiết kiểm tra. - Báo cáo sĩ số - Trả lời trước lớp + Từ ngữ được dùng trong một địa phương nhất định. + Tác phẩm mang màu sắc địa phương nhất định. HS nêu: + Phương châm về lượng. + Phương châm về chất. + Phương châm về quan hệ. + Phương châm về cách thức. + Phương châm về lịch sự. - HS thực hiện ghép đúng nội dung. - HS đọc lại nội dung của các phương châm hội thoại. - Kể, giải thích HS nêu: Tôi, tao, tớ, mình, chúng tôi, chúng tao, mày, hắn, nó, chú bác… HS suy nghĩ, trả lời: + “xưng khiêm”: người nói tự xưng mình một cách khiêm tôn, khiêm nhường. + “hô tôn”: gọi người đối thoại một cách tôn kính. - HS nêu ví dụ. + Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa người nói với người nghe (tình cảm thân hay sơ, khinh hay trọng… ). Hầu như không có từ ngữ xưng hô, trung hoà. Vì vậy, không chú ý đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt kết quả giao tiếp như mong muốn. HS nêu: + Dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật- đặt trong ngoặc kép. + Dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp- không đặt trong ngoặc kép. HS đọc. HS thảo luận, đọc lên. * Từ xưng hô: Trong lời đối thoại: + Vua Quanh Trung xưng”Tôi” (ngôi thứ nhất) + Nguyễn Thiếp gọi vua Quang Trung là” Chúa công” (ngôi thứ hai) + Vua Quanh Trung gọi Nguyễn Thiếp là”tiên sinh” (ngôi thứ hai) Trong lời dẫn gián tiếp: + Người kể gọi vua Quang Trung là”nhà vua”, hay”vua Quang Trung” (ngôi thứ ba) * Từ chỉ địa điểm: +Lời đối thoại:”Đây” + Lời dẫn gián tiếp: tỉnh lược. * Từ chỉ thời gian: +Lời đối thoại:”Bây giờ” + Lời dẫn gián tiếp:”Bấy giờ I/ Các phương châm hội thoại: II/ Xưng hô trong hội thoại: III/ Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp: 1/ Khái niệm 2/ Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp. ¯ Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ======v====== Ngày soạn:22/11/2008 Ngày dạy:26/11/2008 TUẦN : 15 TIẾT: 74 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học ở kỳ I: Các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp, gián tiếp, sử dụng từ đúng, chính xác, các biện pháp tu từ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng diễn đạt trả lời trúng ý, biết cách sử dụng từ tiếng Việt trong nói, viết giao tiếp chuẩn mực. 3. Thái độ: II/ Chuẩn bị: 1. GV: + Phương pháp: Câu hỏi trắc nghiệm, tự luận. + Đề bài, đáp án. 2. HS: Ôn tập tổng hợp kiến thức, dụng cụ học tập. III/Tiến trình lên lớp MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT TT Nội dung Kiến thức Mức độ nhận thức Số câu Điểm Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Các phương châm hội thoại 1 1 1 1 2 2 Xưng hô trong hội thoại 3 Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp 6 0,5 1 4 Sự phát triển của từ vựng 1 1 1 5 Thuật ngữ 5 0,5 1 6 Trau dồi vốn từ Tổng Số câu Tổng số điểm 1 1 1 1 1 1 1 7 4 10 Giáo viên chép đề lên bảng + Câu 1 : Điền vào ô trống để hoàn chỉnh bảng thống kê sau: STT PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI NỘI DUNG 1 2 3 4 5 Phương châm về lượng Phương châm về chất Phương châm quan hệ Phương châm cách thức Phương châm lịch sự + Câu 2: Phát hiện và sửa lỗi dùng từ trÔng những câu sau: 1- Vào đêm khuya, đường phố rất im lặng. 2- Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc 3- Báo chí tấp nập đưa tin về sự kiện Sea Games 21 được tổ chức tại Việt Nam 4- Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây 2500 năm. + Câu 3: Dùng ví dụ cho sẵn kèm theo xuất xứ để tạo ra 2 trường hợp có chứa phần dẫn : một trường hợp theo lối dẫn trực tiếp, một trường hợp theo lỗi dẫn gián tiếp: VD: " Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng". (Hồ Chí Minh - Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng) + Câu 4: Vận dụng những kiến thức về biện pháp tu từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trÔng những câu thơ sau: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) Đáp án và biểu điểm : + Câu 1: 2,5 điểm : Mỗi nội dung đúng được 0,5 điểm + Câu 2: 2 điểm : Mỗi nội dung đúng được 0,5 điểm, yêu cầu chỉ ra từ sai và sửa bằng từ đúng 1, Im lặng thay bằng vắng lặng 2, Cảm xúc thay bằng cảm phục

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9 TUAN 15 3 COT.doc
Giáo án liên quan