A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: - Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng và sự xuất hiện tất yếu của cuôc sống mới , xã hội mới.
- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đầ của tác phẩm Cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Ảnh chân dung Lỗ Tấn; hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một số em HS.
III.Bài mới:
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Bài 16 - Tiết 76, 77, 78: Cố Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Bài16
Tiết 76,77,78 CỐ HƯƠNG.
Lỗ Tấn
***************
A.. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: - Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng và sự xuất hiện tất yếu của cuôc sống mới , xã hội mới.
- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đầ của tác phẩm Cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Ảnh chân dung Lỗ Tấn; hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một số em HS.
III.Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- GV gọi HS đọc phần dấu sao để tìm hiểu vài nét về tác giả.
- Nêu vài nét về tác giả?
* Tên hồi nhỏ Chu hương Thọ, tên chữ Dự Tài. Sau đổi là Chu Thụ Nhân, quê ở tỉnh Chiết Giang.
* Sinh trưởng trong gia đình quan lại sa sút, mẹ xuất thân nông dân nên ông có cơ hội tiếp xúc với đời sống nông thôn.
* Ông học nhiều ngành: hàng hải, địa chất, y học, rồi chuyển sang hoạt động văn học.
* Là nhà tư tưởng & là nhà văn hóa lớn.
* Năm 1981 toàn thế giới đã kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông như một danh nhân văn hóa.
- Nêu vài nét về tác phẩm?( Sự nghiệp văn chương, xuất xứ)
* Tác phẩm đồ sộ và đa dạng gồm có 17 tập tạp văn và hai tập truyện ngắn xuất sắc là “Gào thét(1923)”; “ Bàng hoàng(1936)”.
* Truyện ngắn tiêu biểu nằm trong tập “Gào thét” (1923).
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu từ khó, tóm tắt, bố cục, đại ý.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các phần trên.
* Đọc: Chú ý đọc giọng điệu chậm buồn, hơi bùi ngùi. Giọng ấp úng của nhân ật Nhuận Thổ, giọng chua chát của thím Hai Dương. Giọng suy ngẫm, triết lý ở một số câu đoạn.
* Tìm hiểu từ khó: 11 từ SGK.
* Tóm tắt: Sau 20 mươi năm xa quê, “tôi” trở về thăm quê vào giữa những ngày đông tháng giá. Về quê, cảnh vật quê hương và on người đều thay đổi, đặc biệt là người bạn cũ Nhuận Thổ. “Tôi” chia tay quê hương trong hoàng hôn lòng đầy mong ước hy vọng.
* Bố cục: 3 phần.
+ “ Tôi không quản …… sinh sống” Tình cảm và tâm trạng của “tôi” trên đường về quê.
+ “ Tinh mơ …… như quét” Tình cảm và tâm trạng của “tôi” trong những ngày ở quê.
+ “Thuyền chúng tôi …… thành đường thôi” Tâm trạng và ý nghĩ của “tôi” trên đường rời quê.
* Đại ý: Cảm xúc,suy nghĩ của nhà văn trong chuyến về thăm quê lần cuối cùng để rời nhà đi lên thành phố.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích.
- Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện?
* Phương pháp biểu đạt, biểu cảm, lập luận, miêu tả có vai trò quan trọng trong tác phẩm “Cố hương”.
- Câu hỏi 2 SGK/218.
- Truyện có mấy nhân vật chính?
* Truyện có hai nhân vật chính: Nhuận Thổ và “tôi”.
- Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?
* Nhân vật trung tâm là nhân vật “tôi”.
* Nhân vật Nhuận Thổ có vị trí quan trọng, gần như mọi sự thay đổi của làng quê đều tập trung ở nhân vật này. Tuy nhiên, Nhuận Thổ không phải là nhân vật trung tâm vì Nhuận Thổ không phải là đầu mối của toàn bộ câu của toàn bộ câu chuyện, không có quan hệ với toàn bộ hệ thống nhân vật. Từ đó không thể toát lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.( Nhuận Thổ quan hệ với “tôi” trong quá khứ nên sự thay đổi đó là nhân tố tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm của “tôi”)
- Câu hỏi 3 SGK/218.
- Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ?
* Biện pháp nghệ thuật: hồi ức và đối chiếu. Hai biện pháp kết hợp nhuần nhuyễn để làm nổi bật sự thay đổi về con người và cảnh vật.
- Sự thay đổi về cảnh vật như thế nào: trước mắt, trong hồi ức?
* Cảnh vật trước mắt: “ Mấy thôn xóm tiêu điều hoang vắng, nằm im lìm dưới dòm trời vàng úa”.
* Cảnh vật trong hồi ức: “Làng cũ tôi dẹp hơn kia!” Đẹp không có ngôn ngữ nào diễn tả cho được.
- Sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ: trước và hiện tại?
* Hai mươi năm trước: “khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng ……”
* Hiện tại: “ Anh cao gấp hai trước, khuôn mặt vàng sạm, những neap nhăn sâu hoắm, …… mi mắt viền đỏ húp mọng lên. Anh đội một cái mũ lông chiên rách bươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc là dài. Bàn tay thô kệch nặng nề, nức nẻ như vỏ cây thông.”
- Sự khác nhau về hình dáng giữa Nhuận Thổ trong quá khứ và Thủy Sinh trong hiện tại?
* Nhuận Thổ trong quá khứ: khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, cổ đeo vòng bạc ……
* Thủy Sinh trong hiện tại: vàng vọt, gầy còm cổ không đeo vòng bạc ……
- Sự thay đổi của Nhuận Thổ cho thấy điều gì?
* Sự sa sút về kinh tế.
* Tình cảnh đói nghèo do nạn áp bức tham nhũng.
* Tính cách con người cũng thay đổi: Nhuận Thổ, thím Hai Dương.
* Mượn cớ tiễn đưa để lấy đồ đạc: thím Hai Dương lấy đôi tất của mẹ“tôi”, lấy cái “cầu khí sát” khi cho rằng mình có công khám phá ra việc Nhuận Thổ dấu bát đĩa dưới đống tro.
* Nhuận Thổ khổ vì con đông …… đau đớn hơn vì gánh nặng tinh thần, vì mê tín, vì quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp. ( Lời nói trước và sau khi gặp “tôi”)
- Sự khác nhau về hình dáng của Nhuận Thổ và Thủy Sinh trong quá khứ và hiện tại; mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và “tôi” cho thấy xã hội Trung Quốc lúc bay giờ như thế nào?
* Tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỷ 20.
* Chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách bản thân của người lao động.
*Lên án thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn ( con đông, mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp …).
- Chỉ ra những câu văn trực tiếp thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” trước cảnh và người ở quê hương?
* Không nén được lòng “tôi” se lại" Ngỡ ngàng khi cảnh quê thay đổi.
* “Tôi” lấy làm ngạc nhiên trước sự xuất hiện của thím Hai Dương, trước sự thay đổi về tính cách của con người.
* Ngạc nhiên vô cùng khi gặp và đón Nhuận Thổ.
* “Tôi như điếng người đi …… tôi cũng không nói nên lời” khi tiếp xúc với Nhuận Thổ.
* “Mẹ tôi và tôi đều than thở buồn cho cảnh gia đình Nhuận Thổ.
- Cảm xúc khi rời quê của nhân vật “tôi” như thế nào?
* Lòng tôi không chút lưu luyến(cái cũ, làng cũ, cảnh cũ, hiện tại đau buồn, quá khứ tươi đẹp không bao giờ trở lại." hãy hướng tới tương lai và hy vọng.
* Hy vọng, tin tưởng vào con đường đã chọn, hy vọng vào tương lai thế hệ trẻ con cháu như Hoàng, Thủy Sinh sẽ khác thế hệ hiện tại, mơ ước những cuộc đời mới, cuộc đời tốt đẹp hơn mà chúng tôi chưa từng được sống. Suy nghĩ và triết lý về hình ảnh con đường. Con đường từ đâu mà ra? Nhiều người đi mãi thì thành đường mà thôi. Triết lý về niềm hy vọng trong cuộc sống con người. Hy vọng là gì, sức mạnh tinh thần của hy vọng. Con người nên và cần biết hy vọng, ước mơ.
-Em có suy nghĩ gì về hình ảnh con đường mà nhân vật “tôi” muốn nói ở cuối truyện?
* Trong truyện có hình ảnh con đường hiểu với nghĩa đen là con đường thủy, đường sông đưa nhân vật “tôi” về quê và đưa gia đình “tôi” rời quê. Hình ảnh con đường sông nước này cũng phần nào có ý nghĩa khái quát biểu trưng cho sự thay đổi luân chuyển của cuộc sống, con người như nước, như dòng chảy không ngừng của sông.
* Hình ảnh con đường ở cuối truyện xuất hiện trong suy nghĩ liên tưởng của nhân vật “tôi” đó là con đường đến tự do, hạnh phúc của con người, con đường của tự thân hành động, doing xây và hy vọng của con người. Con đường không tự nhiên mà có mà đường là do con người dẫm nát chỗ không có đường mà tạo ra, là khai phá chỗ gai góc mà có …… Bất kể gian nan trắc trở cần phải bước tiếp, kiên định không nao núng.
- Câu hỏi 4 SGK/218,219.
- GV yêu cầu HS đọc 3 đoạn a,b,c và trả lời câu hỏi SGK/219.
* Đoạn a: “Nhưng tiếc thay ……… gặp mặt nhau nữa” dùng phương thức tự sự kết hợp biểu cảm" quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu.
* Đoạn b: “Người đi vào ……… cây thông” dùng phương thức miêu tả kết hợp hồi ức và đối chiếu " thay đổi về ngoại hình của Nhuận Thổ ð tình cảnh sống điêu đứng của nhân dân.
* Đoạn c: “Tôi nghĩ bụng ……… thành đường thôi” dùng phương thức lập luận.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
- Nêu đại ý của truyện và cho biết truyện phê phán điều gì?
- Nêu nghệ thuật của truyện?
* HS dựa vào phần ghi nhớ dể trả lời phần đại ý và truyện phê phán. Dựa vào phần trả lời câu hỏi số 4 để trả lời cho phần nghệ thuật.
Nội dung ghi
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
II. Đọc, tìm hiểu từ khó, tóm tắt, bố cục, đại ý:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
3. Tóm tắt:
4. Bố cục:
5. Đại ý:
III. Phân tích:
1. Nhân vật trong truyện:
- Nhân vật chính: Nhuận Thổ và “tôi”.
- Nhân vật trung tâm: “tôi”.
- Mối quan hệ trong quá khứ giữa “tôi” và Nhuận Thổ gợi tư tưởng, tình cảm của “tôi”.
- Sự xuất hiện hình ảnh của Thủy Sinh và Hoàng gợi cho “tôi” nghĩ về đặc điểm của xã hội tương lai.
2. Sự thay đổi về cảnh vật và con người:
a. Sự thay đổi về cảnh vật:
- Hiện tại: xơ xác, tiêu điều, hoang vắng.
- Hồi ức: đẹp đẽ.
b. Hình ảnh Nhuận Thổ:
- Hai mươi năm trước:Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, trang phục đẹp, hiểu biết nhiều, nói chuyện tự nhiên, vô tư ð Nhuận Thổ đẹp, đầy sức sống.
- Hiện tại: Ăn mặc rách rưới, nghèo khổ, thô kệch, nói chuyện thưa bẩm, chậm chạp, đần độn.
ð Tố cáo xã hội Trung Quốc sa sút về mọi mặt; lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn; những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của người nông dân.
3. Những suy nghĩ và cảm xúc của “tôi”:
a. Những ngày ở quê:
- Ngỡ ngàng trước sự thay đổi của quê hương.
- Buồn, đau xót trước sự thay đổi về hình dáng và tính cách của con người: ngạc nhiên khi thím hai Dương xuất hiện.
- Hụt hang trước lời chào của Nhuận Thổ.
- Than thở cho gia cảnh của anh ta.
b. Khi rời quê:
- Lòng không lưu luyến vì thất vọng.
- Suy nghĩ về quê hương: thế hệ trẻ phải sống một cuộc đời mới, cuộc đời tôi chưa từng được sống.
- Con đường là biểu hiện một niềm tin vào sự đổi thay xã hội, tìm một đường đi mới cho người dân Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XX.
4. Phương thức biểu đạt:
a. Phương thức tự sự kết hợp biểu cảm.
b. Phương thức miêu tả kết hợp hồi ức và đối chiếu.
c. Phương thức lập luận.
IV. Tổng kết:
Trong truyện ngắn Cố hương, thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ, Lỗ tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
IV. Củng cố:
- Em có suy nghĩ gì về hình ảnh “con đường” trong truyện?
- Sự thay đổi về cảnh vât và con người cho thấy xã hội Trung Quốc như thế nào?
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Chuẩn bị bài Ôn tập phần tập làm văn với các câu hỏi sau:
- Phần tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập I có những nội dung lớn nào?Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
- Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể.
- Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?
- Câu hỏi 4.
- Câu hỏi 5.
- Câu hỏi 6.
- Câu hỏi 7.
- Câu hỏi 8.
- Câu hỏi 9.
- Câu hỏi10.
- Câu hỏi 11.
- Câu hỏi 12.
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY76,77,78.DOC