A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Nhận biết khởi ngữ; phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. (Câu hỏi thăm dò như sau: “ Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?”)
- Biết đặt những câu có khởi ngữ.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảnh phụ; một số câu mẫu.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: Hãy đặt một câu có bổ ngữ và hãy đảo bổ ngữ đó lên đầu câu? Nêu ý nghĩa câu trước đó và câu được đảo?
Gợi ý: Nam vẽ bức tranh này. Bức tranh này Nam vẽ.
Tôi đọc quyển sách này rồi. Quyển sách này tôi đọc rồi.
III. Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 19 - Bài19 - Tiết 93: Khởi ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Bài19
Tiết 93 KHỞI NGỮ.
************ A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Nhận biết khởi ngữ; phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. (Câu hỏi thăm dò như sau: “ Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?”)
- Biết đặt những câu có khởi ngữ.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảnh phụ; một số câu mẫu.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: Hãy đặt một câu có bổ ngữ và hãy đảo bổ ngữ đó lên đầu câu? Nêu ý nghĩa câu trước đó và câu được đảo?
Gợi ý: Nam vẽ bức tranh này. Ü Bức tranh này Nam vẽ.
Tôi đọc quyển sách này rồi. Ü Quyển sách này tôi đọc rồi.
III. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung ghi
* Hoạt động 1: Hướng dẫn xác định đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
- GV gọi HS đọc câu 1a,b,c SGK/7 và trả lời câu hỏi.
- Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ?
* Từ ngữ in đậm:
a. Anh. b. Giàu. c. Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ.
* Chủ ngữ:
a. Anh trong “anh không ghìm nổi xúc động”.
b. Tôi trong “tôi cũng giàu rồi”.
c. Chúng ta trong “ chúng ta có thể tin ở tiếng ta ………”
* Phân biệt:
+ Về vị trí: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.
+ Về quan hệ với vị ngữ: Các từ ngữ in đậm không có quan hệ chủ vị với vị ngữ.
- GV gọi HS đọc câu 2 và trả lời: Trước các từ ngữ in đậm nói trên, có(hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào?
* Trước các từ ngữ in đậm có thể thêm các tiếng như: về, đối với, với.
- Qua tìm hiểu các từ ngữ đứng trước chủ ngữ và không có quan hệ chủ vị với vị ngữ gọi là gì?
* Các từ đó gọi là khởi ngữ.
- Đứng trước khởi ngữ có thể thêm những từ nào?
* Thêm các từ: về, đối với, với.
- GV gọi HS đọc lại phần ghi nhớ SGK/8.
* HS đọc phần ghi nhớ theo yêu cầu của GV.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
1. Tìm hiểu ví dụ 1 a.b.c SGK/7.
- Từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.
- Chủ ngữ đứng sau.
- Từ ngữ in đậm không quan hệ chủ vị với vị ngữ.
2. Tìm hiểu câu 2 SGK/8.
Có thể thêm từ về, đối với, với vào trước khởi ngữ được.
Ghi nhớ :
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ “về, đối với, với”.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau:
a. ……… Điều này ông khổ tâm hết sức. Làng – Kim Lân.
b. ……… Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. Lão Hạc – Nam Cao.
c. Một mình thì anh bạn ……… . Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long.
d. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lý tưởng. Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long.
e. Đối với cháu, thật là đột ngột …… Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long.
Bài tập 2: Viết lại các câu và chuyển phần in đậm thành khởi ngữ:
a. Anh ấy làm bài cẩn thận. Ø Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. Ø Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm.
b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được. Ø Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được
IV Củng cố:
- Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
- Đặt câu có khởi ngữ.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
1. Học thuộc bài.
2. Chuẩn bị bài Phép phân tích và tổng hợp.
- Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
+ Những dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra vấn đề gì?
+ Tìm hai luận điểm chính trong văn bản? Nêu phép lập luận?
+ Sau khi đã nêu một số biểu hiện của “những qui tắt ngầm” về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận gì để “chốt” lại vấn đề? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong bài văn?
- Xem trước phần luyện tập.
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY93.DOC