A. Mục tiêu cần đạt:
* Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ, các đoạn thoại.
2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ý nghĩa của bài “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”.
- Kiểm tra bài soạn của HS.
III. Bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 13850 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Bài 2 - Tiết 8: Các phương châm hội thoại (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Bài 2
Tiết 8 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
( tiếp theo)
*********
A. Mục tiêu cần đạt:
* Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ, các đoạn thoại.
2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ý nghĩa của bài “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”.
- Kiểm tra bài soạn của HS.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi
* Hoạt động 1: Tìm hiểu phương châm quan hệ.
- GV yêu cầu HS đọc phần I SGK/ 21.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu ý nghĩa thành ngữ” Ông nói gà, bà nói vịt” và trả lời câu hỏi.
- Thành ngữ dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào?
* Đó là một tình huống hội thoại mà mỗi người nói về một đề tài khác nhau.
- Hậu quả của tình huống trên là gì?
* Hậu quả là người nói và người nghe không hiểu nhau.
- Bài học rút ra từ hậu quả của tình huống trên?
* Khi giao tiếp, phải nói đúng vào đề tài đang hội thoại,nếu không thì con người sẽ không giao tiếp với nhau được.
- GV cho HS nghe đoạn thoại:
* Nằm lùi vào.
* Làm gì có hào nào.
* Đồ điếc.
* Tôi có tiếc gì đâu.
Cho nên , khi nói cần nói đúng nội dung, tránh nói lạc đề.
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK/21 và ghi vào tập.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phương châm cách thức.
-GV êu cầu HS đọc câu1 mục II/ 21, 22.
-GV yêu cầu HS tìm hiểu ý nghĩa hai thành ngữ: “ Dây cà ra dây muống và Lúng búng như ngậm hột thị. “và trả lời câu hỏi.
- Hai thành ngữ dùng để chỉ những cách nói như thế nào?
* Dây cà ra dây muống: nói năng dài dòng, rườm rà.
* Lúng búng như ngậm hột thị:nói năng ấp úng, không rành mạch, không thành lời.
- Hậu quả của những cách nói đó?
* Người nghe không hiểu hoặc hiểu sai lạc ý của người nói.
* Người nghe bị ức chế, không có thiện cảm với người nói.
- Từ đó rút ra bài học gì?
* Nói năng phải ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch.
* Trong khi giao tiếp, phải chú ý tạo được mối quan hệ tốt đẹp với người đối thoại.
- Câu “ Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy “có mấy cách hiểu?
* Có hai cách hiểu:
+ Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn: Ông ấy bổ nghĩa cho nhận định.
+ Tôi đồng ý với những nhận định của một người nào đó về truyện ngắn của ông ấy: ông ấy bổ nghĩa cho truyện ngắn.
- GV giảng thêm: Trong nhiều tình huống giao tiếp, những yếu tố thuộc ngữ cảnh( người nói, người nghe, thời điểm nói, địa điểm nói, mục đích nói) có thể giúp người nghe hiểu đúng ý của người nói. Câu này cũng có thể hiểu thêm như sau:
+ Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác.
+ Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về truyện ngắn của ông ấy.
- GV giảng thêm: Trong giao tiếp, nếu không vì một lý do nào khác thì không nên nói câu có thể hiểu theo nhiều cách. Nếu nói,srx gây trở ngại cho quá trình giao tiếp.
- Trong giao tiếp, cần phải tuân thủ điều gì khi giao tiếp?
* Nói đúng vào ngữ cảnh để người nghe hiểu đúng ý.
* Không nên nói hiểu theo nhiều cách.
- GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 22 và ghi vào tập.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu phương châm lịch sự.
-GV yêu cầu HS đọc truyện cười “ Người ân xin” SGK/ 22 và trả lời câu hỏi.
- Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy như mình đã nhận từ người kia một cái gì đó?
* Cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin.
- GV giảng thêm: Cả hai đều không có của cải, tiền bạc nhưng đối với một người ở vào hoàn cảnh bần cùng như ông lão, cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác.
- Xuất phát từ điều gì mà cậu bé cũng nhận được tình cảm của ông lão?
* Xuất phát từ tình cảm cảm thông, nhân ái, quan tâm.
- Từ câu chuyện trên ta rút ra bài học gì?
* HS trả lời phần ghi nhớ SGK/ 23.
I.Phương châm quan hệ:
Ví dụ: Tìm hiểu thành ngữ “ Oâng nói gà, bà nói vịt “.
- Ý nghĩa: người nói một đằng, người nghe một nẻo, khong hiểu nhau.
- Mọi người sẽ không giao tiếp với nhau được.
Ghi nhớ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (phương châm quan hệ )
II .Phương châm cách thức:
Ví dụ:
1. SGK/ 21, 22.
Cách nói làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhân không đúng nội dung.
Cần nói ngắn gọn, rành mạch.
2. SGK/ 22.
Nói đúng ngữ cảnh để người nghe hiểu đúng ý.
Không nên nói hiểu theo nhiều cách.
Ghi nhớ: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ ( phương châm cách thức ).
III. Phương châm lịch sự:
Ví dụ: Chuyện cười” Người ăn xin” SGK/ 22.
Cả hai đều nhận được tình cảm: tình cảm tế nhị, tôn trọng.
Ghi nhớ: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác ( phương châm lịch sự ).
* Hoạt động 4: Luyện tập.
1 Bài tập 1: Ý nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao.
a. Lời chào cao hơn mâm cổ.
b. Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
c. Kim vàng ai nỡ uốn câu,
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
* Câu tục ngữ khuyên ta nên suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp.
* Hai câu ca dao khuyên ta nên có thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoại.
- Một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự:
* Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói.
* Một lời nói quan tiền thúng thóc.
Một lời nói dùi đục cẳng tay.
* Một điều nhịn là chín điều lành.
* Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
* Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
* Chẳng được miếng thịt miếng xôi,
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
* Người xinh tiếng nói cũng xinh,
Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn.
2 Bài tập 2: Liên quan phương châm:
Phép tu từ nói giảm, nói tránh có liên quan tới phương châm lịch sự.
* Ví dụ: - Bị vướng hai môn thay cho thi rớt.
- Bài viết chưa được hay thay cho bài viết dở.
- Chị cũng có duyên thay cho chị xấu.
-Em không đến nỗi đen lắm thay cho chị đen.
- Bài hát cũng không đến nỗi nào! Thay cho bài hát chưa hay.
3 Bài tập 3: Điền vào chỗ trống
a Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát. Phương châm lịch sự.
b Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt. Phương châm lịch sự.
c Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc. Phương châm lịch sự.
d Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo. Phương châm lịch sự.
e Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa. Phương châm cách thức.
4 Bài tập 4: Giải thích khi dùng cách nói đôi
a Nhân tiện đây xin hỏi: Khi người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó không thuộc đề tài đang trao đổi( phương châm quan hệ)
b Cực chẳng đã ………………… thành thực mà nói là …… : Khi người nói muốn ngầm xin lỗi trước người nghe về những điều mình sắp nói( phương châm lịch sự)
c Đừng nói leo; đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi:Khi người nói muốn nhắc nhở người nghe phải tôn trọng phương châm lịch sự.
5 Bài tập 5: Giải thích nghĩa các thành ngữ và gọi tên phương châm hội thoại:
- Nói băm nói bổ: nói bốp chát, thô bạo ……… Phương châm lịch sự.
- Nói như đấm vào tai:nói dở, khó nghe, gây ức chế ……… Phương châm lịch sự.
-Điều nặng tiếng nhẹ: nói dai, trách móc, chì chiết ……… Phương châm lịch sự.
- Nửa úp nửa mở: nói không rõ ràng, khó hiểu ……… Phương châm cách thức.
- Mồm loa mép giải: nhiều lời;nói lấy được bất chấp phải trái, đúng sai ……… Phương châm lịch sự.
- Đánh trống lảng: cố ý né tránh vấn đề mà người đối thoại muốn trao đổi ……… Phương châm quan hệ.
- Nói như dùi đục chấn mắm cáy: nói thô thiển, kém tế nhị ……… Phương châm lịch sự.
IV Củng cố:
Nhắc lại ghi nhớ của ba phương châm đã học.
V Dặn dò:
1 Học thuộc bài.
2 Chuẩn bị bài” Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thyuết minh”
- Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK/ 25.
-Xem trước phần lyuên tập.
VI Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY8.doc