Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua phân tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: xem trước bài học và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ:
Theo em yếu tố cơ bản nào tạo nên tính thuyết phục của văn bản nghị luận “Bàn về đọc sách”?
Tác giả Chu Quang Tiềm đã bàn về phương pháp đọc sách như thế nào?
Bài mới:
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20, tiết 96 đến tiết 100, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20: Tiết 96 – 97
Tieáng noùi cuûa vaên ngheä
Nguyễn Đình Thi
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua phân tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: xem trước bài học và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ:
Theo em yếu tố cơ bản nào tạo nên tính thuyết phục của văn bản nghị luận “Bàn về đọc sách”?
Tác giả Chu Quang Tiềm đã bàn về phương pháp đọc sách như thế nào?
Bài mới:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
Xuất xứ văn bản.
Hoạt động 2:
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Nội dung bàn bạc của văn bản?
Tóm tắt hệ thống luận điểm của văn bản, tương ứng với đoạn văn bản nào?
(Xác định trong sách giáo khoa
+ Từ đầu → …tâm hồn.
+ Tiếp → …của tình cảm.
+ Còn lại).
Hoạt động 3:
Đọc đoạn đầu văn bản. Hiểu văn nghệ là gì? (Văn học và nghệ thuật).
Người nghệ sĩ tạo nên một tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ đâu? (Thực tại đời sống khách quan).
Vậy có phải là sao chép nguyên si thực tại khách quan ấy hay không? Qua việc phản ánh người nghệ sĩ gửi?
(Gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ – lời gửi của người nghệ sĩ).
Nội dung của văn nghệ là gì?
+ Lời gửi của tác phẩm nghệ thuật là gì?
(Không cất lên lời thuyết lí khô khan;…mang đến cho ta bao rung động ngỡ ngàng trước những điều tưởng như quen thuộc).
+ Nội dung của văn nghệ có giống gì với nội dung của bộ môn khoa học khác dân tộc học, xã hội học, địa lí…hay không?
(Khoa học: khám phá đúc kết quy luật khách quan; văn nghệ: phản ánh chiều sâu tính cách số phận, tình cảm của con người – cụ thể – khái quát – tình cảm của người nghệ sĩ).
Nhận xét về cách trình bày lí lẽ ở luận điểm của tác giả?
(Dẫn dắt tự nhiên: lí lẽ + dẫn chứng).
Đọc đoạn 2 “Chúng ta…tình cảm”.
Trong luận điểm 2 tác giả phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người qua những lí lẽ nào?
(Còn được trình bày ở ý trước).
Trường hợp con người bị ngăn cách cuộc sống, văn nghệ có tác dụng như thế nào?
(Sợi dây…, ví dụ chiến sĩ cách mạng trong nhà tù Côn Đảo vẫn từng đọc, hát cho nhau → giữ vững tinh thần chiến đấu)(chỗ giao nhau của con người với cuộc sống).
Nếu không có văn nghệ đời sống của con người sẽ ra sao? (khô khan, nhàm chán…) không mơ ước, không niềm tin.
Ở luận điểm 2 tác giả dẫn lời nói của văn hào Lep Tônxtoi “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”. Vậy văn nghệ đến với người đọc bằng con đường nào?
(Đến với tác phẩm văn nghệ ta được sống cuộc sống trong đó, được yêu, ghét…”Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng cúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”).
Từ đó, tác giả khẳng định sức mạnh kì diệu của văn nghệ là gì?
Nhận xét của em về cách viết văn của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này?
(Bố cục: chặt chẽ, tự nhiên, hợp lí
Cách viết: giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng thơ văn, đời sống thực → thuyết phục, hấp dẫn.
Giọng văn: chân thành, sâu sắc ý sau dâng cao).
Học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập theo câu hỏi sách giáo khoa.
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê ở Hà Nội. Hoạt động của tác giả khá đa dạng: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình.
Tiểu luận “Tiếng nói văn nghệ” viết năm 1948 (thời kì đầu kháng chiến chống Pháp). Đây là thời kì chúng ta bắt tay vào xây dựng một nền văn nghệ mới cho đất nước Việt Nam độc lập sau CMT8 1945; in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” xuất bản 1956.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Phương thức biểu đạt: nghị luận
Nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với con người.
2. Bố cục: 3 phần
Đoạn 1: nội dung của văn nghệ là tư tưởng, tình cảm của các cá nhân nghệ sĩ.
Đoạn 2: tiếng nói văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống của con người trong sản xuất, chiến đấu.
Đoạn 3: văn nghệ là tiếng nói tình cảm có sức mạnh lôi cuốn kì diệu, khả năng cảm hóa.
III. Phân tích văn bản
1. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ
Không chỉ là câu chuyện, con người ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó – lời gửi.
Lời gửi của văn nghệ chứa đựng những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của người nghệ sĩ.
Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
2. Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống của con người
Văn nghệ giúp ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời, với chính mình. “Mỗi tác phẩm lớn như rọi…”
Làm tươi mát cuộc sống sinh hoạt khắc khổ hằng ngày → con người vui lên, biết rung cảm, mơ ước trong cuộc đời còn nhiều vất vả, cực nhọc. Sợi dây buộc chặt con người với cuộc sống đời thường, sự sống, hành động và những vui buồn gần gũi.
3. Con đường văn nghệ đến với người đọc và sức mạnh kì diệu của nó
“Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm” tác phẩm nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu thấm vào những cảm xúc, nỗi niềm → lay động cảm xúc, tâm hồn con người qua con đường tình cảm.
Sức mạnh kì diệu của văn nghệ là mở rộng khả năng tâm hồn giúp con người vượt khỏi biên giới của chính mình; xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.
* Ghi nhớ (sách giáo khoa trang 17).
IV. Luyện tập
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại các luận điểm trong bài nghị luận.
Đọc bài và soạn: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.
Ký duyệt
Tiết 98:
Caùc thaønh phaàn bieät laäp
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Nhận biết 2 thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.
Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
Biết đặt câu có thành phần tình thái, cảm thán.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ?
Làm bài tập 2 trang 8.
Bài mới: Trong câu, các bộ phận có vai trò (chức năng) không đồng đều như nhau. Có những bộ phận không trực tiếp nói lên sự việc mà được dùng để nêu lên thái độ của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự việc trong câu. Những bộ phận đó gọi là…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giáo viên cho ví dụ
“Trời ơi, chỉ còn có năm phút”.
Sự vật được nói đến trong câu này?
(Còn năm phút).
Các tiếng “trời ơi” có trực tiếp nói lên sự việc trong câu hay không?
(Không – cho biết thái độ tiếc rẻ của người nói về thời gian qua nhanh → thành phần cảm thán – một thành phần biệt lập của câu).
Vậy em hiểu thành phần biệt lập là gì?
Thành phần biệt lập là thành phần nào cần tìm hiểu các ví dụ sau:
Học sinh đọc ví dụ a, b (I).
Câu hỏi 1: các từ in đậm thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào?
(Chắc: nhận định thể hiện độ tin cậy cao hơn có lẽ).
Nếu không có từ ngữ in đậm thì nghĩa sự việc của các câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
(Không thay đổi).
Em hiểu thành phần tình thái là gì?
Giáo viên cho ví dụ để học sinh phân tích.
Tìm hiểu ví dụ a, b (II).
Các từ in đậm có chỉ sự vật, sự việc gì không? (Không)
Nhờ từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu “trời ơi”?
(Phần tiếp theo của câu giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán).
Các từ ngữ in đậm dùng để làm gì? (Giãi bày nỗi lòng cảm xúc).
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2.
+ Bài tập 1: bài tập nhận diện.
+ Bài tập 2: sắp xếp theo trình tự tăng dần độ tin cậy.
+ Bài tập 3: học sinh dùng lí lẽ để trình bày cảm nhận của mình.
I. Các thành phần biệt lập
1. Thành phần biệt lập: là thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu mà được dùng để diễn tả thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu hoặc đối với người nghe.
2. Các thành phần biệt lập
a./ Thành phần tình thái
Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc nói đến trong câu.
Các loại khác nhau:
+ Yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc
Tin cậy cao (chắc chắn, chắc
hẳn, chắc là,…)
Tin cậy thấp (hình như, dường
như, hầu như, có vẻ như…)
+ Tình thái gắn liền với ý kiến người nói như: theo tôi, ý ông ấy, theo anh…
Tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe (cuối câu); à, ư, nhỉ, nhé…
b./ Thành phần cảm thán
Thành phần cảm thán dùng để diễn đạt tâm lí của người nói.
Thành phần cảm thán có thể tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt – câu cảm thán.
Ví dụ:
Ôi Tổ quốc! Đơn sơ mà lộng lẫy!
(Tố Hữu)
* Ghi nhớ: sách giáo khoa trang 18.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ.
Cảm thán: chao ôi.
Bài tập 2: Dường như, hình như, có vẻ như – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn.
Bài tập 3:
Độ tin cậy cao: chắc chắn.
Độ tin cậy thấp: hình như.
→ Tác giả dùng từ “chắc” (không thấp, không quá cao).
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại kiến thức bài học.
Làm bài tập 4 về nhà (trang 19).
Xem trước bài “Các thành phần biệt lập” (tiếp theo).
Ký duyệt
Tiết 99:
Nghò luaän
veà moät söï vieäc, hieän töôïng ñôøi soáng
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là phép lập luận phân tích, tổng hợp?
Trình bày bài viết (bài tập 3, 4).
Bài mới: Nghị luận xã hội là một lĩnh vực rộng lớn: bàn bạc về những vấn đề chính trị, chính sách, đạo đức, lối sống, những vấn đề có tầm chiến lược, tư tưởng triết lí đến những sự việc, hiện tượng trong đời sống.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Học sinh đọc văn bản.
Bài văn có mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn.
Văn bản bàn về hiện tượng gì?
Nêu rõ những biểu hiện của hiện tượng đó.
(Sai hẹn, đi chậm, không coi trọng người khác…)
Theo em cách trình bày hiện tượng trong văn bản có nêu được vấn đề của hiện tượng bệnh lề mề không?
Nguyên nhân của hiện tượng đó?
(Coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác).
Tác hại? (làm phiền mọi người, làm mất thì giờ, nảy sinh cách đối phó).
Nhận xét về bố cục của bài viết.
Em hiểu nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
(Học sinh đọc).
Hoạt động 2:
Nêu những sự việc, hiện tượng tốt đáng biểu dương của các bạn trong trường, ngoài xã hội. Trao đổi để chọn ra sự việc, hiện tượng đáng để viết.
Ngoài hiện tượng trên, thảo luận về hiện tượng bức xúc khác:
+ Hiện tượng gây gổ, đánh nhau trong nhà trường.
+ Nói tục, vứt rác.
+ Đua đòi, ăn chơi.
+ Đam mê điện tử.
I. Tìm hiểu bài nghị luận của một sự việc, hiện tượng trong đời sống
* Văn bản “Bệnh lề mề”
Bàn về hiện tượng phổ biến: bệnh lề mề.
Bố cục mạch lạc:
+ Nêu hiện tượng.
+ Phân tích các nguyên nhân, tác hại.
+ Giải pháp khắc phục.
* Ghi nhớ: sách giáo khoa trang 21.
II. Luyện tập
Bài tập 1:
Nêu các sự việc, hiện tượng: nhặt của rơi trả người đã mất, giữ gìn trường lớp xanh – sạch – đẹp;…
Cách làm:
+ Mở bài: giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
+ Thân bài: phân tích, giải thích, so sánh…
+ Kết bài: bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết.
Bài tập 2:
Một hiện tượng xã hội: hút thuốc lá ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại ghi nhớ.
Học sinh chọn một hiện tượng để viết bài nghị luận.
Xem trước bài “Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống”.
Ký duyệt
Tiết 100:
Caùch laøm baøi vaên nghò luaän
veà moät söï vieäc, hieän töôïng trong ñôøi soáng
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: xem bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội?
Trình bày bài tập.
Bài mới:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Học sinh đọc các đề bài trong sách giáo khoa và tìm ra điểm giống nhau của các đề bài đó.
(Cấu tạo).
Theo em những sự việc, hiện tượng đó thường là gì?
(Tốt, cần ca ngợi, biểu dương
không tốt, cần lưu ý, phê phán, nhắc nhở).
Học sinh thảo luận tự ra một đề bài nghị luận.
Hoạt động 2: Cách làm bài văn nghị luận
Muốn làm bài văn nghị luận cần trải qua những bước nào?
Thảo luận theo câu hỏi sách giáo khoa phần tìm hiểu đề, tìm ý.
+ Phạm Văn Nghĩa là ai? Làm việc gì? Ý nghĩa của việc làm đó?
+ Việc Thành Đoàn phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa có ý nghĩa gì?
Lập dàn ý 3 phần.
Chia nhóm, tổ thực hiện.
Học sinh thực hành
+ Viết đoạn mở bài.
+ Viết đoạn phân tích việc làm.
+ Viết đoạn đánh giá việc làm.
+ Ý nghĩa việc phát động.
Kết thúc bài viết bằng cách nào?
(Đối chiếu dàn ý, qui tắc dùng từ viết câu…)
Hoạt động 3:
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
Đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể, mẩu tin để người làm bài sử dụng. Có đề không cung cấp sẵn nội dung mà chỉ gọi tên để người làm phải trình bày.
Mệnh lệnh đề (yêu cầu).
Học sinh tự ra đề.
II. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tuợng trong đời sống
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
* Tìm hiểu đề:
Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng tốt đáng biểu dương.
Nêu suy nghĩ.
* Tìm ý:
Nghĩa là học sinh lớp 7, biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong công việc đồng áng.
Là người biết kết hợp học – hành.
Biết sáng tạo – làm tời kéo.
Học tập Nghĩa là học yêu cha mẹ, học lao động, kết hợp học – hành, học sáng tạo làm việc nhỏ có ý nghĩa lớn.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài: giới thiệu…
b. Thân bài: chỉ rõ nguyên nhân , phân tích mặt lợi, hại…
c. Kết bài: thái độ, ý kiến.
3. Viết bài
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
* Ghi nhớ: sách giáo khoa trang 24
III. Luyện tập
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung của bài học.
Làm bài tập: đề 4 (mục I).
Xem trước bài Chương trình địa phương phần tập làm văn.
Ký duyệt
File đính kèm:
- giao an TUAN 20.doc