A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Nâng cao hiểu biết và kỹ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học.
- Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
- Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ; hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Phân biệt các thành phần biệt lập của câu. Cho ví dụ?
III. Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3573 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 22 - Bài 21 - Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Bài 21
Tiết 109
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN.
& b
A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Nâng cao hiểu biết và kỹ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học.
- Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
- Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ; hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Phân biệt các thành phần biệt lập của câu. Cho ví dụ?
III. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung ghi
A. Hoạt động 1: Hướng dẫn hình thành khái niệm liên kết.
- GV gọi HS đọc đoạn văn SGK/42,43 và trả lời câu hỏi.
- Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì?
* Đoạn văn trên bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ. Đây là một trong những yếu tố ghép vào chủ đè chung: Tiếng nói của văn nghệ.
- Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
* Cách phản ánh thực tại( thông qua suy nghĩ, tình cảm của cá nhân người nghệ sĩ) là một bộ phận làm nên “tiếng nói của văn nghệ”, nghĩa là giữa chủ đề của đoạn văn là chủ đề của văn bản có quan hệ:bộ phận-toàn thể.
- Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì?
* Nội dung chính của mỗi câu:
+ Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại.
+ Câu 2: Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều đó mới mẻ.
+ Câu 3:Cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn của người nghệ sĩ.
- Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn?
* Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn là “cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ”.
- Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?
* Trình tự sắp xếp các câu hợp lý:
Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (phản ánh thực tại).
Phản ánh thực tại như thế nào? (tái hiện và sáng tạo).
Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (để nhắn gởi một điều gì đó).
- Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào?( Chú ý các từ ngữ in đậm)
* Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện:
Lặp từ vựng: Tác phẩm-tác phẩm.
Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng:tác phẩm, nghệ sĩ (tác giả, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ …)
Phép thế: dùng từ “anh”thay thế từ nghệ sĩ, dùng cụm từ “cái đã có rồi” thay cho “ những vật liệu mượn ở thực tai”.
Phép nối: dùng quan hệ từ “nhưng”.
- Qua tìm hiểu, GV hướng dẫn HS đọc phần ghi nhớ.
* HS đọc phần ghi nhớ theo yêu cầu của GV.
I. Khái niệm liên kết:
Tìm hiểu câu 1,2,3 SGK/43.
- Chủ đề: Cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ.
- Nội dung của các câu hướng về chủ đề của đoạn văn.
- Các câu sắp xếp theo trình tự hợp lý.
- Các câu liên kết bằng:
* Phép lặp.
* Trường liên tưởng.
* Phép thế.
* Phép nối.
Ghi nhớ: Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
* Về nội dung:
- Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề);
- Các đoạn văn và các câu phải được sáp xếp theo một trình tự hợp lý (liên kết lô-gic);
* Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
- Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước(phép lặp từ ngữ);
- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước(phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng);
- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước(phép thế);
- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước(phép nối).
B. Hoạt động 2: Luyện tập
1.* Chủ đề của đoạn văn là khẳng định điểm mạnh và điểm yếu về năng lực trí tuệ của người Việt nam.
* Nội dung các câu đều tập trung vào việc phân tích những điểm mạnh cần phát huy và những “lỗ hổng” cần nhanh chóng khắc khắc phục.
* Trình tự của các câu sắp xếp hợp lý, cụ thể:
- Câu 1: Khẳng định những điểm mạnh hiển nhiên của người Việt Nam.
- Câu 2: Khẳng định tính ơu việt của những điểm mạnh trong sự phát triển chung.
- Câu 3: Khẳng định những điểm yếu.
- Câu 4: Phân tích những biểu hiện cụ thể của cái yếu, bất cập.
- Câu 5: Khẳng định nhiệm vụ cấp bách là phải khắc phục các “lỗ hổng”.
2. Các phép liên kết:
* Phép thế đồng nghĩa: Câu 2 nối với câu 1 bằng cụm từ “Bản chất trời phú ấy”.
* Phép nối: Câu 3 nối câu 2 bằng quan hệ từ “nhưng”.
Câu 4 nối câu 3 bằng cụm từ “ấy là”.
* Phép lặp từ ngữ: Câu 5 nối với câu 4 bằng từ “lỗ hổng”.
IV.Củng cố:
- Nội dung của các đoạn văn và các câu trong văn bản liên kết với nhau như thế nào?
- Về hình thức giữa các câu và các đoạn văn liên kết với nhau bằng các biện pháp nào?
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
1. Học thuộc bài.
2. Chuẩn bị bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn.(Luyện tập)
- Bài tập 1: Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn
- Bài tập 2:Tìm cặp từ trái nghĩa và phân biệt đặc điểm.
- Bài tập 3: Chỉ ra các lỗi liên kết về nội dung và cách sửa.
- Bài tập 4: Chỉ ra các lỗi liên kết về hình thức và cách sửa.
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY109.DOC