Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát xa xưa để ngợi ca tình mẹ con và những lời ru.
Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về cách lập luận của Hipôlit Ten qua văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phôngten”.
Bài mới: Con người ai cũng có tuổi thơ, từ thuở nằm nôi → trưởng thành có biết bao kỉ niệm để mỗi lúc ùa về giống như một giấc mơ hoa. Trong tâm thức người Việt, sự cất cánh của tâm hồn con trẻ không thể rời xa những cánh đồng bát ngát, những lời ru êm ái ngọt ngào. Và cả hai thường hoà vào một hình ảnh thơ ngây: con cò cánh trắng.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23, tiết 111 đến tiết 115, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23: Tiết 111 – 112
Con coø
Chế Lan Viên
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát xa xưa để ngợi ca tình mẹ con và những lời ru.
Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về cách lập luận của Hipôlit Ten qua văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phôngten”.
Bài mới: Con người ai cũng có tuổi thơ, từ thuở nằm nôi → trưởng thành có biết bao kỉ niệm để mỗi lúc ùa về giống như một giấc mơ hoa. Trong tâm thức người Việt, sự cất cánh của tâm hồn con trẻ không thể rời xa những cánh đồng bát ngát, những lời ru êm ái ngọt ngào. Và cả hai thường hoà vào một hình ảnh thơ ngây: con cò cánh trắng.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm (chú thích sách giáo khoa trang 47).
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh đọc văn bản diễn cảm, tha thiết…
Tìm phương thức biểu đạt và xác định bố cục của văn bản.
Thể thơ; nhịp điệu.
(Tự do, nhịp điệu biến đổi, lặp cấu trúc).
Hoạt động 3:
Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Hình ảnh con cò Đồng Đăng, con cò cửa phủ… gợi gì?
Hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ đến với tâm hồn trẻ thơ như thế nào?
Lời mẹ ru cò hoà lẫn lời mẹ ru con. Từ đó em cảm nhận về tình mẹ trong lời ru như thế nào?
Ý nghĩa lời ru đoạn 1?
(Giữ yên giấc ngủ cho trẻ thơ, bồi đắp lòng nhân ái).
Nét độc đáo về hình thức?
(Vận dụng ca dao, đối lập, so sánh → âm điệu êm ái).
Khúc hát ru gợi em nhớ kỉ niệm nào của tuổi ấu thơ?
Hình tượng con cò trong lời ru đi vào tiềm thức tuổi thơ → gần gũi và theo cùng con người đến suốt cuộc đời. Cánh cò đồng hành như thế nào trong cuộc đời con người?
Cảm nhận của em về những hình ảnh thơ này?
(Hình ảnh đẹp, xây dựng bằng trí tưởng tượng, gợi cuộc sống ấm áp tươi sáng, tuổi thơ được chở che, nâng niu).
Hình ảnh con cò đã phát triển thành biểu tượng gì?
(Dù ở gần con…)
Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ qua lời ru “Dù ở gần con – dù ở xa con – lên rừng…” như thế nào?
(Sự lận đận, đức hi sinh quên mình vì tình yêu con).
Thấu hiểu lòng mẹ, lời ru “Con dù lớn… theo con” đã khái quát lên một quy luật tình cảm gì?
(Tình mẫu tử thiêng liêng, bền vững…)
Từ cảm xúc về tình mẹ con, bài thơ đã mở ra suy tưởng gì?
Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ này là gì?
(Sử dụng linh hoạt câu thơ ngắn, dài, vận dụng trí tưởng tượng và liên tưởng mới lạ).
Cảm nhận của em về ý nghĩa lời ru của đoạn 3?
Tìm hiểu đặc sắc về nghệ thuật của toàn bài thơ?
(Thể thơ tự do, nhịp biến đổi, giọng điệu tha thiết; lặp cấu trúc, từ; hình ảnh bài thơ vừa đậm tính dân gian vừa mang phong cách hiện đại suy tư sâu lắng).
Nhận xét về lời ru và tình mẹ trong bài thơ?
(Lời ru → nuôi dưỡng tâm hồn con
người.
Tình mẹ → sự hi sinh, lòng bao
dung…).
Hoạt động 4: Đọc lại bài thơ “Khúc hát ru…” so sánh tìm ra nét giống và khác ở mỗi bài thơ?
(Học sinh thảo luận).
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Chế Lan Viên (1920 – 1989) là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Phong cách thơ độc đáo: suy tưởng, triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
Bài thơ “Con cò” – viết 1962, in trong tập “Hoa ngày thường – Chim báo bão” (1967).
II. Tìm hiểu cấu trúc văn bản
1. Phương thức biểu đạt:
Biểu cảm + tự sự, miêu tả.
2. Bố cục:
a./ Hình ảnh con cò đến với tuổi thơ qua lời ru.
b./ “Con cò” gắn bó con người trong suốt cuộc đời”.
c./ Suy ngẫm về triết lí, ý nghĩa lời ru.
III. Phân tích
1. Hình ảnh con cò đối với tuổi thơ qua lời ru
Hình ảnh con cò:
+ Gợi tả không gian, cuộc sống xưa yên ả, thanh bình.
+ Gợi số phận nhọc nhằn, vất vả của người phụ nữ.
Hình ảnh con cò, lời ru → tâm hồn tuổi thơ, bằng những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng → tình yêu và chở che của người mẹ.
2. Hình ảnh con cò gắn bó với cuộc đời con người
Tuổi ấu thơ trong nôi: đùm bọc như tình thương của mẹ bên con.
Tuổi đến trường:
Cánh cò dắt dìu con vào thế giới tri thức như mẹ đã dạy.
Lúc trưởng thành:
Cánh cò đưa con người vào thế giới nghệ thuật như lòng mẹ mong ước.
3. Suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru
Hình ảnh con cò
người mẹ luôn ở bên con.
biểu tượng cho cuộc đời bao dung nhân ái.
Người mẹ yêu con bằng tình yêu bền chặt.
Lời ru về con cò là lời ru cuộc đời con người, cuộc đời đó khôn lớn trưởng thành từ chiếc nôi, từ lời ru.
→ Lời ru là biểu hiện cao cả, đẹp đẽ của tình mẹ và tình đời rộng lớn dành cho cuộc đời của mỗi con người.
* Ghi nhớ (sách giáo khoa).
IV. Luyện tập
Vận dụng sáng tạo âm điệu của lời ru truyền thống.
Khác:
Khúc hát ru: lời ru trực tiếp từ người mẹ, biểu hiện thống nhất tình yêu con + yêu cách mạng, ý chí chiến đấu.
“Con cò”: gợi lại điệu hát ru → ý nghĩa lời ru và ca ngợi tình mẹ đối với đời sống mỗi con người.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung chính của bài học.
Làm bài tập 2 (trang 49).
Xem và soạn trước bài “Mùa xuân nho nhỏ và “Viếng lăng Bác”.
Ký duyệt
Tiết 113:
Traû baøi taäp laøm vaên soá 5
Mục tiêu bài học:
Học sinh nhận rõ những ưu điểm, hạn chế trong bài viết của mình, biết khắc phục những lỗi diễn đạt thường mắc phải để làm tốt bài viết số 6.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chấm bài, lên điểm.
Học sinh: xem lại kiến thức đã học.
Lên lớp:
Ổn định.
Trả bài:
1. Nhận xét chung
* Ưu điểm: Nhiều bài viết tốt, nắm được yêu cầu của đề, phương pháp làm bài văn nghị luận, diễn đạt rõ ràng trôi chảy.
* Hạn chế: Một số bài sa vào dạng kể, thiếu ý mắc nhiều lỗi diễn đạt về dùng từ, đặt câu…
2. Sửa bài: Xây dựng lại dàn ý
Đề 1: Cần làm nổi bật ý sau
Bác Hồ – anh hùng dân tộc, lãnh tụ vĩ đại.
+ Hoàn thành sứ mệnh lịch sử: tìm đường cứu nước, sáng lập Đảng, khai sinh nước VNDCCH, khẳng định tên tuổi Việt Nam trên thế giới qua 2 cuộc kháng chiến.
+ Con người vĩ đại – bình dị (cách sống, cách làm việc).
Danh nhân văn hoá thế giới:
+ Chiến sĩ chiến đấu vì hoà bình dân tộc.
+ Nghệ sĩ chân chính → sáng tác văn thơ để làm cách mạng → đóng góp to lớn cho văn học.
Đề 2: (số 4 sách giáo khoa): học sinh cần nêu được:
Biểu hiện của hiện tượng.
(Phạm vi, đối tượng).
Nguyên nhân:
+ Thói quen sống.
+ Không nhận thức được hành vi vô ý thức của mình.
+ Sống cá nhân, ích kỉ.
+ Chưa được giáo dục thường xuyên.
Tác hại:
+ Ô nhiễm môi trường → ảnh hưởng sức khoẻ con người.
+ Mất vẻ mĩ quan.
Đánh giá:
+ Phê phán hành vi → tác động không nhỏ đến xã hội.
+ Con người cần có ý thức cộng đồng.
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục…
+ Xây dựng nếp sống văn minh.
3. Nhận xét và sửa chữa các lỗi diễn đạt mắc phải trong bài viết của học sinh.
4. Trả bài và đọc một số bài viết tốt.
Củng cố, dặn dò:
Xem lại kiến thức bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng.
Xem trước bài Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.
Ký duyệt
Tiết 114 – 115:
Caùch laøm baøi nghò luaän
veà moät vaán ñeà tö töôûng, ñaïo lí
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm, nội dung, hình thức của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Bài mới:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Các đề bài (sách giáo khoa trang 51, 52) có điểm gì giống và khác nhau?
(Thảo luận).
Điểm khác của các đề trên?
Đối với đề mở, không có mệnh lệnh đề, đòi hỏi người viết phải xác định như thế nào?
(Xác định vấn đề là nhan đề để viết một bài nghị luận).
So sánh với dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng?
(Nghị luận về sự việc, hiện tượng: nêu biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục…;
Nghị luận về tư tưởng, đạo lí: chứa đựng các khái niệm đòi hỏi phải lí giải bằng trí tuệ, đánh giá đúng, sai).
Hoạt động 2: Có mấy bước thực hành…?
Tìm hiểu đề: xác định tính chất và yêu cầu của đề.
Tìm ý bằng cách nào?
Biểu hiện của “nhớ nguồn”?
Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào?
Có thể viết phần mở bài theo cách nào?
(Cách 1: từ tục ngữ nói chung → riêng.
Cách 2: từ thực tế lễ hội nói chung → thờ cúng tổ tiên → kết quả câu tục ngữ).
Phần thân bài có cần nêu ra dẫn chứng của thực tế để chứng minh hay không?
(Cần – nhưng không làm lu mờ giải thích).
Sau khi giải thích, chứng minh vấn đề cần làm gì? (BL)
Có cách BL nào?
(Nêu thực tế ngược lại; mở rộng ý nghĩa câu tục ngữ; nâng cao vấn đề, hành động).
Phần kết bài tổng kết vấn đề như thế nào?
Bài học?
Trên cơ sở xây dựng dàn ý → viết bài hoàn chỉnh (lấp đầy văn bản).
Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý cho đề 7.
(Học sinh thực hành).
Giáo viên nhận xét.
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Đề bài: sách giáo khoa.
Điểm giống nhau: nghị luận vê 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Đạo lí: lòng biết ơn (2, 9, 10)
phẩm chất, ý chí (4, 5, 6, 7).
+ Tư tưởng: (1, 3, 5).
Điểm khác:
+ Dạng có mệnh lệnh đề: (1, 3, 10).
+ Dạng mở không có mệnh lệnh đề (2, 4, 6, 7, 8, 9).
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
Đề: suy nghĩ về đạo lí
“Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
* – Tính chất: nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
– Nội dung: câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
* Tìm ý
Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng → “Uống nước nhớ nguồn là đạo lí của con người: hưởng thụ thành quả phải biết ơn người tạo thành quả → lương tâm, trách nhiệm của mỗi người.
Biểu hiện:
+ Biết ơn, giữ gìn, phát huy.
+ Sáng tạo thành quả mới.
+ Không vong ân bội nghĩa.
Ý nghĩa:
+ Giữ gìn các giá trị tinh thần của con người.
+ Nguyên tắc làm người của người Việt Nam.
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài: giải thích câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó.
b. Thân bài:
Giải thích câu tục ngữ.
Nhận định đánh giá.
+ Bình đúng, sai.
lời nhắc nhở những
ai vô ơn.
+ Mở rộng nguồn: gia đình, XH.
truyền thống tốt đẹp,
duy trì xã hội.
khích lệ con người
cống hiến
c. Kết bài:
Nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Bài học bản thân (khuyên bảo).
3. Viết bài
4. Đọc và sửa chữa
* Ghi nhớ: sách giáo khoa.
III. Luyện tập
Lập dàn ý đề 7 (I).
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung bài học.
Học sinh viết thành văn phần thân bài của đề 7 theo ý sau:
+ Học tập là hành động thu nhận kiến thức, hoàn thành kĩ năng của một người.
→ Mọi sự học tập đều là tự học – ai học – người đó có kiến thức không ai học hộ ai.
+ Nêu cao tinh thần tự học → nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.
Xem bài: Nghị luận về tác phẩm truyện.
Ký duyệt
File đính kèm:
- giao an TUAN 23.doc