A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bức tranh về mùa thu; hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
-Đọc thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác. Nêu chủ đề.
- Phân tích một hình ảnh ẩn dụ mà em tâm đắc nhất.
III. Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2426 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25 - Bài 24 - Tiết 121: Sang thu (Hữu Thỉnh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Bài 24
Tiết 121
SANG THU.
Hữu Thỉnh.
& b
A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bức tranh về mùa thu; hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
-Đọc thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác. Nêu chủ đề.
- Phân tích một hình ảnh ẩn dụ mà em tâm đắc nhất.
III. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung ghi
A. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
- GV gọi HS đọc dấu sao để tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
-Nêu vài nét về tác giả?
* Tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh 1942 quê tỉnh Vĩnh Phúc.
* Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn.
* Là tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam từ năm 2000.
- Nêu vài nét về tác phẩm?(Xuất xứ, thời điểm sáng tác)
* Bài thơ in trong tập Từ chiến hào đến thành phố.
* In lần đầu tren báo văn nghệ, sáng tác vào gần cuối năm 1977.
B. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu từ khó, thể loại.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các phần trên.
* Đọc: Giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư.
* Giải thích từ khó:2 từ SGK.
* Thể loại: Thơ 5 tiếng, ít vần.
Khổ 1: vần gián cách 1 vần từ se – về.
Khổ 2:vần liền một vần từ vã – hạ.
Khổ 3: không vần hoặc vần thông(không thạt chỉnh) từ mưa – ngờ.
C. Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích.
- GV gọi Hs đọc câu hỏi 1 SGK/71 và trả lời.
- Mùa thu về cảm nhận qua biểu hiện nào của thiên nhiên?
* Từ “bỗng” cho thấy sự đột ngột bất ngờ. Ngoài ra còn từ “hình như”.
* Hương ổi, gió se:dấu hiệu khi mùa thu về.
- GV gọi HS đọc câu hỏi 2 SGK/71 và trả lời.
- Từ “phả” có thể thay thế bằng từ nào?
* Từ “phả” có thể thay thế bằng các từ: thổi, bay,lan,tan,đưa ðkhông tạo sự đột ngột, bất ngờ.
- Dùng từ “phả”có gì hay hơn?
* Dùng từ “phả”cho thấy mùi hương phảng phất tỏa của mùi quả chín.
- Từ “chùng chình” có thể thay bằng từ nào?
* Từ “chùng chình” có thể thay bằng từ dềnh dàng,đủng đỉnh, chầm chậm, lững thững.Dùng từ “chùng chình” ð nhân hóa làn sương bay qua ngõ cố ý chậm hơn mọi ngàyð Sự duyên dáng yểu điệu.
- Hình ảnh thiên nhiên sang thu được thể hiện bằng hình ảnh, chi tiết nào ở khổ thơ thứ hai?
* Không gian từ hạ sang thu, cái “hình như” ở câu trên được cụ thể hóa ở khổ thơ tiếp theo:sông chảy chậm lại “dềnh dàng” không cuồn cuộn, ào ạt như mùa hèð con sông trở nên duyên dáng,gần người hơn. Chim vội vã vì sợ lạnh phải đi tránh rét ở những miền ấm áp hơn.
- Hai câu thơ “Có đám mây … sang thu”được hiểu như thế nào?
* Hai câu thơ là một sự liên tưởng sáng tạo thú vị cho thấy không gian và thời gian chuyển mùa that đẹp và khêu gợi.
GV giảng thêm: sự thật không có đám mây nào như thế , không có sự phân chia rạch ròi, mắt nhìn thấy được trên bầu trời. Đó là đám mây liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Cái hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bởi nữa đám mây lơ lửng, cũng dềnh dàng, chùng chình tạo cảm nhận cho người đọc.
- GV gọi HS đọc câu hỏi 3 SGK/71 và trả lời.
- Thiên nhiên sang thu được gợi ra bằng hình ảnh nào?
* Hình ảnh nắng, mưa lúc sang thu không giống hồi giữa hạ. Nắng nhạt dần chứ không chói chang. Mưa cũng ít đi nhất là những trận mưa rào,mưa doing ầm ầm,ào ạt nên sám cũng bất ngờ.
- Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài? Nêu nghệ thuật sử dụng?
* Mưa ít hơn, sấm cũng ít hơn nhỏ hơn không như những trận mưa bão tháng sáu,tháng bảy. Có thể hiểu hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa vì hàng cây đã đứng tuổi có nhiều kinh nghiệm, vững vàng bình tĩnh trước tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hai câu thơ không còn chỉ tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc sống.
* Nghệ thuật ẩn dụ hóa:sự sáng tạo độc đáo.
D. Hướng dẫn tổng kết.
- Thiên nhiên trong bài thơ biến chuyển như thế nào?
- Nêu vài nét về nghệ thuật?
* HS dựa vào ghi nhớ để trả lời.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
II. Đọc, tìm hiểu từ khó,thể loại:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu từ khó:
3. Thể loại:
III. Phân tích:
1. Sự biến đổi của đất trời sang thu:
- “Bỗng,hình như”: sự đột ngột bất ngờ cho thấy tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng.
- Hương ổi độ chín, gió se nhẹ(hơi lạnh và hơi khô)dấu hiệu của sự chuyển mùa:mùa thu về.
-Sương qua ngõ chậm hơn mọi ngày:sự duyên dáng yểu điệu của sương.
- Sông chảy chậm lại:nét duyên dáng.
- Chim vội vã sự lạnh tìm nơi ấm áp.
- Sự liên tưởng sáng tạo thú vị tạo cảm nhận cả về không gian và thời gian chuyển mùa thật đẹp và khêu gợi.
2. Thời điểm giao mùa:
- Nắng nhạt dần.
- Mưa ít đi.
- Sấm cũng bớt bất ngờ.
ð Cảm nhận tinh tế.
- Nghệ thuật ẩn dụ:hàng cây không còn giật mình vì tiếng sấm ð con người từng trải thì vững vàng trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
- Tác giả thả hồn mình theo sự chuyển mùa của thiên nhiên,đất trời:có một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng và bao trùm là niềm vui trước tạo vật.
IV. Tổng kết:
Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài sang thu
IV.Củng cố:
- Sự biến đổi của đất trời sang thu được cảm nhận như thế nào?
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
V.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
1. Học thuộc bài.
2. Chuẩn bị bài Nói với con.
- Đọc dấu sao SGK/73 để tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tìm hiểu từ khó, bố cục, chủ đề.
- Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy?
- Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người “đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào?
- Em cảm nhậnnh] thế nào về tình cảm của người cha đối với con? Người cha muốn truyền chôcn điều gì?
- Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ?
VI.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY121.DOC