A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Hiểu rõ thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết sau.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
Trong các bài thơ đã học, hình ảnh thơ nào tạo cho em ấn tượng nhiều nhất?Vì sao?
III. Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4876 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25 - Bài 24 - Tiết 124: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:
Tuần 25 Bài 24
Tiết 124
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
& b
A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Hiểu rõ thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết sau.
B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
Trong các bài thơ đã học, hình ảnh thơ nào tạo cho em ấn tượng nhiều nhất?Vì sao?
III. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung ghi
A.Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ.
- GV gọi HS đọc văn bản “Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời” SGK/77,78 và trả lời câu hỏi.
-Văn bản nghị luận về vấn đề gì?
* Văn bản nghị luận về hình ảnh mùa xuân và cảm xúc của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
- Khi phân tích hình ảnh mùa xuân, tác giả nêu ra mấy luận điểm?
* Có ba luận điểm:
Hình ảnh mùa xuân có nhiều tầng ý nghĩa.
Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng được hòa nhập, được dâng hiến của nhà thơ.
- Những luận cứ nào có tác dụng làm sáng tỏ cho các luận điểm?
* Các luận cứ thể hiện ở các câu thơ có hình ảnh:
Mùa xuân của thiên nhiên(khổ 1).
Mùa xuân của đất nước (khổ2,3).
Ước nguyện làm mùa xuân nho nhỏ dâng cho đời lặng lẽ (khổ 4,5).
- Xác định phần mở bài, thân bài,kết bài? Nêu nhận xét về bố cục của văn bản?
* Bố cục: 3 phần
Mở bài: “Mùa xuân …… trân trọng”
Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Thân bài: “Hình ảnh …… mùa xuân”
Trình bày sự cảm nhận, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Kết bài: “Như vậy …… bạn đọc”
Tổng kết về giá trị và tác dụng của bài thơ.
* Bố cục trên là cân đối, hợp lý.
- Nêu nhận xét cách diễn đạt trong từng đoạn văn?
* Cách dẫn dắt vấn đề hợp lý: bắt đầu từ mùa xuân của thiên nhiên đến mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
* Cách phân tích hợp lý: bắt đầu từ mùa xuân mang nhiều tầng ý nghĩa đến các hình ảnh, cảm xúc thiết tha.
* Cách tổng kết khái quát hóa có sức thuyết phục: giữa các khổ thơ có sự gắn kết tự nhiên, chặt chẽ.
- Qua tìm hiểu, em hãy cho biết nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là làm gì? Thể hiện như thế nào?Bố cục, lời văn ra sao?
* HS dựa vào ghi nhớ để trả lời.
I.Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
Tìm hiểu văn bản SGK/77,78.
- Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
- Những luận điểm:
* Mùa xuân nhiều ý nghĩa.
* Mùa xuân trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
* Khát vọng được hòa nhập, được dâng hiến của tác giả.
- Để chứng minh cho các luận điểm, người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu bài thơ.
- Bố cục chặt chẽ, cân đối, hợp lý.
- Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải.
Ghi nhớ:
ëNghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
ëNội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, … bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
ëBài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc,rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
B. Hoạt động 2: Luyện tập
Ngoài các luận điểm trên còn có các luận điểm:
- Luận điểm về “Nhạc điệu của bài thơ”: bất kỳ một bài thơ hay nào cũng có nhạc hàm chứa trong nó (thi trung hữu nhạc:trong thơ có nhạc); tính nhạc thể hiện ở nhịp điệu và tiết tấu của bài thơ, nó vang ngân trong tâm hồn người đọc.Bài thơ này được phổ nhạc và nó được coi là một trong những ca khúc “sống mãi với thời gian”.
- Luận điểm về “Bức tranh mùa xuân của bài thơ”: thơ bao giờ cũng hàm chứa yếu tố hội họa (thi trung hữu họa:trong thơ có họa).Tính họa thể hiện ở hình ảnh, màu sắc,không gian, đối tượng … được miêu tả trong bài thơ giúp người đọc hình dung một cách cụ thể các đối tượng kèm theo cảm xúc.
IV.Củng cố:
Nêu cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
V.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
1. Học thuộc ghi nhớ.
2. Chuẩn bị bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ.
- Đọc 8 đề bài SGK/79,80 và trả lời câu hỏi:
* Cấu tạo của các đề bài.
* Các từ trong để bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu gì dối với bài làm?
- Chuẩn bị cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* Các bước làm bài:
+ Tìm hiểu đề, tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi SGK/80.
+ Lập dàn bài theo hướng dẫn SGK/81.
+ Viết bài dựa vào dàn bài, viết thành bài văn hoàn chỉnh.
+ Đọc lại bài viết và sửa chữa.
* Cách tổ chức và triển khai luận điểm:
+ Đọc văn bản “Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ” và trả lời câu hỏi: tìm phần thân bài và cho biết người viết trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ quê hương. Những suy ghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt , khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần mở bài và két bài ra sao? Văn bản có sức thuyết phục và hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?
- Xem trước phần luyện tập.
VI.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY124.DOC