Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28 - Bài 27 - Tiết 138, 139: Ôn tập phần Tiếng Việt

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức về:

 - Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.

 - Liên kết câu và liên kết đoạn văn.

 - Nghĩa tường minh và hàm ý.

 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý.

B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II.Kiểm tra bài cũ:

 - Khởi ngữ là gì? Có mấy thành phần biệt lập?

 - Nghĩa tường minh là gì? Hàm ý là gì? Nêu điều kiện sử dụng hàm ý?

 III. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3044 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28 - Bài 27 - Tiết 138, 139: Ôn tập phần Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: Tuần 28 Bài 27 Tiết 138,139 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT. š & b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức về: - Khởi ngữ và các thành phần biệt lập. - Liên kết câu và liên kết đoạn văn. - Nghĩa tường minh và hàm ý. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý. B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: - Khởi ngữ là gì? Có mấy thành phần biệt lập? - Nghĩa tường minh là gì? Hàm ý là gì? Nêu điều kiện sử dụng hàm ý? III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung ghi A. Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện các bài tập của phần khởi ngữ và các thành phần biệt lập. - GV gọi HS đọc bài tập 1. - Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu? Ghi kết quả phân tích vào bảng tổng kết (theo mẫu) - GV gọi HS đọc bài tập 2. - Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái? B. Hoạt động2: Hướng dẫn thực hiện các bài tập của phần liên kết câu và liên kết đoạn văn. - GV gọi HS đọc bài tập 1. - Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào? - GV gọi HS đọc bài tập 2. - Ghi kết quả phân tích ở bài tập trên vào bảng tổng kết theo mẫu sau nay: Bảng tổng kết SGK/110. - GV gọi HS đọc bài tập 3. - Nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu. C. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện các bài tập của phần nghĩa tường minh và hàm ý. - GV gọi HS đọc bài tập 1. - Đọc truyện cười sau đây và cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện? - GV gọi HS đọc bài tập 2. - Tìm hàm ý của câu in đậm dưới đây. Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào? I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 1. Bài tập 1: Gọi tên các thành phần của các câu in đậm và lập bảng tổng kết. A. Gọi tên các thành phần của các câu in đậm: a. Xây cái lăng ấy: Khởi ngữ. b. Dường như: Tình thái. c. Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy: Phần phụ chú. d. – Thưa ông: Gọi-đáp. - Vất vả quá: Cảm thán. B. Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập: Khởi ngữ Các thành phần biệt lập. Tình thái Cảm thán Gọi-đáp Phụ chú Xây cái lăng ấy Dường như Vất vả quá Thưa ông Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. 2. Bài tập 2: Viết đoạn văn. Bến quê là một câu chuyện về cuộc đời-cuộc đời rất vốn bình lặng quanh ta-với những nghịch lý không dễ gì hoá giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như hoặc gần giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu? Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời, vì vậy lý do nào đó phải nằm bẹp dí một chỗ, con người mới chợt nhận ra rằng: gia đình chính là cái tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng! Cái chân lý giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình. Nhĩ đã từng “đi tới không xót một xóù xỉnh nào trên trái đất”, nhưng khi chẳng may bị mắc bệnh hiểm nghèo, liệt toàn thân thì cuộc sống của anh lại hoàn toàn phụ thuộc vào những người khác. Nhưng chính vào cái khoảnh khắc mà trực giác đã mách bảo cho anh biết rằng cái chết đã cận kề thì trong anh lại bừng lên những khát vọng thật đẹp đẽ và thánh thiện. Có thể nói, “Bến quê” là câu chuyện bàn về ý nghĩa cuộc sống, nhân vật Nhĩ là một nhân vật tư tưởng; nhưng là thứ tư tưởng đã được hình tượng hoá một cách tài hoa và có khả năng gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc. II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn: 1. Bài tập 1: Gọi tên phép liên kết ở từ ngữ in đậm. a. Nhưng, nhưng rồi, và: Phép nối. b. – Cô bé: Lặp từ vựng. - Cô bé,Nó: Phép thế. c. Thế: Phép thế đại từ cho: “Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa”. 2. Bảng tổng kết: Từ ngữ tương ứng Phép liên kết Lặp từ ngữ Đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng. Thế Nối Cô bé. Cô bé Mưa-mưa đá; tiếng lanh canh-gió; bất bình-khinh bỉ-cười kháy; Pháp-Nã Phá Luân; Mỹ-Hoa Thịnh Đốn. Nó-cô bé, thế Nhưng, nhưng rồi,và 3. Bài tập 3: Nêu sự liên kết về nội dung và hình thức. HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. III. Nghĩa tường minh và hàm ý: 1. Bài tập 1: Hàm ý của câu in đậm. Câu in đậm: Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi:Địa ngục mới chính là nơi dành cho các ông.(Nhà giàu). 2. Bài tập 2: Hàm ý và cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại. a. Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp: Đội bóng huyện chơi không hay hoặc Tôi không muốn bình luận về việc này. Người nói vi phạm phương châm quan hệ. b. Tớ báo cho Chi rồi: Tôi chưa báo cho Nam và Tuấn hoặc Tôi không muốn nhắc đến tên Nam và Tuấn. Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng. IV.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị bài Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Chuẩn bị ở nhà: * Ôn lại yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Nội dung cơ bản của từng phần Mở bài, thân bài, kết bài. * Lập dàn ý và tập nói với dề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời-Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. (Theo gợi ý SGK/112) - Luyện nói trên lớp: Thực hiện bài nói của mình theo yêu cầu của phần luyện nói SGK/112,113. V.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY138,139.DOC
Giáo án liên quan