Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 30 - Tiết 141,142: Văn bản những ngôi sao xa xôi

A. Mục tiêu cần đạt:

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê.

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức :

- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống, chiến đấu gian khổ,hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.

- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất,xưng tôi

- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng trong tác phẩm.

3. Thái độ:

- Trân trọng, biết ơn và tự hào về những nữ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ đó, xây dựng kế hoạch, nỗ lực phấn đấu để xứng đáng và noi gương thế hệ trước anh hùng.

C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình,

D. Tiến trình dạy học :

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4 .

2. Bài cũ : ? Những quy luật cuộc đời nào đã được Nhĩ - nhân vật chính của truyện Bến quê chiêm nghiệm, khái quát từ chính bản thân cuộc sống và hoàn cảnh thực tại của mình là gì ?

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

Việt Nam - dân tộc anh hùng! Khi Tổ quốc cần thì không kể gái hay trai, già hay trẻ, người miền xuôi hay người miền ngược, tất cả một lòng đấu tranh chống giặc dẫu biết rằng chiến trường lắm gian nguy. Tiêu biểu trong Đoàn quân Việt Nam ấy là những chiến sĩ trẻ anh hùng .Họ là những chàng trai “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước; mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Họ là những cô gái tình nguyện vào cái nơi mà sự mất, còn chỉ diễn ra trong gang tấc, nhưng sẳn sàng hi sinh vì quê hương, đất nước. Nếu Phạm Tiến Duật viết viết về đồng đội, về công việc của mình – chiến sĩ lái xe thì Lê Minh Khê, một nhà văn từng là thanh niên xung phong lại thành công với tác phẩm Những ngôi sao xa xôi -Tác phẩm kể về cuộc sống, công việc và phẩm chất của những cô thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 52337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 30 - Tiết 141,142: Văn bản những ngôi sao xa xôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 Ngày soạn: 30/03/13 TIẾT 141,142 Văn bản Ngày dạy: 01/04/13 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI - Lê Minh Khuê - A. Mục tiêu cần đạt: - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê. B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ : 1. Kiến thức : - Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống, chiến đấu gian khổ,hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện. - Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất,xưng tôi - Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng trong tác phẩm. 3. Thái độ: - Trân trọng, biết ơn và tự hào về những nữ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ đó, xây dựng kế hoạch, nỗ lực phấn đấu để xứng đáng và noi gương thế hệ trước anh hùng. C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, … D. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4………………………....................................... 2. Bài cũ : ? Những quy luật cuộc đời nào đã được Nhĩ - nhân vật chính của truyện Bến quê chiêm nghiệm, khái quát từ chính bản thân cuộc sống và hoàn cảnh thực tại của mình là gì ? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Việt Nam - dân tộc anh hùng! Khi Tổ quốc cần thì không kể gái hay trai, già hay trẻ, người miền xuôi hay người miền ngược, tất cả một lòng đấu tranh chống giặc dẫu biết rằng chiến trường lắm gian nguy. Tiêu biểu trong Đoàn quân Việt Nam ấy là những chiến sĩ trẻ anh hùng .Họ là những chàng trai “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước; mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Họ là những cô gái tình nguyện vào cái nơi mà sự mất, còn chỉ diễn ra trong gang tấc, nhưng sẳn sàng hi sinh vì quê hương, đất nước. Nếu Phạm Tiến Duật viết viết về đồng đội, về công việc của mình – chiến sĩ lái xe thì Lê Minh Khê, một nhà văn từng là thanh niên xung phong lại thành công với tác phẩm Những ngôi sao xa xôi -Tác phẩm kể về cuộc sống, công việc và phẩm chất của những cô thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung: - Gv yêu cầu HS theo dõi chú thích (*) trong Sgk. ? Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Lê Minh Khuê? - Gv giới thiệu thêm, chốt ý, kết hợp chiếu chân dung tác giả. -> Có nhiều tác phẩm được xuất bản và một số tác phẩn đạt giải cao ví dụ:Một chiều xa thành phố (1987 - Giải thưởng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam); Màu Xanh man trá đưa LMK trở thành nhà văn nữ đầu tiên đoạt giải thưởng mang tên văn hào Byeong-ju Lee, Lễ trao giải trị giá 10.000 USD diễn ra vào 25/4 / 2008 trong Liên hoan văn học quốc tế Hadong, Hàn Quốc. ? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Nêu xuất xứ của tác phẩm? ? Hãy kể một vài tác phẩm cũng viết trong thời kì chống Mĩ mà em đã được học ở lớp 9 ? ? Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” được sáng tác theo thể loại nào ? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản : - Gv nêu yêu cầu giọng đọc: Đọc to, rõ ràng, giọng kể tự nhiên, trẻ trung, gần với khẩu ngữ, và có chất nữ tính; thay đổi giọng theo từng đoạn truyện: Giọng kể tự nhiên khi Phương Định nói về công việc, về Thao và Nho; nhưng khi đến đoạn Phương Định hồi tưởng về thời đi học thì đọc chậm lại, gơi nhớ. Đọc giọng tự tin, pha chút kiêu kì, mơ mộng khi cô kể về mình....Chú ý ngắt nhịp linh hoạt ở câu ngắn, câu dài, và linh hoạt thay đổi ngữ điệu khi đọc các kiểu câu khác nhau. - Gv đọc mẫu từ đầu ... “ những con quỷ mắt đen” - HS theo dõi rồi đọc tiếp đến “những ngôi sao trên mũ”. - Gv nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS - Gv gọi HS tóm tắt văn bản. ->Ba nữ thanh niên xung phong: Thao, Định,Nho làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn . Chị Thao lớn tuổi hơn một chút, làm tổ trưởng. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ rất nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đặc biệt họ phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom. Ba cô gái ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của họ ở nơi trọng điểm rất nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và họ rất yêu thương, gắn bó với nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, được Thao và phương Định chăm sóc rất tận tình, Lúc ấy, trong lòng Thao lo lắng, nhưng bên ngoài tỏ ra bình tỉnh ; Phương không chỉ anh dũng, tận tình với đồng đội mà còn là một cô gái tự tin, mơ mộng. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS theo dõi các từ khó trong sgk. GV kết hợp tranh minh họa ( pháo cao xạ, cái mủng, súng 12 ly 7 ) để giúp HS khắc sâu nghĩa của từ khó. ? Xác định ngôi kể? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể trong việc biểu đạt nội dung ? - Gv tích hợp với bài ngôi kể -> Ngôi thứ 1 - Phương Định vừa là người kể chuyện, vừa là nhân vật chính -> Phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới nội tâm cũng như cảm xúc suy nghĩ của nhân vật ? Văn bản có thể chia bố cục ntn? Nêu nội dung từng phần? - P1:Từ đầu……………ngôi sao trên mũ: -> Phương Định kể về công việc và cuộc sống của bản thân và tổ 3 cô trinh sát mặt đường. - P2:Tiếp ……………….chị Thao bảo -> Một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng, săn sóc. - P3: Còn lại: Sau phút hiểm nguy, hai chị em nối nhau hát. Niềm vui của 3 người trước trận mưa đá đột ngột. ? Tác giả sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào trong tác phẩm? - Gv tích hợp với TLV: Sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự. ? Hoàn cảnh sống và chiến đấu của tổ nữ trinh sát mặt đường diễn ra ở những phạm vi nào? -> Không gian mặt đường và không gian hang đá. ? Theo dõi đoạn truyện và tìm những chi tiết kể, tả về hoàn cảnh sống và chiến đấu của 3 cô gái xung phong ở không gian mặt đường và không gian hang đá.? Tìm những chi tiết miêu tả không gian chiến đấu ác liệt của chiến tranh ? Gv gợi ý: HS chú ý SGK/ 113, giữa trang 114, cuối trang 115, 116, giữa trang 117 - Văn bản dài, Gv gợi ý bằng cách chiếu khoanh vùng một vài đoạn văn để HS phát hiện nhanh chi tiết. - HS trả lời. Gv nhận xét, chốt ý. * Thảo luận (2 phút): ? Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả? Từ đó em thấy hoàn cảnh sống, chiến đấu của các cô gái ntn? - Đại diện 1 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt ý, chiếu tranh về con đường Trường, tích hợp với bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. - GV bình về sự khốc liệt của chiến tranh và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ , trong đó có những cô thanh niên xung phong như 10 cô gái ở ngã ba Đồng Lộc, kết hợp cho HS nghe bài hát “Cô gái mở đường” để giáo dục các em. - Bài tập củng cố : 1.Truyện Những ngôi sao xa xôi được sáng tác và thời gian nào ? A. Trong kháng chiến chống Pháp, năm1948 B. Trong kháng chiến chống Mĩ, năm 1965 C.Trong kháng chiến chống Mĩ, năm 1971 D. Khi thống nhất đất nước, tác giả trở lại thăm trường Sơn và hồi ức lại một thời đã qua. => Đáp án : C 2. Trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi tác giả kể về hoàn cảnh sống, chiến đấu của tổ nữ thanh niên xung phong ở đâu, như thế nào ? A. Tại Ngã ba Đồng Lộc- nơi mưa bom, bão đạn. B. Tại Điện Biện Phủ trong cảnh rừng hoang, sương muối, sốt rét rừng. C. Tại biên giới phía Nam, nơi lắm gian nguy. D. Trên con đường Trường sơn đầy mưa bom, bão đạn vào những năm chống mĩ => Đáp án: D - Gv tiếp tục giáo dục HS ? Muốn vượt qua hoàn cảnh đó cần phải điều kiện gì ? +Ơ họ có nét nào chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người ? Hãy tìm chi tiết cụ thể ? Nhận xét về những phẩm chất ấy của họ - So sánh với hình ảnh những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe ... ?Hãy tìm những nét cá tính riêng của mỗi người? Cách tả, kể như vậy có tác dụng gì? Thảo luận – 3 phút ? Hãy tìm và phân tích nhũng nét riêng về tâm hồn, tính cách của Phương Định ? ? Nét nào trong những phẩm chất ấy làm em yêu mến nhất ? Vì sao ? ? Để làm nổi bật tính cách và phẩm chất nhân vật, tg đã sử dụng những yếu tố nghệ thuật nào? * Thảo luận: (2 phút ) ?Qua những chi tiết trên, em nói gì về cách viết truyện của tác giả? ? Hãy khái quát lại những nét chính về nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm? ? Sau khi học xong văn bản em rút ra được ý nghĩa gì? (Nhà văn muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?) - HS trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ - Gọi 2 em đọc lại ghi nhớ. * GV nêu yêu cầu luyện tập, HS thực hiện. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học: - Gv hướng dẫn, HS chý ý lắng nghe. I. Giới thiệu chung: 1.Tác giả: - Sinh năm 1949, tên thật là Lê Thị Miên - Quê: An Hải -Tĩnh Gia-Thanh Hoá, nay ở Hà Nội - Từng là thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn, hiện là biên tập viên văn học Nhà xuất bản Hội Nhà văn. - Là cây bút nữ có sở trường về truyện ngắn; với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ. 2.Tác phẩm : - Hoàn cảnh sáng tác :Là một trong những truyện ngắn đầu tay của tác giả, sáng tác trong thời kì chống Mĩ (1971) - Xuất xứ : Trích trong tập truyện ngắn có cùng nhan đề- Những ngôi sao xa xôi ( Nhà xuất bản Kim Đồng) -Thể loại : Truyện ngắn II.Đọc - hiểu văn bản: 1. Đọc và tìm hiểu từ khó: 2. Tìm hiểu văn bản: 2.1 Bố cục : 3 phần 2.2 Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. 2.3. Phân tích: a. Hoàn cảnh sống, chiến đấu và phẩm chất của tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường: * Hoàn cảnh sống, chiến đấu: - Không gian mặt đường: + Con đường bị đánh lở loét, …gỉ nằm trong đất. + Máy bay rít…. khó chịu và căng thẳng. + Bom nổ …hình trên đầu. + Quả bom nằm lạnh lùng ….màu vàng. - Không gian hang đá: + Mát lạnh. + Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá! -> Cách kể chuyện tự nhiên, ngôi thứ nhất, kết hợp tự sự, miêu tả sinh động và biểu cảm. Sử dụng linh hoạt các kiểu câu. =>Hiện thực chiến tranh khốc liệt, nhưng vẫn có lúc dịu êm ở một trọng điểm giao thông; đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh, khéo léo, kinh nghiệm, tinh thần lạc quan trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. TIẾT 2 b. Vẻ đẹp của ba cô gái TNXP: - Họ là những cô gái còn rất trẻ, có cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng đều có những phẩm chất chung: * Phẩm chất chung: - Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. -Không ngại gian khổ, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh. -Tình đồng chí, đồng đội keo sơn , gắn bó. -Dễ xúc cảm, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ buồn. -Thích làm đẹp cho mình ngay cả trong chiến trận (Nho thêu thùa, chị Thao chép bài hát, Định soi gương…) => Họ đều là những con người có tính cách hồn nhiên, phẩm chất cao đẹp, bình dị, hồn nhiên, lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ. *. Nhân vật Phương Định: -Là cô gái Hà Nội, một thời hồn nhiên, vô tư bên mẹ, bên căn buồng nhỏ ở thành phố … => Những hình ảnh thường sống lại trong kí ức. -Vào chiến trường ba năm , giáp mặt với bao nguy hiểm nhưng không mất vẻ hồn nhiên và những mơ ước về tương lai. -Giàu cảm xúc, nhạy cảm nhưng kín đáo trước đám đông. -Nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. -Yêu mến, gắn bó thân thiết với đồng đội. - Đặc biệt trong chiến đấu, cô rất dũng cảm, không sợ khó khăn, nguy hiểm. Trong một lần phá bom : hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, có nghĩ đến cái chết nhưng mờ nhạt…sẵn sàng hy sinh, bình tĩnh, khôn khéo trong việc phá bom. => Miêu tả diễn biến tâm lí sinh động, chân thực làm hiện lên thế giới nội tâm phong phú nhưng trong sáng, không phức tạp. à Cách nhìn và thể hiện con người thiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao cả của tác giả cũng là hướng chủ đạo và thống nhất trong văn học hiện đại Việt Nam thời kháng chiến. 3. Tổng kết - NT: -ND: * Ý nghĩa: Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. 4. Luyện tập: -Đọc nghe bài thơ Cô gái mở đường được phổ nhạc của Xuân Giao và bài Hố bom của Lâm Thị Mĩ Dạ. -Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định. III. Hướng dẫn tự học: - Tóm tắt truyện, viết đoạn văn phân tích nhân vật trong truyện. - Học bài, nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm; giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Soạn bài: Ôn tập Tiếng Việt. E. Rút kinh nghiệm : TUẦN 30 Ngày soạn: 30/03/13 TIẾT 143 Ngày dạy: 03/04/13 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu cần đạt: - Nắm được những kiến thức về phần Tiếng Việt đã học ở học kì II. B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ : 1. Kiến thức : Hệ thống hóa kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu, liên kết đoạn. 2. Kĩ năng: - Vận dụng tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức về phân môn Tiếng Việt. -Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: - Cảm nhận được sự giàu, đẹp của Tiếng Việt, từ đó tích cực giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, … D. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4………………………....................................... 2. Bài cũ : Kiểm tra, chấm vở soạn của 2 HS. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trong chương trình Tiếng Việt học kì II, chúng ta đã tìm hiểu về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, nghĩa tường minh, hàm ý. Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập, củng cố lại hệ thống kiến thức kể trên qua qua bài học này. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy * Tiết 1 Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về khởi ngữ và các thành phần biệt lập: ?Thế nào là khởi ngữ ? Khởi ngữ có đặc điểm gì ? - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét. Gv nhận xét. ?Trong câu thành phần như thế nào được gọi là khởi ngữ ? - Gv thiết kế trò chơi ô chữ: 5 ô chữ tương ứng câu hỏi khai thác khái niệm của 4 thành phần biệt lập, 1 ô chữ may mắn. - HS chia nhóm thi đua, hỗ trợ nhau hoàn thành nội dung câu hỏi. - Gv nhận xét, ghi điểm cộng cho nhóm có câu trả lời đúng. * BT 1: GV chiếu ( treo bảng phụ) ghi ví dụ trong Sgk. HS đọc ví dụ. - HS đọc ví dụ . - GV phát bảng phụ kẻ bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập. - HS làm việc theo nhóm hoàn thành bảng tổng kết. - Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Gv nhận xét, sửa bài . * BT2: Gv yêu cầu HS độc lập viết đoạn văn ra nháp ( thời gian hoàn thành : 5 phút) . - Gv thu 1 bài hoàn thành trước, chấm cho HS. Sau đó thu 1 bài bất kì chấm tiếp và sửa bài cho các em. -Đoạn văn mẫu: Chú thích: 1: Phụ chú. 2: Tình thái.3: Khởi ngữ. 4: Cảm thán. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập liên kết câu, liên kết đoạn văn. -GV : Khi viết đoạn văn hay tạo lập một văn bản ta phải chú ý đến tính liên kết. ? Câu văn, đoạn văn được khẳng định là có liên kết chặt chẽ khi đảm bảo yêu cầu liên kết ở những phương diện nào ? -> Hình thức, nội dung? ? Thế nào được gọi là liên kết về nội dung? ? Kể tên một số biện pháp chủ yếu thực hiện liên kết về hình thức. * BT 1 + 2 :Gv chiếu (treo bảng phụ) ghi ví dụ. HS đọc ví dụ. - Gv hướng dẫn HS trả lời miệng bài tập 1 a. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm để hoàn thành câu (a,b) bài tập 1, 2. - 1 nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét. Gv sửa bài . ? Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý ? Điều kiện để sử dụng hàm ý là gì ? - Gv gọi HS đọc truyện Người ăn mày. - Yếu cầu HS thảo luận câu hỏi trong SGK. Đại diện một nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, sửa bài . - Gv gọi 2 HS lần lượt đọc 2 ví dụ. - Gọi 2 HS lên bảng làm, 2 HS khác nhận xét. - Gv nhận xét, sử bài . Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học: - Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe. I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 1. Ôn lí thuyết: 1.1 Khởi ngữ : - Khái niệm : Là thành phần câu dứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. - Đăc điểm : Trước khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ : về, đối, với. 1.2. Các thành phần biệt lập a. Khái niệm : Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu b. Phân loại thành phần biệt lập: - Thành phần tình thái : Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. - Thành phần cảm thán: Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giân,…) - Thành phần gọi – đáp: Được dùng để tạo lập hoặc đểduy trì quan hệ giao tiếp. - Thành phần phụ chú: Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu chấm, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. 2. Bài tập : Số 1: Bảng tổng kết về kgởi ngữ và các thành phần biệt lập. Khởi ngữ Xây cái lăng ấy Thành phần biệt lập Tình thái Cảm thán Gọi-đáp Phụ chú Dường như Vất vả quá Thưa ông Những người con gái … như vậy. Số 2: Viết đoạn văn : * Ví dụ : Bến quê của Nguyễn Minh Châu là câu chuyện về cuộc đời –cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta (1)–với những nghịch lí không dễ hoá giải. Có lẽ (2)trong cuộc sống hôm nay, ta có thể gặp đâu đó một số phận của nhân vật Nhĩ trong Bến quê. Họ có thể đi hết nơi này đến nơi khác nhưng khi gần cuối cuộc đời , khi không may bị bệnh phải nằm một chỗ mới nhận ra rằng gia đình chính là cái tổ ấm cuối cùng đưa tiễn họ về nơi vĩnh hằng . Cái chân lí giản dị ấy ,(3) tiếc thay, (4) Nhĩ chỉ nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình… TIẾT 2 II. Lên kết câu và liên kết đoạn văn. 1. Phương diện liên kết: - Liên kết về nội dung : + Các đoạn phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn ->( Liên kết chủ đề) + Các đoạn văn, các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí -> ( Liên kết lô-gíc) - Liên kết về hình thức :Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính: + Phép lặp từ ngữ + Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng. + Phép thế + Phép nối 2. Bài tập : Số 1-2 : Bảng tổng kết về các phép liên kết đã học. Phép liên kết Lặp từ ngữ Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng Thế Nối Từ ngữ tương ứng a.Nhưng, nhưng, rồi, và b.cô bé b.Thế đại từ : cô bé (nó) III. Nghĩa tường minh, hàm ý: 1 Lí thuyết : 1.1.Khái niệm : a. Nghĩa tường minh: Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. b. Nghĩa hàm ý: Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 1.2.Điều kiện sử dụng hàm ý : - Người nói( người viết) có ý thức đưa hàm ý vào trong câu - Người nghe( người đọc) có năng lục giải đoán hàm ý. 2. Bài tập : Số 1: Câu in đậm ở cuối truyện, người ăn mày muốn nói ( Bằng hàm ý ) với người nhà giàu rằng “ Địa ngục là chỗ của các ông. (người nhà giàu)”. Số 2: Hàm ý của các câu in đậm. a.-Có thể hiểu : Đội bóng huyện chơi không hay . Tôi không muốn bình luận về iệc này. => Người nói cố tình vi phạm phương châm quan hệ. b. -Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn. => Người nói vi phạm phương châm về lượng. III. Hướng dẫn tự học: - Liên hệ thực tế sử dụng câu có hàm ý . - Ôn tập, nắm nội dung của bài . - Soạn bài: Luyện nói nghị luận về đoạn thơ, bài thơ:( chuẩn bị chu đáo theo yêu cầu ở phần Chuẩn bị ở nhà ). Đề bài : Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. E. Rút kinh nghiệm : TUẦN 30 Ngày soạn: 30/03/13 TIẾT 145 Ngày dạy: 04/04/13 BIÊN BẢN A. Mục tiêu cần đạt: -Nắm được yêu cầu chung của biên bản và cách viết biên bản. B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ : 1. Kiến thức : - Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống. 2. Kĩ năng: - Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị. 3. Thái độ: - Có ý thức ghi lại tiến trình, nội dung của một cuộc họp, hội nghị; viết một biên bản đúng mẫu. C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, … D. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4………………………....................................... 2. Bài cũ : ? Trình bày cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ? Bố cục của kiểu bài này gồm mấy phần ? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trong thực tế cuộc sống, lúc tham gia các cuộc họp hoặc hội nghị, để ghi lại tiến trình, nội dung chúng ta cần viết biên bản. Vậy thế nào là biên bản ? Yêu cầu và cách viết một biên bản ntn chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học hôm nay.. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung: - Gọi HS đọc 2 văn bản ở phần I sgk/123-124. ? Viết biên bản để làm gì? ? Biên bản ghi lại những sự việc gì? ? Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức? ? Ngoài 2 biên bản sgk hãy kể thêm một số biên bản khác thường gặp trong thức tế? GV cho HS đọc biên bản mình đã sưu tầm. ? Thế nào là biên bản? - HS trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ. - HS đọc ghi nhớ. * Tìm hiểu cách viết biên bản. - Đọc lại 2 biên bản ở mục 1 trong sgk. ? Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì?Tên của biên bản được viết ntn? ? Phần nội dung gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những mục này trong biên bản?Tính chính xác cụ thể của biên bản có giá trị ntn? ? Phần kết thúc của biên bản có những mục nào?Mục ký tên dưới biên bản nói lên điều gì? ? Lời văn của biên bản phải ntn? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài luyện tập. * GV ghi bài tập vào bảng phụ,HS thảo luận: Hãy lựa chọn tình huống viết biên bản? Bài 2/126: Hướng dẫn HS làm Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học: - Gv hướng dẫn , HS chú ý lắng nghe. I. Tìm hiểu chung: 1.Đặc điểm biên bản : 1.1 .Phân tích ví dụ : - Hai biên bản sgk/123-124 - Ghi lại nội dung, diễn biến, các thành phần tham dự cuộc họp chi đội; cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện cho người vi phạm sau khi đã xử lý. * Nội dung: Số liệu chính xác,ghi chép trung thực, đầy đủ, thủ tục chặt chẽ (ghi rõ t

File đính kèm:

  • docngu van 9 tuan 30.doc