A. Mục tiêu cần đạt:
- Thấy được nghệ thuật miêu tả, diễn biến tâm trạng củ các nhân vật trong văn bản, rút ra được bài học về lòng yêu thương con người.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Nỗi khổ của một em bé không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể oại tự sự.
- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
- Nhận diện được chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự
3. Thái độ:
- Biết cảm thông với những hoàn số phận bất hạnh trong cuộc sống; đồng thời biết vượt lên hoàn cảnh nếu không may gặp khó khăn.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình,
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4 .
2. Bài cũ : ? Qua văn bản Rô –bin – xơn ngoài đảo hoang, em học tập được gì về nghị lực sống?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Cuộc sống vô cùng phong phú, do vậy hoàn cảnh của mỗi người một khác. Bên cạnh những người chìm đắm trong hạnh phúc thì vẫn còn không ít người gặp hoàn cảnh éo le. Tác phẩm Bố của Xi - mông của Guy đơ Mô-pa-xăng kể về hoàn cảnh, ước mơ, khao khát của một em bé gặp phải hoàn cảnh bất hạnh.
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11565 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 Ngày soạn: 12/04/13
TIẾT 151,152 Văn bản Ngày dạy: 15/04/13
BỐ CỦA XI – MÔNG
- Mô-pa-xăng -
A. Mục tiêu cần đạt:
- Thấy được nghệ thuật miêu tả, diễn biến tâm trạng củ các nhân vật trong văn bản, rút ra được bài học về lòng yêu thương con người.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Nỗi khổ của một em bé không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể oại tự sự.
- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật..
- Nhận diện được chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự
3. Thái độ:
- Biết cảm thông với những hoàn số phận bất hạnh trong cuộc sống; đồng thời biết vượt lên hoàn cảnh nếu không may gặp khó khăn.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4……………………….......................................
2. Bài cũ : ? Qua văn bản Rô –bin – xơn ngoài đảo hoang, em học tập được gì về nghị lực sống?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Cuộc sống vô cùng phong phú, do vậy hoàn cảnh của mỗi người một khác. Bên cạnh những người chìm đắm trong hạnh phúc thì vẫn còn không ít người gặp hoàn cảnh éo le. Tác phẩm Bố của Xi - mông của Guy đơ Mô-pa-xăng kể về hoàn cảnh, ước mơ, khao khát của một em bé gặp phải hoàn cảnh bất hạnh.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung:
- Gv yêu cầu HS theo dõi chú thích (*) trong Sgk.
? Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả?
- Gv giới thiệu thêm, chốt ý, kết hợp chiếu chân dung tác giả.
? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
? Tác phẩm được sáng tác theo thể loại nào ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản :
- Gv nêu yêu cầu giọng đọc: Đọc to, rõ ràng; đoạn đầu đọc giọng tả, kể khách quan. Đọc với giọng khẩn khoản khi kể về Xi-mông ở đoạn đầu nhưng đến phần cuối đọc giọng mạnh mẽ, tự tin. Đoạn kể về bác Phi- líp đọc giọng ấm áp.cảm thông, chia sẻ.
- Gv đọc mẫu đoạn đầu. Gọi HS đọc nốit iếp đến hết .
- Gv nhận xét, uốn nắn giọng đọc cho các em.
GV gọi 1 em đọc phần chú thích(*) trong SGK
? Xác định ngôi kể? Trình tự kể?
-> Ngôi thứ ba, kể theo trình tự thời gian.
? Chia bố cục của văn bản và xác định nội dung từng phần trong bố cục đó.
? Văn bản có thể chia bố cục ntn? Nêu nội dung từng phần?
- Từ đầu…khóc hoài: Tâm trạng tuyệt vọng của Xi-mông.
- Tiếp …một ông bố: Xi-mông gặp bác Phi-líp.
– Tiếp …bỏ đi rất nhanh: Phi-líp đưa Xi-mông về nhà,bác gặp chi Blăng-sốt.
- Còn lại: Câu chuyện ở trường sáng hôm sau.
? Tác giả sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào trong văn bản?
? Kể tên các nhân vật chính.
? Tìm những chi tiết giới thiệu về hoàn cảnh của Xi- mông?
? Em học tập được gì về nghệ thuật kể chuyên của tác giả?
? Qua đó, em thấy Xi- mông là đứa trẻ ntn?
- Gv yêu cầu HS theo dõi đoạn 1.
? Đoạn văn kể, tả lại chuyện gì, cảnh gì?
? Xi-mông ra bờ sông để làm gì? Vì sao em bỏ ý định nhảy xuống sông tự tử?
* Thảo luận (2 phút):? Tâm trạng Xi-mông được thể hiện qua những chi tiết nào? Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Sự thể hiện đó có phù hợp với tâm lý lứa tuổi của em không?
? Hãy nhận xét về tâm trạng của Xi- mông và cho biết thái độ, tình cảm của em với nhân vật?
- Gv liện hệ, giáo dục HS biết cảm thông, chia sẻ với những người kém may mắn.
- HS đọc diễn cảm đoạn văn:Bỗng một bàn tay chắc nịch ….bỏ đi rất nhanh.
? Xi-Mông có thái độ như thế nào khi gặp bác Phi-líp ở bờ sông?
? Qua câu trả lời của Xi-Mông, em nói gì về tâm trạng của bé lúc này?
? Tình cảm, thái độ của nhà văn giành cho em ntn?
? Theo em, tại sao khi gặp mẹ , Xi-Mông lại oà lên khóc?
? Những câu nói, câu hỏi của bé với chú Phi-líp ngay sau đó nói lên điều gì?
? Thái độ của Xi-Mông trước sự trêu chọc như thường lệ của lũ bạn như thế nào?
* Thảo luận (2 p): ?Tác giả nhắn nhủ điều gì qua thái độ và hành động của lũ trẻ bạn Xi-Mông?
? Tại sao trước tiếng cười ác ý của lũ bạn, lúc đầu Xi-Mông quát vào mặt chúng và sau đó lại không trả lời gì ?
? Theo em , lúc ấy Xi-Mông có những suy nghĩ và tình cảm gì hướng về người bố mới-bác Phi-líp?
? Em nghĩ gì về Xi-Mông khi bạn ấy có một người bố mới?
? Tìm những chi tiết kể về chị Blăng-sốt ?
? Qua hình ảnh ngôi nhà, thái độ của chị Blăng-sốt với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị là một người tốt. Điều em trân trọng nhất ở người phụ nữ này là gì ?
? Trình bày những nét cơ bản về bác Phi-líp mà em biết?
- Gv liên hệ giáo dục HS biết cảm thông.
? Nêu diễn biến, tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn : Khi gặp Xi-Mông, khi đưa Xi-Mông về, khi gặp chị Blăng –sốt, khi đối đáp với Xi-Mông?
? Vì sao bác lại có thái độ, hành động như vậy? Nhận xét về nhân vật? Nghệ thuật?
? Cảm nghĩ của em về nhân vật?
? Khái quát gái trị nghệ thuật và giá trị nội dung của văn bản ?
- HS trả lời, GV chốt ý dẫn đến ghi nhớ.
- Gọi 1 em đọc lại ghi nhớ.
* GV nêu yêu cầu phần luyện tập, HS thực hiện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
- Gv hướng dẫn, HS chý ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung:
1.Tác giả:
2.Tác phẩm :
- Xuất xứ : (sgk)
-Thể loại : Truyện ngắn
II.Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc và tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1 Bố cục: 4 phần.
]
2.2 Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.
2.3 Phân tích:
a. Nhân vật Xi-Mông:
* Hoàn cảnh:
-Bé trai, độ 7-8 tuổi, hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại.
-Không biết bố là ai.
-Bị lũ bạn trêu chọc, em rất đau khổ.
-> Kết hợp tự sự với miêu tả
=> Là một đứa trẻ đáng yêu, nhưng gặp hoàn cảnh đáng thương.
* Tâm trạng ở bờ sông.
- Đau khổ đến tuyệt vọng vô bờ,bỏ ra bờ sông định tự tử .
- Trước cảnh đẹp, trời ấm, ánh mặt trời sưởi ấm bãi cát,… làm em quên đi chuyện đau khổ, chỉ muốn ngủ, rồi muốn chơi đùa.
- Chợt nhớ mẹ, em lại khóc.
-> Tâm trạng nhân vật thiếu nhi hiện ra qua cảnh thiên nhiên,hành động,cử chỉ rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Miêu tả tài tình diễn biến tâm lí trẻ thơ
=> Tâm trạng đau khổ, đáng thương
TIẾT 2
* Tâm trạng khi gặp bác Phi-líp và khi về đến nhà.
* Khi gặp bác Phi-líp:
-Trả lời trong tiếng nức: Chúng nó đánh cháu … vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố.
=> Miêu tả rất tinh tế về tâm lí nhân vật : Lời nói ngắt quãng, nghẹn ngào, đau đớn
-Nắm tay bác Phi –líp về nhà.
* Khi gặp mẹ:
-Ôm cổ mẹ, oà khóc , nhắc lại ý định tự tử.
-Hỏi : Bác có muốn làm bố cháu…? Nếu bác không muốn, cháu sẽ… => Khát khao có bố.
-Bác Phi –líp nhận lời, Xi-Mông lập tức hết buồn : Thế nhé! Bác là bố cháu. =>Lời đối thoại rất tự nhiên, khát khao, ước mơ đáng thương, ngây thơ của Xi –mông dù là những điều bình dị nhất.
* Sáng hôm sau đến trường:
- Lúc đầu : Quát vào mặt lũ bạn: Bố tao tên là Phi-líp… => Hãnh diện, tự hào.
- Lúc sau : Im lặng : tin tưởng lời hứa của Phi-líp.
à Niềm vui lớn cho em sức mạnh để sống và học tập.
b.Nhân vật chị Blăng-sốt:
-Từng là một cô gái đẹp nhất vùng.
-Vì nhẹ dạ nên đã một lần lầm lỡ.
- Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, rất sạch sẽ; bỗng tắt nụ cười,.. Khiến bác Pi-líp bỏ ý định đùa cợt.
- Đôi má thiếu phụ đỏ bừng, nước mắt lã chã tuôn rơi->Thương và hiểu lòng con
=>Miêu tả, phân tích tâm lí : Hoàn cảnh rất cần sự cảm thông và phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ bất hạnh
c.Nhân vật chú Phi-líp:
-Cao lớn, vẻ mặt nhân hậu, làm nghề thợ rèn.
-Lúc đầu suy nghĩ có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt…
-Khi gặp, bác hiểu chị là người tốt, không thể đùa…
-Thương Xi-Mông, cảm mến chị Blăng –sốt - Nhận làm bố của Xi-Mông.
=> Cách miêu tả ngắn gọn, giản dị : Lòng nhân hậu nhân hậu, thương người, đáng quí trọng.
3. Tổng kết
- NT:
-ND:
* Ý nghĩa: Ca ngợi tình yêu thương và lòng nhân hậu của con người.
4. Luyện tập:
III. Hướng dẫn tự học:
- Kể tóm tắt câu chuyện; phân tích diễn biến tâm trạng và phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Xi- mông.
- Học bài, Thuộc ghi nhớ . Đọc lại các văn bản truyện trong sgk (cả 2 tập);vở ghi bài học các tác phẩm đó.
Chuẩn bị bài : Ôn tập về truyện.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 32 Ngày soạn: 12/04/13
TIẾT 153,154 Ngày dạy: 17/04/13
ÔN TẬP VỀ TRUYỆN
A. Mục tiêu cần đạt:
Ôn tập, củng cố kiến thức về thể loại, về nội dung của các tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức : - Đặc trưng thể loại qua các yếu tố nhân vật, sự việc, cốt truyện.
- Những nội dung cơ bản của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học.
- Những đặc điểm nổi bật của các tác phẩm truyện đã học.
2. Kĩ năng:
Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam.
3. Thái độ:
Tình yêu văn học nói chung và văn học dân tộc nói riêng
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, …
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4……………………….......................................
2. Bài cũ : Kiểm tra, chấm vở soạn của 2 HS.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Những tác phẩm truyện đã học ở lớp 9 đều thuộc văn học giai đoạn sau CMT8/1945 để hệ thống các kiến thức về những tác phẩm truyện cần thiết phải ôn tập về truyện . Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập, củng cố lại hệ thống kiến thức kể trên qua qua bài học này.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
* Tiết 1
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập, hệ thống hóa kiến thức:
Lập bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam
Có mấy tác phẩm truyện hiện đại Việt nam đã học ở lớp 9?
(5 tác phẩm)
+GV: yêu cầu lập bảng thống kê theo mẫu SGK trang 144.
H/S: Trả lời các câu hỏi theo 4 cột của bảng thống kê.
Đất nước và con người Việt Nam trong 5 truyện ngắn đã học.
- Các tác phẩm truyện sau cách mạng tháng tám 1945 trong bảng thống kê trên đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam trong giai đoạn đó?
* Thảo luận 5p: Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được miêu tả qua những nhân vật nào? Hãy nêu những nét phẩm chất chung của các nhân vật ấy và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật?
( Đại diện nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét -GV tổng hợp ý )
TIẾT 2
Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.
Tuỳ HS lựa chọn và phát biểu. Khuyến khích những tình cảm riêng,chân thành và sâu sắc
Học sinh đọc câu hỏi 4 SGK trang 144
G/V: Cho học sinh thể hiện rõ cảm nghĩ riêng, sâu sắc của mình.
KL: Về những giá trị cao đẹp.
Tìm hiểu một vài đặc điểm nghệ thuật của các truyện đã học.
Xác định ngôi kể và tình huống truyện? Tác dụng?
(HS trả lời sau đó GV đối chiếu – treo bảng phụ )
HS: Trả lời các câu hỏi theo 5 cột của bảng thống kê
GV yêu cầu: HS trả lời kỹ câu hỏi cột 5 . Thống nhất ghi vào vở.
+Học sinh ghi đủ 5 tác phẩm theo cột 5 vào vở
Hs đọc câu hỏi 5 + 6 SGK trang 144
VD kiểu nhân vật xưng tôi có các truyện nào?
VD ở kiểu thứ 2 có các truyện nào?
Những tình huống truyện có sự sáng tạo đặc sắc?
?Tác dụng của cách xây dựng tình huống đó?
? VD cụ thể cách xây dựng tình huống ở 1 truyện mà em thấy gây chú ý nhất?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
Gv hướng dẫn làm bài kiểm tra Văn:
- Ôn tập các nội dung về truyện đã học.
- Nắm vững về tác giả và tác phẩm, những đặc sắc về nghệ thuật cũng như nội dung.
- Vận dụng tình huống, chi tiết truyện vào xây dựng đoạn văn nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích.
I. Hệ thống hóa kiến thức:
1-Lập bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 9. (có phụ lục kèm theo)
- Lập bảng thống kê theo mẫu SGK
- Ghi đủ từ 2-3 tác phẩm vào bảng
(đủ 4 cột)
2.Đất nước và con người Việt Nam trong 5 truyện ngắn đã học.
- Thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Làng
- Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: Chiếc lược ngà, Lặng lẽ SaPa, Những ngôi sao xa xôi.
- Từ sau 1985: Bến quê.
=> Các tác phẩm trên đả phản ánh được phần nào về đời sống xã hội và con người Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước với những biến cố lớn lao: Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thời chống Mỹ, xây dựng đất nước thống nhất…qua các nhân vật chính trong những tình huống khá điển hình.
+ Ông Hai: Yêu làng, nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
+ Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa: Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có ý nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
+ Bé Thu: Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn,thắm thiết với người cha.
+ Ông Sáu: Tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.
+ Ba cô gái thanh niên xung phong: Tinh thần dũng cảm, không sợ hy sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
3. Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.
4. Tìm hiểu một vài đặc điểm nghệ thuật của các truyện đã học. (có phụ lục kèm theo)
*-Về phương thức trần thuật:
Các tác phẩm sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất (nhân vật tôi). Một số trần thuật theo cái nhìn, giọng điệu của nhân vật chính.
-Ví dụ: Nhân vật kể chuyện xưng tôi: “Chiếc lược ngà” “Những ngôi sao xa sôi”
-Ví dụ: ở kiểu thứ hai: “Làng” “Lặng lẽ Sa Pa” “Bến quê”
*-Về tình huống truyện:
- Có sự sáng tạo đặc sắc
+ Làng + Chiếc lược ngà + Bến quê
® Gây chú ý cho người đọc, tạo bất ngờ, bộc lộ rõ tính cách của nhân vật.
II. Hướng dẫn tự học:
- HS ôn tập phần truyện đã học ở học kỳ I đến nay .Chú ý nội dung chính và nghệ thuật chính được sử dụng trong bài.
- Có hai phần : trắc nghiệm và tự luận
(Chú ý học kĩ Những ngôi sao xa xôi cuả Lê Minh Khuê, tích hợp với Tập làm văn nghị luận vê một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
* Bài mới: Chuẩn bị làm bài kiểm tra vào tuần sau
1-Lập bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 9. Phụ lục 1
TT
TÁC PHẨM
TÁC GIẢ
NĂM ST
NỘI DUNG
1
Làng
Kim Lân
1948
Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
2
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long
1970
Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kỹ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao SaPa.Qua đó truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.
3
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
1966
Câu chuyện éo le và cảm động về 2 cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cảm cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.
4
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê
1971
Cuộc sống, chiến đấu của 3 cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm,cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ.
4. Tìm hiểu một vài đặc điểm nghệ thuật của các truyện đã học.Phụ lục 2
STT
TÁC PHẨM
NGÔI KỂ
TÁC DỤNG
TÌNH HUỐNG TRUYỆN
TÁC DỤNG
1
Làng
Ngôi thứ 3 theo cách nhìn và giọng điệu của ông Hai
Câu chuyện trở nên chân thực hơn
Tin làng Dầu theo giặc đã làm ông Hai dằn vặt.
Tình yêu làng và yêu nước được biểu hiện một cách khéo léo
2
Lặng lẽ Sa Pa
Ngôi 3 đặt vào nhân vật ông hoạ sĩ
Không gian truyện mở rộng hơn, tính khách quan của hiện thực dường như được tăng cường hơn.
Cuộc gặp gỡ bất ngờ của 3 người trên đỉnh Yên Sơn.
Tính cách và phẩm chất của các nhân vật bộc lộ.
3
Chiếc lược ngà
Thứ nhất; nhân vật kể chuyện xưng “tôi”
(bác Ba)
Câu chuyện trở nên chân thực hơn
Ông Sáu về thăm vợ con, bé Thu quyết không nhận ba; đến lúc nhận thì chia tay; lúc hy sinh cũng không gặp lại con
Làm cho câu chuyện trở nên bất ngờ, hấp dẫn nhưng vẫn chân thực. Nguyên nhân được lý giải thật thú vì (cái thẹo)
4
Những ngôi sao xa xôi
Thứ nhất; nhân vật kể chuyện xưng “tôi” (Phương Định)
Câu chuyện trở nên chân thực hơn
Một lần phá bom nổ chậm, Nho bị sức ép; một trận mưa đá bất ngờ trên cao điểm
Hiện rõ cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu hàng ngày trên cao điểm vô cùng ác liệt.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 30 Ngày soạn: 30/03/13
TIẾT 145 Ngày dạy: 04/04/13
BIÊN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt:
-Nắm được yêu cầu chung của biên bản và cách viết biên bản.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng:
- Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
3. Thái độ:
- Có ý thức ghi lại tiến trình, nội dung của một cuộc họp, hội nghị; viết một biên bản đúng mẫu.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, …
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4……………………….......................................
2. Bài cũ : ? Trình bày cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ? Bố cục của kiểu bài này gồm mấy phần ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Trong thực tế cuộc sống, lúc tham gia các cuộc họp hoặc hội nghị, để ghi lại tiến trình, nội dung chúng ta cần viết biên bản. Vậy thế nào là biên bản ? Yêu cầu và cách viết một biên bản ntn chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học hôm nay..
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung:
- Gọi HS đọc 2 văn bản ở phần I sgk/123-124.
? Viết biên bản để làm gì?
? Biên bản ghi lại những sự việc gì?
? Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
? Ngoài 2 biên bản sgk hãy kể thêm một số biên bản khác thường gặp trong thức tế?
GV cho HS đọc biên bản mình đã sưu tầm.
? Thế nào là biên bản?
- HS trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
* Tìm hiểu cách viết biên bản.
- Đọc lại 2 biên bản ở mục 1 trong sgk.
? Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì?Tên của biên bản được viết ntn?
? Phần nội dung gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những mục này trong biên bản?Tính chính xác cụ thể của biên bản có giá trị ntn?
? Phần kết thúc của biên bản có những mục nào?Mục ký tên dưới biên bản nói lên điều gì?
? Lời văn của biên bản phải ntn?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài luyện tập.
* GV ghi bài tập vào bảng phụ,HS thảo luận: Hãy lựa chọn tình huống viết biên bản?
Bài 2/126: Hướng dẫn HS làm
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
- Gv hướng dẫn , HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung:
1.Đặc điểm biên bản :
1.1 .Phân tích ví dụ : - Hai biên bản sgk/123-124
- Ghi lại nội dung, diễn biến, các thành phần tham dự cuộc họp chi đội; cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện cho người vi phạm sau khi đã xử lý.
* Nội dung: Số liệu chính xác,ghi chép trung thực, đầy đủ, thủ tục chặt chẽ (ghi rõ thời gian địa điểm cụ thể ), lời văn ngắn gọn.
* Hình thức:Viết đúng mẫu quy định, không trang trí hoạ tiết .
1.2. Ghi nhớ 1/126
2. Tìm hiểu cách viết biên bản.
2.1 Phân tích ví dụ:
-Nhận xét:
* Các mục ở mỗi phần. Nội dung cụ thể của biên bản.
* Tên biên bản nêu rõ nội dung chính của biên bản.
* Điểm giống và khác nhau của hai biên bản :
-Giống nhau về cách trình bày và một số mục cơ bản .
-Khác nhau về nội dung biên bản.
-Lời văn biên bản : chính xác , ngắn gọn.
2.2 Ghi nhớ SGK
II. Luyện tập.
Bài 1/126
Tình huống viết biên bản: a,c,d
Bài 2/126
III. Hướng dẫn tự học:
- Viết một biên bản hoàn chỉnh, đúng quy cách.
E. Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- ngu van 9 tuan 32.doc