Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật; sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: soạn câu hỏi theo sách giáo khoa.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Nêu bố cục và ý nghĩa của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”.
Bài mới: Xã hội phong kiến Việt Nam thời Hậu Lê (XV) phát triển rực rỡ, sang XVI bắt đầu lâm vào tình trạng khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn nổi lên tranh quyền đoạt vị gây ra cuộc nội chiến kéo dài. Chiến tranh triền miên, cuộc sống nhân dân khốn khổ. Trong đó người phụ nữ là
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4, tiết 16 đến tiết 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4: BÀI 4:
Tiết 16, 17:
Chuyeän ngöôøi con gaùi Nam Xöông
Nguyễn Dữ
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật; sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: soạn câu hỏi theo sách giáo khoa.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Nêu bố cục và ý nghĩa của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”.
Bài mới: Xã hội phong kiến Việt Nam thời Hậu Lê (XV) phát triển rực rỡ, sang XVI bắt đầu lâm vào tình trạng khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn nổi lên tranh quyền đoạt vị gây ra cuộc nội chiến kéo dài. Chiến tranh triền miên, cuộc sống nhân dân khốn khổ. Trong đó người phụ nữ là…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc chú thích
Nêu những nét chính giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
Thể loại của tác phẩm?
Đề tài chính trong tác phẩm?
(Đả kích quan lại, chế độ phong kiến, đứng về phía nhân dân; hạnh phúc, tình yêu, hoài bão).
(áng văn hay của ngàn đời
Vũ Khâm Lân – đời Hậu Lê).
(Đền thờ của Vũ Thị Thiết: huyện Lí Nhân – Hà Nam).
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh đọc rõ ràng, diễn cảm, phân biệt các đoạn tự sự, đối thoại.
Tìm đại ý của truyện.
Tìm bố cục của truyện? Ý chính của mỗi đoạn.
Tóm tắt truyện.
Phương thức biểu đạt: tự sự + biểu cảm.
TIẾT 2
Hoạt động 3:
Ngay phần đầu truyện, tác giả đã giới thiệu về Vũ Nương như thế nào?
Vẻ đẹp của nàng được khắc hoạ trong những tình huống nào?
(Cách cư xử của nàng trong 4 hoàn cảnh khác nhau).
Nàng xử sự như thế nào trước tính hay ghen của chồng?
Nhận xét lời dặn dò của Vũ Nương khi tiễn chồng đi lính?
(Mong chồng bình an, cảm thông trước nỗi vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng, nhớ mong khắc khoải).
Khi Trương Sinh đi lính, tình cảm nàng đối với chồng như thế nào?
Tìm chi tiết trong văn bản nói lên tình cảm đó?
(Nỗi buồn dài theo năm tháng, hình ảnh ước lệ: “mỗi khi…” – cái bóng).
Tình cảm của nàng đối với mẹ chồng, đối với con? (Thái độ ân cần, dịu dàng).
Những lời nhận xét, đánh giá cao về nhân cách của nàng?
(Trăn trối của mẹ chồng, lời đánh giá nhận xét của tác giả).
Khi bị chồng nghi oan, nàng đã làm gì? (biện minh).
Có mấy lời thoại? (3)
Tìm trong mỗi lời thoại để thấy rõ tình cảm và tấm lòng của Vũ Nương?
(Chi tiết:
“bình rơi trâm gãy…
“tắm gội chay sạch…”)
Vũ Nương tìm cái chết, theo em điều này có phù hợp với tính cách của nàng hay không? Còn có cách nào khác không?
(Kịch tính – Vũ Nương bị dồn đến bước đường cùng, nàng mất tất cả, đành chấp nhận số phận sau mọi cố gắng không thành. Hành động tự trẫm mình – hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự trong nỗi tuyệt vọng đắng cay nhưng có sự chỉ đạo của lí trí).
Qua 4 tình huống trên, em nhận xét gì về tính cách của Vũ Nương?
Nỗi oan của Vũ Nương là gì?
(Nghi oan là thất tiết).
Những nguyên nhân nào đã dẫn đến nỗi oan của nàng?
(Diễn tả như một màn kịch ngắn có tình huống, xung đột, thắt nút, mở nút…).
(Chú ý quá trình phát triển tâm lí của nhân vật).
Trương Sinh có thái độ và cách xử sự như thế nào trước lời nói của con trẻ?
(Nàng bị bức tử…)
Bi kịch của Vũ Nương đã nói lên điều gì?
Sự thật về Vũ Nương như thế nào? Ai là người tìm ra sự thật và nói rõ sự thật? (Trương Sinh, con trẻ, cái bóng).
Sáng tạo ra tình tiết kì ảo nhằm mục đích gì?
Tình tiết kì ảo “Vũ Nương trở về dương gian trong giây lát với lời tạ từ ngậm ngùi → biến mất có ý nghĩa gì?
(Ảo ảnh, là một chút an ủi người bạc phận, hạnh phúc đâu còn có thể làm lại, chàng Trương phải trả giá cho hành động của mình).
Hoạt động 4:
Điểm khác biệt của truyện với truyện cổ tích “Vợ chàng Truơng” là gì?
(Cổ tích: thiên về cốt truyện và diễn biến
sáng tạo Nguyễn Dữ: sáng tạo nghệ thuật, nhân vật có đời sống, có tính cách).
Nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết truyện, lời trần thuật, đối thoại…tình tiết kì ảo.
(Yếu tố thực về địa danh bến đò, thời điểm lịch sử, sự kiện lịch sử, trang phục…)
Học sinh đọc ghi nhớ.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Nguyễn Dữ quê ở tỉnh Hải Dương sống vào nửa đầu XVI, là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thời thế loạn lạc, ông làm quan 1 năm rồi xin từ chức, sống ẩn dật tại quê nhà.
Truyền kì: câu chuyện li kì, hoang đường được lưu truyền trong dân gian. Thể loại có nguồn gốc từ thời Đường (Trung Quốc).
“Truyền kì mạn lục”: tác phẩm văn xuôi chữ Hán, mô phỏng cốt truyện dân gian, dã sử Việt Nam, phần cuối của mỗi truyện có lời bình → sáng tạo Nguyễn Dữ “thiên cổ kì bút”.
“Chuyện người con gái Nam Xương” truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “Truyền kì mạn lục” có nguồn gốc từ truyện cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.
II. Đọc, tìm hiểu đại ý, bố cục:
1. Đại ý:
Câu chuyện kể về nỗi oan nghiệt của một người phụ nữ đức hạnh trong xã hội phong kiến; thể hiện ước mơ tốt đẹp về quyền sống của con người.
2. Bố cục: 3 đoạn
a./ Từ đầu → như đối với cha mẹ đẻ
Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương – Trương Sinh, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương…
b./ Tiếp → việc trót đã qua rồi
Nỗi oan và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
c./ Còn lại: Vũ Nương sống thuỷ cung, nỗi oan được giải.
III. Phân tích truyện:
1. Nhân vật Vũ Nương và phẩm hạnh của nàng
Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết:
* Trong cuộc sống gia đình (Trương Sinh còn ở nhà):
Cư xử đúng mực, giữ gìn khuôn phép gia đình.
* Khi tiễn chồng đi lính:
Lời dặn dò đầy tình nghĩa → ân tình, đằm thắm, tha thiết, nhớ mong của nàng.
* Khi xa chồng:
Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết, mong nhớ trong nỗi cô đơn.
Đối với mẹ chồng, nàng là người dâu hiền thảo, với gia đình nàng là người mẹ hiền, đảm đang.
* Khi bị chồng nghi oan:
Nàng phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, khẳng định lòng thuỷ chung, tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ.
Đau đớn, thất vọng khi niềm vui hạnh phúc gia đình không còn, tình yêu tan vỡ.
Thất vọng tột cùng khi hạnh phúc không thể hàn gắn → tìm cái chết để chứng minh phẩm giá trong sạch và lòng thuỷ chung của nàng.
→ Vũ Nương là người phụ nữ: công, dung, ngôn, hạnh nhưng lại phải chết oan uổng, đau đớn.
2. Nỗi oan và cái chết bi thảm của Vũ Nương:
* Nguyên nhân:
Cuộc hôn nhân của hai người không bình đẳng, chế độ gia trưởng thờj phong kiến.
Tính cách hay đa nghi, ghen tuông của Trương Sinh và tâm trạng không vui của chàng khi trở về; chiến tranh phong kiến.
Lời nói ngây thơ của con trẻ tạo một thông tin gay cấn.
Cách xử sự hồ đồ, độc đoán không nghe lời biện minh của vợ, dấu tên kẻ tố cáo.
* Cái chết của Vũ Nương là một lời tố cáo bất công của xã hội phong kiến; bày tỏ lòng thông cảm của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
3. Vũ Nương sống ở thuỷ cung và nỗi oan được giải:
Tình tiết kì ảo: tạo câu chuyện kết thúc có hậu, hoàn chỉnh thêm nét đẹp trong nhân cách của Vũ Nương nặng tình với quê hương, gia đình; ước mơ về sự công bằng trong cuộc đời.
Tính bi kịch tiềm ẩn trong cái lung linh kì ảo → khẳng định niềm thương cảm của nhà văn.
4. Những yếu tố nghệ thuật
Dẫn dắt truyện khéo léo, tô đậm những tình tiết có tính quyết định đến diễn biến của truyện.
Lời đối thoại, độc thoại sắp xếp hợp lí → hấp dẫn, sinh động.
Tình tiết hoang đường, kì ảo → yếu tố không thể thiếu của truyền kì.
Xen kẽ yếu tố kì ảo + yếu tố thực → câu chuyện lung linh, mơ hồ gần với cuộc sống đời thường hơn, tăng độ tin cậy.
* Ghi nhớ:
(Sách giáo khoa)
Củng cố, dặn dò:
Học sinh tập tóm tắt văn bản.
Nhắc lại nội dung bài.
Chuẩn bị trước bài:
“Tóm tắt tác phẩm tự sự”.
Ký duyệt
Tiết 18: TIẾNG VIỆT:
Xöng hoâ trong hoäi thoaïi
Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.
Nắm vững và sử dụng thích hợp những từ ngữ xưng hô.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp?
Những nguyên nhân nào dẫn đến việc không tuân thủ các phương châm hội thoại?
Làm bài tập 2 (trang 38)
(Lời nói của Chân, Tay, Tai và Mắt không tuân thủ phương châm lịch sự – bất hoà với Miệng – không phù hợp tình huống giao tiếp – đến nhà người khác không chào hỏi, còn giận dữ, nặng nề → lí do không chính đáng).
Bài mới:
Bên cạnh việc tìm hiểu các qui tắc cần tuân thủ trong giao tiếp thì việc tìm hiểu hệ thống các từ ngữ xưng hô trong hội thoại cũng rất quan trọng. Khi hệ thống phương tiện xưng hô của ngôn ngữ càng phong phú, tinh tế thì mối quan hệ giao tiếp càng phức tạp, đòi hỏi người nói phải hết sức chú ý. Muốn hiểu và sử dụng như thế nào cho đúng…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt và cách dùng những từ ngữ đó.
(Sử dụng những danh từ chỉ người, chỉ quan hệ họ hàng…)
Trong tiếng Việt, danh từ chỉ người được phân chia như thế nào? Sắc thái?
Trong tiếng nước ngoài (Anh), để xưng (người nói) dùng I (số đơn), we (số phức), để hô (người nghe) dùng you (cả số đơn và phức) so sánh với từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt, em nhận thấy điều gì?
Trong giao tiếp đã bao giờ em gặp tình huống không biết xưng hô như thế nào chưa?
(Xưng hô khi cha, mẹ mình là giáo viên trước mặt các bạn; người em, cháu họ lớn tuổi hơn mình).
Đọc 2 đoạn trích, xác định từ ngữ xưng hô.
(Đoạn 1: Em – anh: Dế Choắt – Dế
Mèn.
ta – chú mày: Dế Mèn – Dế Choắt
DM – DC
Đoạn 2: tôi – anh:
DC – DM
Phân tích sự thay đổi trong cách xưng hô của Dế Choắt và Dế Mèn trong 2 đoạn.
(Đoạn 1: xưng hô của kể yếu thế, thấp kém muốn nhờ vả một kẻ ở vị thế mạnh kiêu căng, hách dịch → bất bình đẳng.
Đoạn 2: thay đổi → bình đẳng).
Giải thích sự thay đổi đó?
(Vì tình huống giao tiếp thay đổi Dế Choắt không coi mình là đàn em, nhờ vả Dế Mèn nữa và nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách 1 người bạn).
Cần chú ý gì khi sư dụng từ ngữ xưng hô.
(Học sinh đọc ghi nhớ).
Hoạt động 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
(Ngôi gộp
Chúng mình
Ngôi trừ)
We: chúng tôi, chúng ta (tuỳ tình huống giao tiếp).
Hướng dẫn làm bài tập 2.
Khi muốn nhấn mạnh ý kiến cá nhân người ta thường dùng “tôi”.
Hướng dẫn làm bài tập 3, 4:
Chia tổ: tổ 1 & 3 (bài 3)
2 & 4 (bài 4).
Học sinh thảo luận và trả lời yêu cầu của bài tập 5.
Tìm ra những lời xưng hô của cai lệ, chị Dậu.
Phân tích sự thay đổi trong lời xưng hô của chị Dậu.
Tại sao có sự thay đổi trong cách xưng hô? (dồn nén về tâm lí).
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô
Từ ngữ xưng hô: tôi, tớ, mình, chúng tôi, chúng tao, …nó, hắn, gã, chúng nó, anh, em, cô, dì…ông ấy…
Cách dùng:
+ Ngôi 1: tôi, chúng tôi.
+ Ngôi 2: mày, chúng mày.
+ Ngôi 3: nó, chúng nó, họ…
Sắc thái:
+ Thân mật: anh, em.
+ Trang trọng: Quý ông…
+ Suồng sã: tao – mày
→ phong phú, đa dạng, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.
Sử dụng từ ngữ xưng hô → phụ thuộc vào tình huống giao tiếp.
* Ghi nhớ :
(Sách giáo khoa).
II. Luyện tập:
Bài tập 1: (trang 39)
Lời mời có sự nhầm lẫn
+ Chúng ta: gồm người nói + người nghe.
+ Chúng em, chúng tôi: 2 người nhưng không bao gồm người nghe.
Vì ảnh hưởng thói quen tính mẹ đẻ (phương Tây) → có sự nhầm lẫn.
Bài tập 2: (trang 40)
Dùng: chúng tôi , tôi trong văn bản khoa học → tăng thêm tính khách quan cho luận điểm của văn bản khoa học, sự khiêm tốn của tác giả.
Bài tập 3: (trang 40)
Xưng hô với mẹ: cách gọi thông thường.
Xưng hô với sứ giả: ông – ta:
→ Thánh Gióng là đứa bé khác thường.
Bài tập 4:
Danh tướng quyền cao chức trọng
Gọi “thầy” xưng “con” → không thay đổi khi thầy gọi “ngài” → thái độ kính trọng, lòng biết ơn – bài học sâu sắc về tinh thần “tôn sư trọng đạo”.
Bài tập 5:
Trước 1945: Vua – xưng “Trẫm” → cách biệt.
Sau 1945: Bác – xưng Tôi – đồng bào → sự gần gũi, thân thiết (dân chủ) quan hệ giữa lãnh tụ – nhân dân.
Bài tập 6: (trang 41)
Cai lệ (ông): kẻ có quyền lực
→ trịch thượng, hống hách.
Chị Dậu: người bị áp bức.
+ Nhà cháu – ông: hạ mình, nhẫn nhục
+ Tôi – ông: vị thế ngang hàng.
+ Bà – mày: phản kháng quyết liệt của người bị dồn đến bước đường cùng.
→ thay đổi thái độ, hành vi cư xử.
Củng cố, dặn dò:
Ký duyệt
Nhắc lại nội dung bài học.
Chuẩn bị: xem trước bài
“Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp”.
Tiết 19: TIẾNG VIỆT:
Caùch daãn tröïc tieáp & caùch daãn giaùn tieáp
Mục tiêu bài học: :
Giúp học sinh nắm được hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ: cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô trong hội thoại ta cần phải làm gì?
(Xét tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói và người nghe).
“Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau…tốt đẹp hơn”.
Từ chúng tôi trong câu trên được ai dùng?
a./ Các công dân trên thế giới.
b./ Trẻ em trên thế giới.
c./ Các nhà lãnh đạo cấp cao trên thế giới.
d./ Phụ nữ trên thế giới.
Bài mới:
Muốn dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của một người hay một nhân vật nào đó, ta có thể dùng nhiều cách, bài học giới thiệu cho ta 2 cách là…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc văn bản
Học sinh đọc ví dụ ở sách giáo khoa.
Đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì?
(Lời nói; dấu: & “ “)
Đoạn (b) là lời nói hay ý nghĩ? Được ngăn cách bằng dấu gì?
(Ý nghĩ, dấu : & “ “).
Có thể thay đổi vị trí? Ngăn cách như thế nào?(Ngăn cách bằng dấu “ “ & dấu –)
Em hiểu cách dẫn trực tiếp?
Đọc đoạn trích ở ví dụ 2.
+ Đoạn trích (a) là lời nói hay ý nghĩ? Được ngăn cách bằng dấu gì không?
(Lời nói – khuyên).
+ Đoạn (b) là lời nói hay ý nghĩ? Được ngăn cách bằng dấu gì không?
(Ý nghĩ – hiểu) – “rằng”, “là”.
Em hiểu cách dẫn gián tiếp?
Cách dẫn trực tiếp & cách dẫn gián tiếp được dùng trong trường hợp nào?
(Trực tiếp: trao đổi của các nhân vật – lời thoại, khi viết có thêm dấu gạch ngang.
Gián tiếp: kể chuyện bằng lời nói, thêm “rằng”, “là” để phân biệt câu chứa lời dẫn và không).
Hoạt động 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập.
(Nhận diện lời dẫn, cách dẫn).
Chia tổ: tổ 1 & 2 (câu a)
tổ 3 & 4 (câu b)
Giáo viên gợi ý cho học sinh làm bài tập 2c còn lại, bài tập 3.
+ Lời thoại của ai với ai?
+ Trong lời thoại phần nào mà người nghe cần chuyển đến người thứ 3?
+ Người thứ 3 là ai?
I. Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
1. Cách dẫn trực tiếp:
Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hay nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
2. Cách dẫn gián tiếp:
Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: (trang 54)
a./ Dẫn trực tiếp “A! Lão già…”
Ý nghĩ của nhân vật gán cho con chó.
b./ Dẫn trực tiếp “Cái vườn…”
→ Ý nghĩ của nhân vật.
Bài tập 2: (trang 54)
a./ Dẫn trực tiếp:
Trong “báo cáo…”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Chúng ta…”
Dẫn gián tiếp
Trong bản báo cáo…, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng chúng ta phải…
b./ Trong bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa & khí phách của dân tộc”, Thủ tướng…có viết: “Giản dị…”
Dẫn gián tiếp:
Trong bài viết…, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu rõ đức tính giản dị của Bác là…
Ký duyệt
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại kiến thức đã học.
Học sinh làm bài tập về nhà 2c, 3.
Xem trước bài “Sự phát triển của từ vựng”.
Tiết 20: TIẾNG VIỆT:
Söï phaùt trieån cuûa töø vöïng
Mục tiêu bài học: giúp học sinh nắm được:
Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển (tiếng Việt).
Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là lời dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp?
Làm bài tập 3: thêm vào trong câu những từ ngữ thích hợp để mạch ý câu rõ:
“Nhân đó Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng và dặn Phan Lang nói với chàng Trương rằng nếu…”
Bài mới: Cho ví dụ: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”.
Em hiểu 3 từ “xuân” trong 2 câu thơ trên có ý nghĩa như thế nào? (thời tiết ấm dần mở đầu của một năm; tươi đẹp).Cùng 1 từ mà hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, đó là sự phong phú và phát triển không ngừng của từ vựng tiếng Việt. Để tìm hiểu vấn đề này, bài học…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc ví dụ 1
Từ “kinh tế” trong bài thơ “Cảm tác vào nhà…” có nghĩa là gì?
(Là hình thức gọi tắt: kinh bang tế thế – trị nước, cứu đời → tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời).
Ngày nay, ta có hiểu nghĩa như cụ Phan Bội Châu hay không?
(Hiểu theo nghĩa: toàn bộ hành động của con người trong lao động, sản xuất, trao đổi, sử dụng của cải vật chất).
Từ đó, em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
Đọc ví dụ 2:
+ Nghĩa của từ “xuân” trong câu (a)?
(Xuân 1: mùa chuyển từ đông → xuân, thời tiết ấm dần được coi là mở đầu một năm.
(Ẩn dụ) xuân 2: tuổi trẻ (nghĩa chuyển).
+ Tìm hiểu nghĩa từ “tay” trong câu (b)
(Tay (1): bộ phận phía trên cơ thể, từ vai → ngón tay dùng để cầm nắm (gốc).
(Hoán dụ) Tay (2): người chuyên hoạt động hay giỏi về một lĩnh vực nào đó (chuyển).
Nhận xét các ví dụ trên.
(Từ có nhiều nét nghĩa).
Trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
Em hiểu thế nào về sự phát triển của từ vựng?
(Ghi nhớ).
Hoạt động 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa.
Xác định nghĩa của từ “chân” trong các câu ở bài tập 1.
Làm cách nào để phân biệt phương thức ẩn dụ và hoán dụ? (Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tuợng khác có nét tương đồng – ẩn dụ, hoán dụ có nét gần gũi).
Chia nhóm: nhóm 1 & 3 làm bài 2,
2 & 4 làm bài 3
Học sinh thảo luận, trả lời, giáo viên nhận xét.
Tìm ví dụ để chứng minh các từ để dẫn là từ nhiều nghĩa.
Giáo viên gợi ý
“tiền bạc” trong nghĩa gốc bị mất đi, chỉ còn nét nghĩa được sử dụng là “tập hợp, lưu giữ, bảo quản”.
“Vua” nghĩa chuyển dùng cho phái nào?
Giáo viên gợi ý cho học sinh làm bài tập 5 và cho về nhà làm bài.
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
* Nghĩa của từ không mất đi, nó thay đổi theo thời gian; nghĩa cũ bị mất, nghĩa mới được hình thành.
* Ghi nhớ:
Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
Có 2 phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
(Nghĩa chỉ được người bản ngữ thừa nhận và được giải thích trong từ điển).
II. Luyện tập:
1./ Bài tập 1:
a./ “Chân”: nghĩa gốc.
b./ “Chân”: nghĩa chuyển – hoán dụ.
c./ “Chân”: nghĩa chuyển – ẩn dụ.
d./ “Chân”: nghĩa chuyển – ẩn dụ.
2./ Bài tập 2:
Trà a-ti-sô, trà hà thủ ô…được dùng theo nghĩa chuyển – nghĩa là: sản phẩm từ thực vật được chế biến dạng khô, dùng để pha với nước uống, chữa bệnh → phương thức ẩn dụ.
3./ Bài tập 3:
Đồng hồ điện, đồng hồ nước… dùng theo nghĩa chuyển – dụng cụ để đo có bề ngoài giống đồng hồ.
Chuyển theo phương thức ẩn dụ.
4./ Bài tập 4:
a./”Hội chứng”: (nghĩa gốc): tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.
Hội chứng suy giảm miễn dịch (SIDA).
Hội chứng viêm đường hô hấp cấp.
Hội chứng thất nghiệp…
b./ Ngân hàng: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, quản lí tiền tệ, tín dụng → nghĩa gốc.
Ngân hàng máu, gien: kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần thiết.
Ngân hàng đề thi, dữ liệu, trí nhớ…tập hợp số liệu liên quan đến một lĩnh vực để tiện tra cứu, sử dụng.
c./ Vua: người đứng đầu nhà nước quân chủ.
Vua dầu hoả, vua bóng đá, vua nhạc Rốc,…được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định (phái nam).
Nữ: nữ hoàng nhạc nhẹ, nữ hoàng sắc đẹp…
d./ Sốt: nhiệt độ cơ thể tăng quá mức bình thường
Sốt đất.
Sốt hàng.
→ Tăng đột ngột về nhu cầu khiến hàng khan hiếm, giá tăng nhanh.
5./ Bài tập 5:
“Mặt trời” (câu 2) phép tu từ ẩn dụ.
Dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa 2 đối tượng được hình thành theo cảm nhận của tác giả.
Không phải là sự phát triển của từ vựng – từ không có nét nghĩa mới, không có nét nghĩa trong từ điển.
Ký duyệt
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung bài học.
Làm bài tập số 5.
Xem trước bài “Sự phát triển
của từ vựng” (tiếp theo).
File đính kèm:
- giao an TUAN 4.doc