A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê-Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Giới thiệu đoạn trích Vào Trịnh phủ; tác phẩm Vũ trung tuỳ bút( nếu có)
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: - Từ ngữ có thể hiểu theo những nghĩa nào?
- Có mẩy phương thức phát triển nghĩa của từ?
III. Bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 18961 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Bài 5 - Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh (trích vũ trung tuỳ bút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Bài 5
Tiết 22 CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích Vũ Trung tuỳ bút)
Phạm Đình Hổ
Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến dịch.
*******
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê-Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Giới thiệu đoạn trích Vào Trịnh phủ; tác phẩm Vũ trung tuỳ bút( nếu có)
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: - Từ ngữ có thể hiểu theo những nghĩa nào?
- Có mẩy phương thức phát triển nghĩa của từ?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
- GV yêu cầu HS đọc phần dấu sao SGK/ 61,62 để tìm hiểu tác giả và tác phẩm.
- Nêu vài nét về tác giả?
* Phạm Đình Hổ (1768-1839) tên chữ Tùng Niên, hiệu Đông Dã Tiều. Quê Hải Dương.
* Ông từng là sinh đồ Quốc Tử Giám, thời Lê- Trinh- Tây Sơn- đầu triều Nguyễn về quê ở ẩn, dạy học; thời Minh Mạng có ra làm quan rồi mấy lần từ quan.
* Ông sáng tác văn chương và nghiên cứu nhiều lĩnh vực.
- Nêu vài nét về tác phẩm?
* Xuất xứ Vũ Trung tuỳ bút( tuỳ bút viết trong mưa): viết khoảng đầu đời Nguyễn, gồm 88 mẩu chuyện nhỏ ghi chép tản mạn, tuỳ theo cảm hứng của người viết về những vấn đề xã hội, con người mà tác giả chứng kiến và suy ngẫm. Tác phẩm ghi chép lại hiện thực đen tối của lịch sử nước ta thời đó về một số nhân vật, di tích lịch sử, khảo cứu về địa dư.
* Thể loại Vũ Trung tuỳ bút: viết theo thể tuỳ bút, lối văn xuôi: tuỳ hứng, tản mạn,không cần hệ thống, kết cấu gì.
* Nội dung Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh: ghi chép về cuộc sống và sinh hoạt ở phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm(1742-1782), một vị chúa nổi tiếng thông minh quyết đoán và kiêu căng xa xỉ, càng về cuối đời càng bỏ bê triều chính, đắm chìm trong xa hoa hưởng lạc cùng Tuyên phi Đặng Thị Huệ.
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu chú thích.
* Đọc: giọng bình thản, chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo.
* Giải thích từ khó: 19 từ trong SGK , giải thích thêm:
+ Hoạn quan còn gọi là thái giám: những viên quan vốn là đàn ông bị thiến giúp việc hoàng hậu và các phi tần của vua trong cung.
+ Cung giám: nơi ở và làm việc của các hoạn quan.
- Nêu bố cục đoạn trích?
* Đoạn trích chia làm 2 phần:
+ “ Khoảng năm Giáp Ngọ ……… triệu bất tường” Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Thịnh Vương Trịnh Sâm.
+ “ Bọn hoạn quan ……… vì cớ ấy” Lũ hoạn quan thừa gió bẻ măng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 SGK/ 60,61.
- Câu hỏi 1: SGK/63.
- Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả thông qua những chi tiết nào?
* Thích chơi đèn đuốc, xây dựng đền đài.
* Những cuộc dạo chơi liên miên: mỗi tháng ba bốn lần, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ.
* Các nội thần bịt khăn, giả đàn bà bày hàng bán bên hồ, thuyền ngự đến đâu các quan đại thần vào bờ mua bán.
* Dàn nhạc bố trí khắp nơi để tấu nhạc làm vui.
- Bọn quan lại sách nhiễu nhân dân như thế nào? Hình thức ra sao?
* Thu của dân chim quí, thú lạ, cây cổ thụ, những hòn đá hình dáng kỳ lạ, chậu hoa, cây cảnh. Thực chất là cướp đoạt những của quí trong thiên hạ.
- Lời văn ghi chép lại sự việc như thế nào?
* Lời văn ghi chép lại sự việc một cách cụ thể, chân thực và khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng.
- Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói:”…… kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”?
* Câu văn thể hiện thái độ dự đoán của tác giả về sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết chăm lo đến chuyện ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt, xương máu của dân lành.
* Triệu bất tường là điềm xấu, điềm gỡ, chẳng lành.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn còn lại.
- Câu 2: SGK/63.
- Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào?
*Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã:
+ Ra ngoài doạ dẫm.
+ Dò xét xem nhà nào có chậu hoa cây, cây cảnh chim quí thì biên hai chữ phụng thủ(lấy để tiến “dâng” chúa).
+ Đêm đến, lẻn ra, sai lính đến đem về, có khi phá nhà đập tường để đưa cây hoặc đá(non bộ) đi.
+ Buộc gia chủ cất giấu vật phụng thủ.
+ Dậm doạ tống tiền.
Do chúng được sủng ái, chúng ỷ thế hoành hành tác oai tác quái. Thủ đoạn của chúng là vừa ăn cướp vừa la làng, chúng vừa vơ vét cho đầy túi tham vừa được tiếng là mẫn cán trong việc nhà chúa.
- Từ ngữ nào cho thấy thủ đoạn của bọn hầu cận?
* Từ phụng thủ. Tiếng là thu để dâng lên vua chúa nhưng thực chất là vơ vét, cướp bóc của dân
- Chi tiết cuối đoạn:” Nhà ta ở phường Hà Khẩu …… cũng là vì cớ ấy” tác giả nêu ra nhằm mục đích gì?
* Chi tiết bà cung nhân(mẹ tác giả) buộc phải tự cho chặt một cây lê, hai cây lựu quí trước nhà cũng không ngoài cớ lo sợ tai vạ đến từ bọn cướp ngày nương bóng chúa ấy.
* Chi tiết này càng làm cho tính chân thực đáng tin cậy của câu chuyện nhỏ tăng thêm vì nó diễn ra ngay ở nhà người viết.
* Cách tả của tác giả rát tỉ mỉ, cụ thể, có vẻ như khách quan, lạnh lùng. Nhưng đến đoạn tả cây lê cây lựu nở hoa trắng, hoa đỏ thì xúc cảm đã hiện ra: xót xa, tiếc, hận, giận mà chẳng làm gì được vì mình là kẻ thuộc hạ dưới quyền, là thảo dân dưới quyền cai trị của một vương triều thối nát.
- Tác giả kể lại câu chuyện trong gia đình mình nhằm bộc lộ thái độ gì?
* Thái độ của tác giả đối với bọn quan lại trong phủ là bất bình, khinh bỉ và tố cáo. Đồng thời tác giả còn phê phán một cách kín đáo bọn quan lại trong phủ chúa Trịnh.
- Hãy cho biết sự khác nhau giữa thể tuỳ bút và thể truyện?
* Ở thể loại truyện: hiện thực cuộc sống phản ánh qua số phận con người nên có cốt truyện và nhân vật.
( Truyên thuộc loại tự sự; văn xuôi; có chi tiết sự việc, cảm xúc, nhân vật. Cốt truyện có khi phức tạp. Kết cấu chặt chẽ có sự dàn bày, sắp đặt đầy dụng ý nghệ thuật. Tính cảm xúc chủ quan được thể hiện kính đáo qua nhân vật hoặc sự việc. Chi tiết, sự việc phần nhiều được hư cấu, sáng tạo)
* Ở thể loại tuỳ bút: ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống.
(Cốt truyện đơn giản, mờ nhạt hoặc không có cốt truyện. Kết cấu tự do, lỏng lẻo, có khi tản mạn, tuỳ theo cảm xúc của người viết)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Nêu nội dung của chuyện?
- Nêu nét nổi bật về nghệ thuật?
* HS dựa vào ghi nhớ để tổng kết.
Nội dung ghi
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2 Tác phẩm:
- Xuất xứ.
- Thể loại.
- Nội dung Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
3. Đọc và tìm hiểu chú thích:
a Đọc.
b Tìm hiểu chú thích.
- Hoạn quan.
- Cung giám.
4 .Bố cục:
II. Phân tích:
1. Cuộc sống của Thịnh Vương Trịnh Sâm:
- Xây nhiều cung điện, đền đài.
- Bày ra nhiều trò chơi giải trí lố lăng, tốn kém tiền của.
- Ỷ quyền thế, thực chất là cướp đoạt những của quí trong thiên hạ để trang trí, tô điểm nơi ở của chúa.
Thói ăn chơi xa xỉ để thoả ý thích gây tốn kém tiền của.
- Nghệ thuật miêu tả cụ thể, chân thực, khách quan. Miêu tả tỉ mỉ vài chi tiết để khắc hoạ ấn tượng.
2. Những hành động của bọn quan lại, thái giám:
- Thừa gió bẻ măng.
- Doạ dẫm.
- Dò xét, lấy dâng chúa.
- Thu mà thực chất là cướp.
- Buộc tội dân giấu vật cung phụng để doạ lấy tiền.
Thủ đoạn xấu xa bỉ ổi: vừa ăn cướp vừa la làng; vừa vơ vét lại vừa được tiếng là mẫn cán. Chúng có thủ doạn đó là vì chúng được chúa sủng ái nên ỷ thế hoành hành, tác oai tác quái.
3. Thái độ của tác giả:
Qua việc miêu tả tỉ mỉ sự việc trong phủ chúa, tác giả thể hiện thái độ tố cáo, khinh bỉ, bất bình và phê phán một cách kín đáo bọn quan lại trong phủ chúa.
III. Tổng kết:
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê-Trịnh bằng một lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.
IV. Củng cố:
- Qua câu chuyện trong phủ chúa, có thể khái quát một trong những nguyên nhân khiến chính quyền Lê-Trịnh suy tàn và sụp đổ?
- Đặc sắc nghệ thuật của bài văn là ở những điểm nào?
- Nêu chủ đề tư tưởng và nghệ thuật của bài văn?
V. Dặn dò:
1. Học thuộc bài.
2. Chuẩn bị bài Hoàng Lê Nhất thống chí- Ngô gia văn phái.
- Đọc bài, đọc phần dấu sao( chú thích) .
- Trả lời bốn câu hỏi đọc hiểu văn bản SGK/72.
- Xem phần luyện tập.
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY22.DOC