A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bản đồ chiến dịch Tây Sơn đại phá quân Thanh; tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 30540 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Bài 5 - Tiết 23, 24: Hoàng lê nhất thống chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Bài 5
Tiết 23,24 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
Hồi thứ mười bốn
Đánh Ngọc Hối quân Thanh bị thua trận
Bỏ Thăng long Chiêu Thốngtrốn ra ngoài.
Ngô Gia Văn Phái
**********
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bản đồ chiến dịch Tây Sơn đại phá quân Thanh; tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao bà cung nhân già-mẹ tác giả-phải cho chặt bỏ những cây quí đẹp trước nhà mình? Nó nói lên điều gì về chúa Trịnh và chính quyền của ông ta?
- Trong những câu trả lời sau, câu trả lời nào là không đúng?
Tuỳ bút là thể loại:
+ Văn xuôi tự sự.
+ Có cốt truyện.
+ Có nhân vật.
+ Có sự việc, tình tiết.
+ Đậm tính chủ quan, trữ tình.
+ Sự việc, nhân vật có thực, không bịa đặt.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
- GV yêu cầu HS đọc phần dấu sao SGK/71,72 để tìm hiểu tác giả và tác phẩm.
- Nêu vài nét về tác giả? * Ngô gia văn phái: Thế kỷ 18-19 có gia đình họ Ngô Thì(Sĩ, Nhiệm, Chí, Du, Thiến), quê làng Tả Thanh Oai- Hà Tây nổi tiếng đỗ cao, có tài văn học.
* Viết chung tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí: Ngô Thì Nhiệm( Nhậm), Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du.
* Ngô Thì Chí em ruột Ngô Thì Nhậm trung thành vơi vua nhà Lê; dâng trung hưng sách bàn kế khôi phục nhà Lê. Ông viết bảy hồi đầu của tác phẩm.
* Ngô Thì Du anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí học giỏi nhưng không đỗ đạt. Ông là tác giả bảy hồi tiếp theo của tác phẩm trong đó có hồi thứ 14.
* Ba hồi cuối có thể do tác giả khác viết.
- Nêu vài nét về tác phẩm?
* Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử theo kiểu tiểu thuyết lịch sử chương hồi Tam quốc chí( Trung Quốc). Toàn truyện gồm 17 hồi: đầu mỗi hồi là hai câu thơ bảy tiếng, mỗi câu tóm tắt một sự kiện chủ yếu sẽ kể trong hồi; kết hồi thường là hai câu thơ và câu: muốn biết sự việc sau thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ.
* Nội dung: Tác phẩm ghi chép lại sự lục đục trong phủ chúa Trịnh và ba lần ra Bắc của Nguyễn Huệ; đánh tan kiêu binh, diệt trừ Vũ Văn Nhậm và đánh tan quân Thanh. Một trong những hồi trung tâm diểm của tiểu thuyết là hồi thứ 14.
* Nội dung hồi thứ 14: Hồi sách kể chuyện Quang Trung đại phá quân Thanh một cách chân thực và hào hùng. Nó không chỉ vẽ lên chân dung lẫm liệt của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn nổi rõ thất bại thảm hại của bọn xâm lược Thanh, sự đầu hàng phản bội nhục nhã của bè lũ vua quan hèn mạt Lê Chiêu Thống, đóng đinh chúng vào lịch sử.
- GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích.
* Đọc: cần đọc với ngữ điệu phù hợp với từng nhân vật; lời kể, tả trận đánh cần đọc với giọng khẩn trương, phấn chấn.
* HS kể tóm tắt đoạn trích sau khi đọc: khi tóm tắt cần đảm bảo sự việc chỉ nhanh con đường hành quân thần tốc và những trận đánh, những vị trí then chốt của quân Thanh mà quân Tây Sơn đã chiến thắng: Phú Xuân,Nghệ An, Tam Điệp, Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa …
* Tìm hiểu chú thích: 30 chú thích SGK. Giải thích thêm từ:
+Đốc suất đại binh: chỉ huy, cổ vũ đoàn quân lớn.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích.
- Câu hỏi 1: SGK/72.
- Nêu đại ý hồi thứ 14?
* Hồi sách dựng lên bức tranh chân thực và sinh động hình ảnh anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thảm bại tất yếu của bọn xâm lược và bọn bán nước.
- Tìm bố cục của hồi sách?
* Bố cục: 3 phần.
+” Nhắc lại Ngô Văn Sở ……… Mậu Thân(1788). Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp giặc.
+” Vua Quang Trung ……… rồi kéo vào thành”. Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
+” Lại nói Tôn Sĩ Nghị ……… xấu hổ”. Sự thảm bại của bè lũ xâm lược Tôn Sĩ Nghị và bọn vua tôi bán nước Lê Chiêu Thống.
- Câu hỏi 2: SGK/ 72
-Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ như thế nào?
* Ông là con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán,xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết trong mọi công việc.
+ Nghe tin giặc đến ông không nao núng”định thân chinh cầm quân đi ngay”.
+ Tế cáo với trời đất, lên ngôi Hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc, tuyển mộ quân lính, mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An.
+ Định kế hoạch hành quân đánh giặc, kế hoạch đối phó với quân Thanh sau chiến thắng.
+ Phủ dụ tướng sĩ.
- Ngoài biểu hiện là người có hành động mạnh mẽ, Quang Trung còn là người như thế nào trong trận đánh quân Thanh? Tìm chi tiết chứng minh?
* Ông là nhà lãnh đạo chính trị, quân sự, ngoại giao có trí tuệ sáng suốt, nhìn xa thấy rộng, biết mình biết người, sâu sắc và tâm lý, ân uy gồm đủ.
+ Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch thông qua lời phủ dụ quân lính:
( Lời phủ dụ có thể xem như một bài học rất ngắn gọn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng yêu nước và truyện thống quật cường của dân tộc)
@ Khẳng định chủ quyền dân tộc và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa của giặc:”đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”
@ Nêu bật dã tâm của giặc:” bụng dạ ắt khác, cướp bóc nước ta, giết hai nhân dân, vơ vét của cải”
@ Nhắc lại truyền thống chống ngoại xâm, kêu gọi quân lính”đồng tâm hiệp lực”.
@ Ra kỷ luật nghiêm:”không tha một ai”.
@ Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người: cách xử trí với tướng sĩ ở Tam Điệp, khi Sở và Lân”đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội”.
+ Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng:
@ Mới khởi binh đã khẳng định sẽ chiến thắng:”phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”
@ Tính sẵn kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đối với một nước”lớn gấp mười nước mình”.
+ Tài dụng binh như thần:
@ Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân.
@ Bốn ngày sau tới Nghệ An: vừa tuyển quân, vừa duyệt binh, tổ chức đội ngũ.
@ Từ khi xuất quân đến núi Tam Điệp trong vòng một tuần.
@ Đêm 30 tháng chạp”lập tức lên đường” tiến quân ra Thăng Long.
@ Hẹn đến ngày mồng 7 tháng giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long.
-Tại sao các tác giả Ngô gia vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết thực và hay như thế về người anh hùng Nguyễn Huệ?( câu hỏi này thay ý thứ hai câu hỏi số hai).
* Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận, ông cầm quân không phải trên danh nghĩa mà là một tổng chỉ huy thực sự:
+ Hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công …… bày mưu tính kế, bất chấp nguy hiểm.
+ Lãnh đạo tài tình, thắng áp đảo kẻ thù; bắt sống quân do thám, giữ bímật để tạo thế bất ngờ, vây kín đồn Hà Hồi, công phá đồn Ngọc Hồi thật oai phong lẫm liệt.
+Nhà vua cưỡi voi, đội khăn vàng chỉ huy ba quân trong khói đạn mù trời, tiếng quân reo dậy đất. Khí thế quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung thật như chẻ tre, như từ trên trời rơi xuống,từ dưới đất chui lên, bbất ngờ làm quân giặc rụng rời sợ hãi xin hàng, tướng giặc phải thắt cổ tự tử.
+ Khí thế của đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh anh hùngQuang Trung ngồi trên bành voi, chiến bào đỏ đã sạm đen vì khói súng, dẫn đầu đoàn tượng binh vào Thăng Long quả thật lẫm liệt oai hùng.
* Tác giả vốn trung thành với nhà Lê nhưng viết về Quang Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình và đầy hào hứng vì:
+ Đó là sự thật lịch sử mà tác giả đã được chứng kiến trực tiếp; là những trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng nên các ông không thể không tôn trọng sự thật lịch sử.
+ Mặt khác cũng được tận mắt chứng kiến sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của vua chúa thời Lê-Trịnh cùng những sự độc ác, hống hách của bọn giặc Thanh, bọn Tôn Sĩ Nghị nên các ông không thể không thở dài ngán ngẩm, cảm thấy nhục nhã, ý thức dân tộc không thể không được dâng cao.
Tất cả những điều đó sẽ đem đến những trang ghi chép chân thực mà xúc động, tự hào của các tác giả.
- Câu hỏi 3: SGK/72.
-Tôn Sĩ Nghị là người như thế nào?Khi quân Tây Sơn tiến đánh thì hắn ra sao?
* Tôn Sĩ Nghị chỉ mưu cầu lợi riêng, bất tài, không biết mình biết địch, kiêu căng chủ quan, tự mãn:giặc gầy mà ta béo,nuôi mấy ngày cho béo để đến nộp thịt. Mấy ngày tết chỉ chăm chú vào việc tiệc tùng vui chơi, không hề đề phòng cảnh giác, tin tức không thông ……
* Khi quân Tây Sơn đến, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên,người không kịp mặc áo giáp, vất cả ấn tín, bàn đèn bỏ chạy thục mạng qua cầu phao sông Hồng.
- Quân lính của Tôn Sĩ Nghị như thế nào?
*Quân lính rụng rời sợ hãi, hoảng loạn bỏ chạy, giày xéo lên nhau mà chết; nước sông Nhĩ Hà tắc nghẽn không chảy được vì cầu phao gãy…...,quân lính tốp bỏ chạy, tốp xin hàng.
- Tình cảnh vua tôi nhà Lê như thế nào?
*” Cõng rắn cắn gà nhà”: mở cửa thành Thăng Long rước Tôn Sĩ Nghị, chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đầu hàng bù nhìn.
* Đưa Thái hậu ra ngoài chạy trốn, cướp thuyền qua sông, mấy ngày không ăn, được người thổ hào cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn.
* Đuổi theo được Tôn Sĩ Nghị:”nhìn nhau than thở, oán giận chảy nược mắt.”
Lê Chiêu Thống và gia đình cùng những quan lại tay sai cố chấp trung thành với y đều phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc. Lê Chiêu Thống chết nơi đất khách quê người.
- Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật?
* Lối văn trần thuật kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể, gây được ấn tượng mạnh.
- Câu 4: SGK/72.
- So sánh hai cuộc tháo chạy của tướng nhà Thanh và vua Lê Chiêu Thống? Giải thích sự khác biệt?
* Hai cuộc tháo chạy:
+ Tôn Sĩ Nghị: nhanh, mạnh, hối hả. Miêu tả khách quan hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thất bại.
+ Vua tôi Lê Chiêu Thống: chậm rãi. Miêu tả tỉ mỉ cho thấy âm hưởng ngậm ngùi, chua xót.
- Qua đó cho thấy thái độ của tác giả như thế nào?
* Tác giả ngậm ngùi, thương cảm trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình phụng thờ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
-GV yêu cầu HS nêu vài chi tiết nổi bật về vị anh hùng Nguyễn Huệ?
* HS dựa vào nội dung đã học tổng kết.
* HS đọc phần ghi nhớ SGK/ 72.
Nội dung ghi
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
- Thể loại.
- Nội dung tác phẩm.
- Nội dung hồi thứ 14.
3. Đọc và tìm hiểu chú thích:
a. Đọc.
b. Kể tóm tắt đoạn trích.
c. Tìm hiểu chú thích.
-SGK.
- Đốc suất đại binh:
II. Phân tích:
1. Đai ý và bố cục:
a .Đại ý:
b .Bố cục:
2 .Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ:
- Ông là con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết.
+ Tế cáo lên ngôi hoàng đế.
+ Xuất binh ra Bắc.
+ Tuyển mộ quân lính.
+ Mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An.
+ Kêu gọi tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
- Ông là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén; là nhà lãnh đạo chính trị , quân sự, ngoại giao, có tầm nhìn xa trông rộng.
+ Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan lực lượng giữa ta và địch.
+ Sáng suốt nhạy bén xét đoán và dùng người. Ông biết khen chê đúng người đúng việc.
- Ông là người có ý chí quyết thắng và tài dụng binh như thần:cuộc hành quân thần tốc do vua Quang Trung tổ chức, chỉ huy rất chỉnh tề.
- Quang Trung-một hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận.
+ Nhiều chiến lược, mưu kế trong trận đánh.
+ Lãnh đạo tài tình.
Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ đậm nét với tính cách quả cảm,mạnh mẽ,trí tuệ sáng suốt,nhạy bén,tài dụng binh như thần,là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
3. Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước:
a .Tôn Sĩ Nghị:
-Kiêu căng, chủ quan,tự mãn.
-Khinh địch,cầm quân mà không nắm được tình hình.
- Bất tài,không lo đến việc bất trắc chỉ lo vui chơi.
- Sợ mất mật ……… chuồn trước qua cầu phao.
- Quân lính rụng rời sợ hãi xin hàng,bỏ chạy.
b. Số phận của triều đình bán nước bù nhìn Lê Chiêu Thống:
- Mưu cầu lợi ích riêng,cõng rắn cắn gà nhà.
- Đưa Thái hậu chạy trốn
- Đuổi theo Tôn Sĩ Nghị và chịu nỗi sĩ nhục của kẻ đi cầu cạnh van xin,mất tư cách quân vương.
Tất cả cho thấy tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống.
4 .Nghệ thuật:
Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động,cụ thể,gây được ấn tượng mạnh.
III. Tổng kết:
Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc,các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh,sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
.
IV Củng cố: HS đọc lại phần ghi nhơ.
V Dặn dò:
1. Học thuộc bài.
2 Chuẩn bị bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo).
- Trả lời câu hỏi mục I,II SGK/72,73.
- Xem trước phần luyện tập.
VI Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY23,24.DOC