Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? (lớp 8).
(Kể lại 1 cốt truyện để người đọc hình dung được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy).
Muốn tóm tắt văn bản tự sự, ta phải làm gì?
(Đọc kĩ, hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp theo một thứ tự).
Bài mới:
Để tiếp tục rèn luyện thực hành kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự nhất là đối với tác phẩm văn xuôi trung đại lớp 9, hôm nay
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5, tiết 21 đến tiết 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5: TẬP LÀM VĂN BÀI 4:
Tiết 21:
LUYỆN TẬP
Toùm taét vaên baûn töï söï
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? (lớp 8).
(Kể lại 1 cốt truyện để người đọc hình dung được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy).
Muốn tóm tắt văn bản tự sự, ta phải làm gì?
(Đọc kĩ, hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp theo một thứ tự).
Bài mới:
Để tiếp tục rèn luyện thực hành kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự nhất là đối với tác phẩm văn xuôi trung đại lớp 9, hôm nay…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Giáo viên cho học sinh đọc các tình huống trong sách giáo khoa.
Nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản.
(Do lược bỏ các chi tiết nhân vật và yếu tố phụ không quan trọng nên văn bản tóm tắt làm nổi bật các sự việc và nhân vật chính. Văn bản tóm tắt thường ngắn gọn, dễ nhớ).
Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa.
Hoạt động 2:
Đọc ví dụ 1: tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Các sự việc chính đã nêu đủ chưa?
(Thiếu 1 sự việc quan trọng Trương Sinh cùng con ngồi bên đèn, đứa trẻ chỉ bóng chàng…)
Tại sao đó là sự việc quan trọng
(Nhờ sự việc đó mà Trương Sinh mới hiểu nỗi oan của Vũ Nương).
Cho học sinh thực hành (bằng miệng).
Tóm tắt ngắn gọn hơn phần tóm tắt trên.
(Yêu cầu phải đảm bảo các chi tiết cơ bản của truyện).
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
Tóm tắt văn bản là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó.
Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt.
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự:
* Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới vợ xong phải đầu quân đi lính để lại mẹ già và nàng vợ trẻ là Vũ Thị Thiết bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi ngờ vợ thất tiết. Vũ Nương bị oan đã gieo mình xuống bến Hoàng Giang tự vẫn. Sau khi vợ mất, một đêm Trương Sinh cùng con ngồi bên đèn, đứa con chỉ bóng trên tường và nói đó chính là người đàn ông hằng đêm thường đến. Chàng thấu nỗi oan của vợ. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần Rùa Linh Phi, vợ Vua Nam Hải nên khi chạy loạn, chết đuối ở biển được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp lại Vũ Nương, nguời cùng làng, Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe lời Phan Lang, biết vợ bị oan, lập đàn giải oan Vũ Nương trở về…lúc ẩn, lúc hiện.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung bài.
“Sự phát triển của từ vựng”.
Ký duyệt
Tiết 22: VĂN BẢN:
Chuyeän cuõ trong phuû chuùa Trònh
Phạm Đình Hổ
Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
Thấy được cuộc sống xa hoa của Vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Tìm các yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực trong truyện. Sự kết hợp của các yếu tố ấy có tác dụng gì?
Bài mới: Số phận của con người đau khổ, bất hạnh không chỉ do xã hội phong kiến bất công gây ra mà còn bị chèn ép, bị nhũng nhiễu bởi các tầng lớp vua chúa quan lại, nhất là những năm tháng cuối cùng của chế độ Lê – Trịnh (XVIII). Đã có những tác giả viết về vấn đề này, trong đó có Phạm Đình Hổ đã chọn thể loại tuỳ bút để ghi chép những điều mắt thấy tai nghe qua tác phẩm…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Học sinh đọc phần giới thiệu tác giả, tác phẩm.
(Giáo viên giới thiệu thêm: Phạm Đình Hổ sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng, cha đỗ cử nhân ra làm quan dưới triều Lê. Thuở nhỏ ông ôm ấp mộng văn chương – sau này có giai thoại với nữ sĩ Hồ Xuân Hương – được đi học và đỗ đạt. Năm 1821 vua…)
Phương thức biểu đạt? (biểu cảm + miêu tả).
(Đặc trưng của thể tuỳ bút).
(Lúc đầu là người cứng rắn, quyết đoán. Sau khi dẹp yên phe phái chống đối → kiêu căng, xa xỉ. Say mê Đặng Thị Huệ đắm chìm cuộc sống xa hoa, phế con trưởng lập con thứ → vương tử tranh giành).
Hoạt động 2:
Đọc với giọng chậm rãi, bình thản.
Tìm hiểu thể loại.
Đoạn trích có thể chia làm mấy phần?
(Gợi ý: Vua chúa ăn chơi xa hoa tương ứng đoạn nào? Quan lại nhũng nhiễu…?).
Hoạt động 3:
Tìm các chi tiết, sự việc thể hiện thói ăn chơi xa xỉ của chúng.
Chi tiết nào gây ấn tượng mạnh về cuộc sống xa hoa…?
(Mỗi tháng 3, 4 lần, binh lính dàn hầu vòng quanh hồ, ăn mặc…)
Em suy nghĩ gì về chi tiết miêu tả “một cây cổ thụ…một cơ binh mới khiêng nổi”?
(Công phu, tốn kém, cướp trắng trợn).
“Mỗi khi đêm thanh…triệu bất tường” gợi ý gì?
(Cảnh được bày vẽ, tô điểm như bốn bể đầu non; âm thanh gợi cảm giác ghê rợn trước những tan tác đau thương chứ không phải trước cảnh yên bình, phồn thực…) → bộc lộ rõ cảm xúc.
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
(Khách quan, chân thực, không bình nhưng ấn tượng).
Vì sao bọn quan lại hầu cận lại có thái độ nhũng nhiễu dân?
(Được chúa sủng ái, giúp chúa đắc lực trong việc bày trò ăn chơi…ỷ thế hoành hành, tác oai tác quái…)
Thủ đoạn của chúng?
(Người dân bị cướp 2 lần hoặc tự huỷ đồ quý…)
Kết thúc đoạn trích, tác giả kể sự vật gì? Nhằm mục đích gì?
So sánh tuỳ bút với các thể loại tự sự khác.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) (Chiêu Hổ) người làng Đan Loan – Đường An – Hải Dương. Là một nho sĩ sống trong chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên muốn ẩn cư.Thời Minh Mạng, ông được vời ra làm quan, từ chức, rồi lại bị triệu ra.
Có nhiều công trình biên soạn, khảo cứu.
2. Tác phẩm:
“Vũ trung tuỳ bút” (tuỳ bút viết trong những ngày xưa) viết vào khoảng đầu XIX gồm 88 mẩu chuyện nhỏ → ghi chép tuỳ hứng, tản mạn, có giá trị văn hoá…
“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” ghi chép về cuộc sống ở phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm (1742 – 1782). Vua chúa ăn chơi xa hoa, quan lại nhũng nhiễu.
II. Đọc và tìm hiểu thể loại văn bản, bố cục:
Tuỳ bút: ghi nhận sự vật, sự việc có thật → bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, đánh giá của tác giả → giàu chất trữ tình.
Bố cục đoạn trích:
+ Từ đầu → triệu bất tường.
+ Tiếp → hết.
III. Phân tích
1. Cuộc sống xa hoa, ăn chơi của chúa Trịnh và quan lại hầu cận trong phủ:
Chúa cho xây dựng nhiều cung điện đình đài ở các nơi để thoả ý thích → gây hao tiền tốn của.
Cuộc dạo chơi diễn ra thường xuyên, người hầu hạ đông, bày ra nhiều trò giải trí lố lăng tốn kém.
Tìm thu của quý (chim quý, thú lạ, cây cảnh…) thực chất là cướp đoạt của thiên hạ.
* Cuộc sống ăn chơi, xa hoa, hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt, xương máu của dân lành → sự suy vong tất yếu của một triều đại “triệu bất tường”.
2. Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa
Thủ đoạn: vừa ăn cướp, vừa la làng (dò xét, doạ dẫm, tống tiền…)
Kể chuyện về gia đình: tự chặt cây để tránh tai hoạ → tăng tính thuyết phục, ngầm gửi gắm thái độ bất bình, phê phán.
Củng cố, dặn dò:
Cho học sinh đọc thêm (sách giáo khoa) → cuộc sống cơ cực đói kém của nhân dân thời loạn.
Soạn bài “Hoàng Lê nhất thống chí”.
Ký duyệt
Tiết 23, 24: VĂN BẢN:
Hoaøng Leâ nhaát thoáng chí
HỒI 14:
ĐÁNH NGỌC HỒI, QUÂN THANH BỊ THUA TRẬN
BỎ THĂNG LONG, CHIÊU THỐNG TRỐN RA NGOÀI
(Ngô gia văn phái)
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ Vua quan phản dân hại nước.
Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: soạn câu hỏi trong sách giáo khoa.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” trích “Vũ trung tuỳ bút” đã ghi lại những chi tiết chân thực về cuộc sống xa hoa, thói ăn chơi của Vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại hậu cần. Em hãy làm rõ ý trên.
So sánh văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” với văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” có gì khác nhau về thể loại?
(Truyện: hiện thực cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể → cốt truyện, nhân vật, xung đột nội tâm, ngoại hình…→ hư cấu.
Tuỳ bút: ghi chép về con người, sự việc có thực → cảm xúc suy nghĩ, đánh giá tác giả. Cảm xúc có tính chủ quan → không gò bó theo hệ thống, kết cấu mà vẫn tuân theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo).
Tìm các yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực trong truyện. Sự kết hợp của các yếu tố ấy có tác dụng gì?
Bài mới: Bên cạnh các thể loại văn học như văn xuôi tự sự (truyện, tuỳ bút, Ngữ văn 9 giới thiệu một thể loại: tiểu thuyết lịch sử (kí sự lịch sử) tái hiện một cách chân thực, sinh động một giai đoạn lịch sử nước ta, đó là “Hoàng Lê nhất thống chí”.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Học sinh đọc chú thích để tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
(Ngô Thì Chí em ruột Ngô Thì Nhậm làm quan dưới triều Lê Chiêu Thống; Ngô Thì Du, anh em chú bác ruột với NgôThì Chí, làm quan dưới triều Nguyễn).
Điểm cần lưu ý về tác phẩm?
(Giáo viên gợi ý: tác phẩm ghi lại bối cảnh lịch sử ở nước ta hơn 30 năm cuối của TK XVIII, mấy năm đầu XIX. Đó là sự sa đoạ, thối nát cực độ của các tập đoàn phong kiến. Vua Lê Hiển Tông bù nhìn, Lê Chiêu Thống phản động; Lê Duy Mật bạc nhược; Trịnh Sâm hoang dâm, phế con trưởng lập con thứ→ loạn lạc chém giết…, nổi dậy Phong trào Tây Sơn; chúa Nguyễn khôi phục thế lực lập nên triều Nguyễn – 1802).
Kết thúc tác phẩm: cảnh thảm bại, nhục nhã của Lê Chiêu Thống khi nương thân nước ngoài.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh đọc: rõ ràng, dứt khoát; miêu tả trận đánh đọc với giọng khẩn trương, phấn chấn.
Chú ý các từ ngũ được chú giải.
Tìm đại ý và bố cục của đoạn trích.
Giáo viên giới thiệu thêm đôi nét về hồi 12, 13: khi Bắc Bình Vuơng kéo quân ra Bắc, Vua Lê Chiêu Thống sợ hãi bỏ kinh thành, cử 2 viên quan sang cầu cứu Mãn Thanh. Thế giặc mạnh, Nguyễn Huệ rút quân về Tam Điệp. Tôn Sĩ Nghị kéo quân…
Phương thức biểu đạt? (tự sự).
Tìm bố cục và tóm tắt ý chính của từng đoạn.
TIẾT 2:
Hoạt động 3:
Đọc đoạn trích, em có cảm nhận như thế nào về người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ?
(Học sinh tự do phát biểu).
Tìm chi tiết trong văn bản để minh hoạ.
+ Thái độ khi nghe tin…
(Nóng lòng nhưng không độc đoán biết nghe lời cộng sự).
+ Lên ngôi vào thời điểm nào? Vì sao phải lên ngôi?
(Nhà Thanh xâm lược; có cương vị rõ ràng để được nhân dân ủng hộ).
+ Việc làm đầu tiên sau khi lên ngôi?
Trước khi lên đường, Quang Trung – Nguyễn Huệ có lời phủ dụ quân lính như thế nào? Thể hiện tài năng nào của ông?
Hệ thống song hành liên tục trong lời phủ dụ khẳng định điều gì?
Đối với bề tôi, ông có cách cư xử như thế nào?
Đọc đoạn “Lần này…sợ gì chúng”. Mới khởi binh, chưa giành được tẫc đất nào nhưng qua phương lược của ông ta hiểu ông còn là người như thế nào?
Ngày 25 tháng chạp lên ngôi…, 29 → Nghệ An…30 lên đường tiến quân ra Thăng Long. Từ Phú Xuân → Tam Điệp (500km); Tam Điệp trở ra 150km; vừa hành quân vừa đánh giặc, hoạch định kế hoạch là 7 tháng giêng vào ăn Tết ở thăng Long. Em nhận thấy điều gì trong kế hoạch của Quang Trung?
(Hành quân xa liên tục – đi bộ nhưng cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề là do tài tổ chức của người cầm quân).
Tóm tắt trận đánh Hà Hồi, Ngọc Hồi, Thăng Long.
(Học sinh tóm tắt, giáo viên nhận xét).
Hình ảnh Quang Trung trong chiến trận được miêu tả như thế nào?
(Đội quân của Quang Trung không phải là lính thiện chiến, hành quân xa, không được nghỉ ngơi nhưng dưới sự chỉ huy tài tình của vị tổng chỉ huy đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù).
Theo em tại sao các tác giả vốn có tình cảm với nhà Lê nhưng lại có những trang viết về người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ đẹp như vậy?
(Tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc).
Tướng Tôn Sĩ Nghị (nhà Thanh) sang xâm lược nước ta với cớ gì?
(Phù Lê, diệt Tây Sơn).
Khi kéo quân vào Thăng Long như vào chỗ không người, thái độ Tôn Sĩ Nghị như thế nào?
Khi được báo trước, y có đề phòng?
Tây Sơn đánh tới nơi, quân tướng nhà Thanh được miêu tả như thế nào?
(Đội binh hùng tướng mạnh diễu võ, dương oai → tháo chạy, thất bại).
Vua quan bán nước, hại dân được miêu tả ra sao?
Nhận xét về lối văn trần thuật.
(Xen kẽ kể chuyện + miêu tả → gây ấn tượng mạnh).
So sánh hai đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của nhà Thanh và Vua Lê.
Câu hỏi sách giáo khoa.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
Tập thể tác giả họ Ngô Thì…gọi chung là Ngô gia văn phái ở làng Tả Thanh Oai – Thanh Oai – Hà Tây. Trong đó 2 tác giả chính Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du.
2. Tác phẩm:
“Hoàng Lê nhất thống chí” (ghi chép về việc Vua Lê thống nhất giang sơn) là tác phẩm viết bằng văn xuôi chữ Hán, theo lối tiểu thuyết chương hồi, gồm 17 hồi. Tác phẩm phản ánh sự sụp đổ không tránh khỏi của chế độ Lê – Trịnh và sức mạnh như vũ bão của Phong trào Tây Sơn (Quang Trung – Nguyễn Huệ) đã đánh tan thù trong giặc ngoài.
Hồi 14: ghi lại sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
II. Đọc, (tóm tắt đoạn trích), đại ý và bố cục:
1. Đại ý: đoạn trích miêu tả chiến thắng lừng lẫy của Vua Quang Trung; sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận của Vua quan bán nước.
2. Bố cục:
Từ đầu → tháng chạp năm Mậu thân (1788): quân Thanh chiếm Thăng Long và Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế.
Tiếp → kéo vào thành: cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng của Quang Trung.
Còn lại: sự thất bại của quân xâm lược Thanh và số phận của Vua Lê Chiêu Thống.
III. Phân tích
1. Hình ảnh người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ:
* Con người hành động mạnh mẽ và quyết đoán:
Không nao núng khi nghe tin quân Thanh chiếm Thăng Long.
Làm nhiều việc (hơn 1 tháng): lên ngôi Hoàng đế, tuyển lính, duyệt binh.
Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch đánh giặc và đối phó sau chiến thắng.
* Người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén
Nhận định rõ tình hình giữa ta và địch; khẳng định chủ quyền và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, kích thích lòng yêu nước.
Nhạy bén, sáng suốt trong việc dùng người; khen chê đúng người, đúng việc.
* Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng, dẹp việc binh đao lâu dài.
* Tài dùng binh; chỉ huy cuộc hành quân thần tốc
(vừa hành quân, vừa đánh giặc, đội ngũ vẫn chỉnh tề).
* Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận
Thân chinh cầm quân, nắm quyền tổng chỉ huy, hoạch định từ phương lược → đốc thúc chiến dịch.
Tài điều binh khiển tướng.
→ Quang Trung – Nguyễn Huệ là hình ảnh đẹp về người anh hùng trong văn học trung đại Việt Nam.
2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua quan phản nước, hại dân
* Tôn Sĩ Nghị:
+ Kiêu căng, tự mãn, chủ quan, không nắm rõ tình hình → tướng bất tài.
+ Chăm chú vào việc yến tiệc, không lo việc bất trắc.
+ Khi lâm trận không đủ sức chiến đấu, tướng “sợ mất mật…chạy trốn”; quân tan tác, thê thảm.
* Vua quan bán nước, hại dân.
Gắn vận mệnh dân tộc với kẻ xâm lược.
Tham củng cố địa vị.
Chạy trốn, chảy nước mắt.
→ số phận bi đát, thất bại đắng cay.
* Ghi nhớ: (sách giáo khoa).
IV. Luyện tập
Ký duyệt
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung bài.
Soạn bài “Truyện Kiều”.
Tiết 25: TIẾNG VIỆT:
Söï phaùt trieån cuûa töø vöïng
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ tạo thêm từ ngữ mới và mượn từ ngữ tiếng nước ngoài.
Học sinh biết cách sử dụng cho hiệu quả.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Nghĩa của từ vựng có sự biến đổi và phát triển như thế nào?
Làm bài tập 5.
Bài mới: Sự phát triển của từ vựng là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc; ngoài ra còn có thể tạo ra nhiều từ ngữ mới…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ ngữ sau: điện thoại… Giải thích từ đó.
(Điện thoại di động; kinh tế tri thức; đặc khu kinh tế; sở hữu trí tuệ).
Tìm từ ngữ mới có cấu tạo theo mô hình x + tặc.
(Lâm tặc, tin tặc, đinh tặc…).
Tạo ra từ ngữ mới để làm gì?
Hoạt động 2:
Tìm từ Hán Việt trong 2 đoạn trích
(Học sinh tìm).
Những từ nào để chỉ các khái niệm ở câu (a) & (b). Những từ đó có nguồn gốc từ đâu?
(a: AIDS; b: Maketinh
viết nguyên dạng: Marketing (tiếng Anh).
phiên âm: Maketing
phiên âm tài liệu thông thường: Ma-ket-tinh).
Học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa.
+ Bài tập 1: tìm 2 mô hình theo kiểu x + tặc.
(Học sinh tìm).
Chia nhóm cho học sinh lên bảng làm.
+ Bài tập 2: học sinh chọn 5 từ được dùng phổ biến và giải thích nghĩa.
(– Công viên nước: công viên trong đó có những trò chơi dưới nước như trượt nước, bơi thuyền, tắm biển nhân tạo.
– Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại hàng hoá của cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh…).
Gợi ý để học sinh làm bài tập 3, 4 ở nhà.
I. Tạo từ ngũ mới
Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn tư ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng.
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.
III. Luyện tập
Bài tập 1
x + trường: chiến trường, công trường, nông trường, ngư trường, thương trường…
x + hoá: ôxi hoá, lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, công nghệ hoá, thương mại hoá…
x + điện tử: thư điện tử, thương mại điện tử…
Bài tập 2
Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp giữa các địa chỉ cách xa nhau qua hệ thống camera.
Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong hàng quán nhỏ, tạm bợ.
Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung bài học.
Học sinh làm bài tập về nhà 3, 4 (trang 74).
Xem trước bài “Thuật ngữ”.
Ký duyệt
File đính kèm:
- giao an TUAN 5.doc