Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Bài 7 - Tiết 31: Tự học có hướng dẫn mã giám sinh mua kiều (trích truyện Kiều) Nguyễn Du

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ.

B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

 C. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài soạn của HS.

 III. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3544 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Bài 7 - Tiết 31: Tự học có hướng dẫn mã giám sinh mua kiều (trích truyện Kiều) Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Bài 7 Tiết 31 TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU ( Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du. ******** A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. - Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ. B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài soạn của HS. III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích. - GV yêu cầu HS đọc phần chú thích SGK/94,95. * Đọc: chú ý phân biệt hai giọng người kể chuyện và lời nhân vật. Lời Mã Giám Sinh nói hai lần với hai ngữ điệu khác nhau: + Lần đầu cộc lốc, váo vênh. + Lần thứ hai điệu đàng nhưng vẫn lộ ra vẻ vô học. + Lời mụ mối đưa đẩy, chào hàng dẻo quẹo. + Lời người kể chuyện từ tốn, khách quan nhưng dụng ý châm biếm vẫn rõ. * Giải thích từ khó: 11 từ SGK/98,99. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm vị trí đoạn trích, bố cục, đại ý. - Nêu vị trí đoạn trích? * Đoạn trích mở đầu kiếp đoạn trường của người con gái họ Vương. - Tìm bố cục cuả đoạn trích? * Đoạn trích chia làm ba phần: + 6 câu đầu: Kiều nhờ mụ mối tìm người mua lấy danh nghĩa là lễ hỏi(vấn danh). + 16 câu tiếp: Mã Giám Sinh đến mua Kiều dưới danh nghĩa hỏi nàng làm vợ lẽ(thiếp). +4 câu cuối: Những quyết định sau cuộc ngã giá. - Trong đoạn trích này, chúng ta sẽ phân tích theo hai nhân vật chính: người mua, kẻ bán: Mã Giám Sinh và Thuý Kiều. Mã đóng vai trò chủ động, trọng tâm. - Nêu đại ý của đoạn trích? * Đoạn thơ miêu tả bản chất ghê tởm của Mã Giám Sinh; nỗi đau đớn, tủi nhục,ê chề của Kiều. * Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích. - Mã Giám Sinh được giới thiệu qua diện mạo, cử chỉ, bản chất như thế nào? -Cảm nhận của em về hình ảnh của Thuý Kiều? - Tình cảnh tội nghiệp? - Nỗi đau đớn tái tê? - Sự khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn buôn người bất nhân tàn bạo? - Hướng dẫn HS tổng kết. Nội dung ghi I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: 2. Giải thích từ khó: II. Vị trí đoạn trích,bố cục, đại ý: 1. Vị trí đoạn trích: 2. Bố cục: 3. Đại ý: III. Phân tích: 1.Nhân vật Mã Giám Sinh: a. Diện mạo, cử chỉ: - Sinh viên trường Quốc Tử Giám. - Người viễn khách. - Tên: Mã Giám Sinh. - Quê: Huyện lâm Thanh. - Tuổi: ngoại tứ tuần. - Nói năng cộc lốc, vô lễ. - Ghế trên ngồi tót. Vẻ ngoài chải chuốt, không phù hợp với lứa tuổi; cử chỉ thái độ bất lịch sự trơ trẽn, hỗn láo. b. Bản chất: - Giả dối từ lai lịch đến tướng mạo, tính danh. - Bản chất bất nhân vì tiền qua cảnh mua bán. + Bất nhân trong hành động, thái độ đối xử với Kiều. + Bất nhân trong tâm lý lạnh lùng vô cảm và tâm lý mãn nguyện hợm hĩnh. + Hành động mặc cả keo kiệt,đê tiện. 2. Hình ảnh tội nghiệp của Thuý Kiều: - Tình cảnh tội nghiệp: + Nàng là một món hàng. + Ý thức được nhân phẩm. - Nỗi đau đớn tái tê: + Buồn rầu, tủi hổ, ngại ngùng. + Ê chề trong cảm giác, thẹn với lòng. + Đau đớn, uất hận trước cảnh đời ngang trái. + Đau đớn khi tình duyên tan vỡ. + Uất hận khi gia đình bị vu oan. 3. Tấm lòng nhân đạo của tác giả: - Khinh bỉ, căm phẫn; tố cáo thế lực đồng tiền: + Khinh bỉ, căm phẫn qua cái nhìn mỉa mai, châm biếm, lên án về diện mạo, cử chỉ. + Tố cáo thế lực đồng tiềnchà đạp lên con người qua lời nhận xét:”Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”. - Tác giả thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. Nhà thơ như hoá thân vào nhân vật để nói lên nỗi đau đớn, tủi hổ của Kiều. IV. Tổng kết: Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ. IV. Củng cố và luyện tập: - Đọc thuộc lòng 2 đoạn trích. - Đọc lại phần ghi nhơ 2 đoạn trích. V. Dặn dò: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Miêu tả trong văn bản tự sự. - Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi SGK/91,92. - Xem trước phần luyện tập. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY31.DOC
Giáo án liên quan