Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 27 - Bài 26 - Tiết 133: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

 - Ôn tập, củng cố các kiến thức về từ ngữ địa phương.

 - Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học.

 -Rèn luyện kỹ năng xác định và giải nghĩa các từ địa phương có trong các văn bản đã học ở chương trình.

B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ;hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một số HS.

 III. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 27 - Bài 26 - Tiết 133: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: Tuần 27 Bài 26 Tiết 133 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT. š & b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: - Ôn tập, củng cố các kiến thức về từ ngữ địa phương. - Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học. -Rèn luyện kỹ năng xác định và giải nghĩa các từ địa phương có trong các văn bản đã học ở chương trình. B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ;hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một số HS. III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung ghi A. Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện các bài tập. - Bài tập 1: Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng. - Bài tập 2: Đối chiếu các câu(trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng), cho biết từ kêu ở câu nào là từ địa phương, từ kêu ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó? - Bài tập 3: Trong hai câu đố, từ nào là từ địa phương? Những từ đó tương đương với những từ nào trong ngôn ngữ toàn dân? - Bài tập 4: Hãy điền từ ngữ địa phương tìm được ở các bài tập 1,2,3 và các từ toàn dân tương ứng vào ảng tổng hợp theo mẫu? - Bài tập 5: Đọc lại các đoạn trích ở bài tập 1 và bình luận về cách dùng từ ngữ địa phương bằng cách trả lời các câu hỏi a,b? Bài tập 1: Tìm từ ngữ địa phương và chuyển sang từ toàn dân. Từ địa phương Từ toàn dân a. - Thẹo. - Lặp bặp. - Ba. b. -Ba. - Má. - Kêu. - Đâm. - Đũa bếp. -( Nói) trổng. - Vô. c. - Ba. - Lui cui. - Nắp. - Nhắm. -Giùm. - (Nói) trổng. a. - Sẹo. - Lắp bắp. - Bố, cha. b. - Bố ,cha. - Mẹ. - Gọi. - Trở thành. - Đũa cả. -(Nói)trống không. - Vào. c. - Bố, cha. - Lúi húi. - Vung. - Cho là. - Giúp. -(Nói)trống không. Bài tập 2: Xác định từ địa phương và từ toàn dân. a. Kêu: từ toàn dân (kêu gọi, kêu to, kêu cứu, kêu gào, kêu thét, kêu rên, kêu cầu) có thể thay bằng từ “nói to” lên. b. Kêu: từ địa phương tương ứng với từ toàn dân là “gọi”. Bài tập 3: Xác định từ địa phương và từ toàn dân. - Từ địa phương: a. Trái, chi. b. Kêu, trống hổng trống hảng. - Từ tương đương: a. - Trái = quả. - Chi = gì. b. - Kêu = gọi. -Trống hổng trống hảng = trống huêch trống hoác. Bài tập 4: Điền từ đại phương và từ toàn dân tương ứng vào bảng tổng hợp: - Thực hiện lại như câu 1. - Lượt thêm các từ còn lại ở bài tập 1,2,3 chưa có như: * Trái = quả. * Trống hổng trống hảng = trống huêch trống hoác. * Chi = gì. Bài tập 5: Bình luận. a. Không nên để bé Thu dùng từ ngữ toàn dân vì bé Thu sinh ra tại địa phương đó, chưa có dịp giao tiếp rộng rãi, học tập chưa tới nên chưa có đủ vốn từ toàn dân cần thiết thay thế cho từ địa phương. b. Trong lời kể của các tác giả có một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra. IV.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1. Tìm thêm một số từ địa phương và từ toàn dân tương ứng. 2. Chuẩn bị Viết bài làm văn số 7-Nghị luận văn học. - Đề tham khảo: * Đề 1,2,3,4,5,6,7 SGK/99. * Các đề bài ở bài 24 SGK/79,80. - Xem ký phần yêu cầu. V.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY133.DOC
Giáo án liên quan