I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Thấy rõ nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1.Kiến thức:
- Cảm nhận đ¬ược tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của TK
- Sự đồng cảm của ND với những tâm hồn trẻ tuổi.
2. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức Đọc-hiểu một văn bản truyện thơ Nôm thời kì trung đại.
- Nhận ra và thấy tác dụng của ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua đoạn trích.
-Cảm nhận sự thông cảm sâu sắc của ND với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng căm ghét với bọn xấu xa trong xã hội.Có cái nhìn đồng cảm với
những nỗi buồn đau của con người.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Trường PTDTBT THCS Túng Sán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần7
Lớp 9 Tiết (TKB)......... ngµy d¹y:…/..…/ 2013 SÜ sè: ........V¾ng:.............
Tiết 31: Văn bản :
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích – “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Thấy rõ nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1.Kiến thức:
- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của TK
- Sự đồng cảm của ND với những tâm hồn trẻ tuổi.
2. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức Đọc-hiểu một văn bản truyện thơ Nôm thời kì trung đại.
- Nhận ra và thấy tác dụng của ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua đoạn trích.
-Cảm nhận sự thông cảm sâu sắc của ND với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng căm ghét với bọn xấu xa trong xã hội..Có cái nhìn đồng cảm với
những nỗi buồn đau của con người.
III. CHUẨN BỊ
1. Thầy: - Nghiên cứu TLTK.
- Tìm hiểu nghĩa các điển tích
2. Trò: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH
1. Kiểm tra bài cũ:
* Đọc thuộc lòng văn bản “Cảnh ngày xuân” ?
2. Bài mới.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
HĐ của giáo viên
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
HĐ1: HD đọc và tìm hiểu chung
? Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích trong tác phẩm.
- Cho HS quan sát tác phẩm “TK”
- GV HD đọc, đọc mẫu 1 lần
? Đoạn trích có kết cấu như thế nào?
- Bổ sung
- Trả lời
- Quan sát
- HS đọc
- Theo dõi từ khó sgk
- Nhận xét bạn đọc
- Dựa vào nội dung xác định bố cục
- Học sinh nghe.
II. Đọc và tìm hiểu chung:
1) Đọc:
2) Chú thích : sgk
3). Kết cấu đoạn trích:
- Nằm ở phần thứ 2 "Gia biến và lưu lạc" - từ câu 1033- 1054.
- Sáu câu đầu: Cảnh lầu Ngưng Bích
- Tám câu tiếp: Nỗi nhớ của Thuý Kiều
- Tám câu cuối: Tâm trạng buồn đau...
HĐ2: HD phân tích nội dung đoạn trích
- Gọi học sinh đọc sáu câu đầu.
? Em hiểu gì về hai chữ " khoá xuân"?
? Cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích được miêu tả như thế nào?
=>Giáo viên: Đây là một bức tranh thiên nhiên đẹp, nên thơ nhưng vắng lặng, heo hút, không một bóng người.
? Không gian hoang vắng ấy gợi cho ta suy nghĩ gì về cuộc sống của Kiều.
? Hình ảnh "mây sớm, đèn khuya" gợi tính chất gì của thời gian?
? Cảnh ở lầu Ngưng Bích gợi cho em hiểu gì về cảnh ngộ của Kiều.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ sgk
- Gọi học sinh đọc sáu câu tiếp .
? Trong cảnh ngộ ấy Kiều nhớ đến những ai? Ai trước, ai sau có hợp lí không?
? Với Kim Trọng, nàng đã nhớ những gì?
? Nhớ KT tâm trạng Kiều ntn?
? Với cha mẹ, nỗi nhớ của Kiều như thế nào?
? Trình tự nỗi nhớ đó có phù hợp không ? vì sao?
GV bổ sung: Phù hợp vì Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm nhục và đang bị Tú Bà ép tiếp khách. Danh tiết đang bị chà đạp nên rất đau khổ khi nghĩ về Kim Trọng đang ngày nhớ đêm chờ tin một cách vô vọng.
? Em có nhận xét gì về tấm lòng Thuý Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?
- Gọi học sinh đọc tám câu cuối.
? Tâm trạng của nàng Kiều được bộc lộ qua điều gì?
? Mỗi cảnh vật có một nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Thuý Kiều. Em hãy phân tích.
GV bổ sung
? Cảnh ở lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng nàng Kiều từ góc độ nào.
? Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ cuối.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du?
- HS đọc
- Giải thích
- Tìm chi tiết
- HS nghe
- Nêu suy nghĩ
- Trao đổi tại bàn và trả lời
- HS quan sát, nhận xét
- HS đọc
- Trả lời
- Suy nghĩ, trả lời
- Trao đổi thảo luận
- Trình bày
- HS nghe
- Trao đổi thảo luận
- Trình bày
- HS đọc
- Xác định, trả lời
- Suy nghĩ, phân tích
- HS nghe
- Phân tích tâm trạng Kiều
- Xác định và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật
- Nhận xét
II. Phân tích
1) Cảnh lầu Ngưng Bích:
- Khoá xuân: khoá kín tuổi xuân=> Cấm cung, thực chất là bị giam hãm, quản thúc.
- Non xa, trăng gần
Bốn bề bát ngát...
Cát vàng, cồn nọ...dặm kia.
=> Không gian mênh mông, rợn ngợp, hoang vắng. Lầu Ngưng Bích trơ trọi giữa trời mây non nước.
- Kiều sống một mình trơ trọi giữa trời mây non nước không một bóng người => cô đơn, buồn tủi.
- Mây sớm, đèn khuya : thời khắc của một ngày, đêm
-> Gợi sự tuần hoàn khép kín của thời gian: sớm - khuya, ngày - đêm Kiều thui thủi một mình.
=> Kiều bị giam hãm, cô đơn tuyệt đối, bị tách ra khỏi cuộc sống.
2) Nổi nhớ nhung của nàng Kiều:
- Nhớ Kim Trọng:
"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ"
=> Nhớ chén rượu thề dưới trăng, nhớ kỉ niệm về người và hiện tại của mình
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
-> Đau đớn, xót xa
- Nhớ cha mẹ:
"Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ"
=> Nỗi nhớ, nỗi đau đớn xót xa khi bố mẹ già yếu mà không người chăm sóc, phụng dưỡng. Nỗi nhớ pha chút ân hận vì đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ.
=> Kiều là người đáng thương nhất, bất hạnh nhất nhưng nàng đã quên cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về cha mẹ, nghĩ về người yêu. Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đánh trọng.
3). Tâm trạng của nàng Kiều:
- Tâm trạng của nàng Kiều được bộc lộ qua việc miêu tả cảnh vật ở lầu Ngưng Bích.
Tả cảnh => ngụ tình.
-> Nỗi nhớ cha mẹ, quê hương. Buồn nhớ người yêu, xót xa duyên phận. Buồn cho cảnh ngộ chính mình
" Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa"
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
=> Cảnh được nhìn qua tâm trạng của Kiều từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác đến mênh mông, đến lo âu kinh sợ.
- Cảnh tượng hãi hùng, ghê sợ đang ập xuống cuộc đời.
- Điệp ngữ: ‘Buồn trông’’-> Tạo âm hưởng buồn thương tiếp nối, dai dẳng thường trực => Tô đậm nỗi cô đơn, buồn tủi, trống trải của Kiều.
- Từ láy:
=> Miêu tả tâm trạng qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình.
HĐ3 : Tổng kết và luyện tập
? Phát biểu cảm nghĩ của em về bức tranh Kiều ở lầu Ngưng Bích ?
=> Nhận xét, chốt ý
? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích ?
? Nội dung, ý nghĩa ?
- Đọc diễn cảm đoạn thơ
- Phát biểu cá nhân
- Trả lời
- HS đọc
- Nhận xét bạn
III. Tổng kết
* Ghi nhớ : sgk (96)
3. Củng cố (4phút)
- Hệ thống nội dung bài học.
- Hiểu được tâm trạng và hoàn cảnh của Kiều.
- Làm phần luyện tập.
4. HD về nhà (1phút)
- Đọc phần đọc thêm.
- Học thuộc lòng đoạn trích. Sưu tầm những câu thơ tả cảnh ngụ tình trong TK.
- Soạn miêu tả trong văn bản tự sự.
Lớp 9 Tiết (TKB)......... ngµy d¹y:…../...…/ 2013 SÜ sè: ........V¾ng:...........
Tiết 32: MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
- Vận dụng hiểu biết về văn miêu tả trong văn bản tự sự để đọc hiểu văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1.Kiến thức:
- Sự kết hợp các PTBĐ trong 1 văn bản.
- Vai trò, t/d của MT trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng :
-Phát hiện và phân tích được t/d của MT trong VBTS
-Kết hợp kể chuyện với MT khi làm bài văn TS
3. Thái độ: Giáo dục HS biết sáng tạo khi làm văn.
III. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : Soạn giáo án, bảng phụ.
- Học sinh : Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
IV TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng sáu câu đầu trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích" ? Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn?
* Giới thiệu bài: Trong một văn bản không đơn thuần chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt. Vậy việc kết hợp các yếu tố trong một văn bản ntn? Nó có tác dụng gì?
2. Dạy nội dung bài mới
HĐ của giáo viên
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
- Gọi HS đọc đoạn trích SGK.
? Đoạn trích kể về trận đánh nào?
Trong trận đánh đó vua Quang Trung đã xuất hiện như thế nào, để làm gì?
? Sự việc ấy diễn ra như thế nào?
? Nếu chỉ kể lại những sự việc đã diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động không, vì sao?
? Nhờ những yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động?
? Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn trích?
=>Giáo viên nhận xét.
? Cho biết yếu tố miêu tả có vai trò ntn trong VB tự sự?
- Gọi học sinh đọc SGk.
- Học sinh đọc.
- Học sinh dựa vào SGK để trình bày: TT nội dung
- Học sinh đối chiếu đoạn tóm tắt với đoạn trích SGk để thấy được:
- Trả lời
- Học sinh nêu
- HS liệt kê các chi tiết miêu tả
- HS đọc ghi nhớ sgk
I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1). Đoạn trích
- Kể về việc nghĩa quân Tây Sơn đánh đồn Ngọc Hồi.
- Vua Quang Trung xuất hiện trong vai trò là tổng chỉ huy chiến dịch, ông cưỡi voi đốc thúc một mũi tiến công.
- Sự việc
+ Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cử mười người khiêng tiến sát đồn Ngọc Hồi
+ Quân Thanh bắn ra không trúng người nào, sau đó phun khói lửa
+ Quân ta nhất tề khiêng ván xông lên mà đánh
+ Quân Thanh chống đỡ không nổi, Sầm Nghi Đống tự vẫn, quân Thanh đại bại
=> Không sinh động vì chỉ đơn thuần kể lại sự việc, mới chỉ trả lời câu hỏi: Việc gì? chưa trả lời được câu hỏi : Việc đó diễn ra như thế nào?
=> Nhờ yếu tố miêu tả, sự việc được gợi ra đầy đủ hơn, rõ nét hơn và sinh động hơn.
- Chi tiết miêu tả
+ Nhân có gió Bắc-> hại mình
+ Quân Thanh.... -> mà chết
+ Quân Tây Sơn... -> đại bại
2). Ghi nhớ: sgk(92)
HĐ2: HD luyện tập )
- Đọc yêu cầu bài tập
? Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích vừa học. Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung?
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm
- Theo dõi HS thảo luận
- Giáo viên bổ sung
- HS nghe
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập
a. Yếu tố tả người
‘ Vân xem...
...hoa ghen...kém xanh’’
b. Yếu tố tả cảnh
‘ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa’’
…………………
‘ Tà tà bóng ngả về tây
..........nhịp cầu bắc ngang’’
=> Yếu tố miêu tả làm văn bản sinh động, hấp dẫn, giàu chất thơ nó góp phần làm cho người đọc có khoái cảm thẩm mĩ theo quy luật.
‘Lời hay ai chẳng ngâm nga
Trước còn thuận miệng sau ra cảm lòng’’
3. Củng cố (4 phút)
- Hệ thống lại bài học.
- Kể lại diễn biến một sự việc trong đó có các chi tiết miêu tả tâm trạng của bản thân.
4. HD về nhà (1 phút)
- Làm bài tập 2, 3 sgk
- Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả đã học.
- Soạn bài mới:Trau dồi vốn từ
___________________________________________
Lớp 9 Tiết (TKB)......... ngµy d¹y:…/..…/ 2013 SÜ sè: ........V¾ng:.............
Tiết 33: TRAU DỒI VỐN TỪ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức:
- Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng giải nghĩa từ , dùng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. GDKNS
III. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI
- KN giao tiÕp: Trao ®æi vÒ sù pt cña tõ vùng tiÕng ViÖt, tÇm quan träng cña viÖc trau dåi vèn tõ.
- KN ra quyÕt ®Þnh: Lùa chän vµ sö tõ phï hîp víi môc ®Ých giao tiÕp.
IV. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI
V. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : Nghiên cứu SGV, SGK, Soạn giáo án, bảng phụ.
- Học sinh : Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: Từ vựng phát triển dưới những góc độ nào? Lấy một vài ví dụ về cách cấu tạo từ ngữ mới ?
* Giới thiệu bà: Muốn dùng từ chính xác và hiểu đúng nghĩa của từ khi sử dụng phải trau dồi vốn từ. Vậy trau dồi vốn từ bằng cách nào ?
2. Dạy nội dung bài mới
HĐ của giáo viên
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
HĐ1: Trau dồi bằng cách rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ (15phút)
- Gọc học sinh đọc SGK.
? Qua đoạn trích trên, tác giả muốn nói điều gì?
- Giáo viên treo bảng phụ ghi những câu mắc lỗi diễn đạt - Gọi học sinh đọc.
? Chỉ rõ lỗi diễn đạt trong các câu trên?
- Giáo viên nhận xét.
- Có thể dùng: Phỏng đoán, ước đoán, ước tính..
? Nêu một số tình huống mắc lỗi tương tự?
GV bổ sung thêm 1 số VD
Ví dụ: - Dòng sông La giang vẫn miệt mài bồi đắp phù sa cho những cánh đồng.
- Đó là những nhà thương gia lớn của nước ta.
- Những đôi mắt ngây ngô, trong sáng đang chăm chú theo dõi.
? Vì sao mắc phải những lỗi này?
? Vậy để tránh mắc phải lỗi trên, người viết cần đáp ứng yêu cầu gì?
Gọi học sinh đọc SGK.
- HS đọc
- Suy nghĩ, trả lời
- Học sinh đọc
- HS thảo luận bàn
- Học sinh trình bày
- Tìm những từ sử dung thích hợp
- Trao đổi bàn, nêu tình huống
- HS nghe
Giải thích
- Trả lời
- Học sinh đọc SGK.
I. RÈN LUYỆN ĐỂ NẮM VỮNG NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH DÙNG TỪ :
1). Đoạn trích:
- Tiếng Việt là một thứ ngôn ngữ có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt.
- Muốn phát huy tốt khả năng của Tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ.
2) Xác định lỗi diễn đạt:
a) Thừa từ đẹp vì "thắng cảnh" có nghĩa là "cảnh đẹp"
b) Dùng sai từ "dự đoán" vì dự đoán có nghĩa là "đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai", trong khi đó sự việc này lại diễn ra trong quá khứ.
c) Dùng sai từ "đẩy mạnh" vì đẩy mạnh có nghĩa là "thúc đẩy cho phát triển nhanh lên". Nói về quy mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp chứ không thể là nhanh hay chậm được.
-> Người viết không thể biết chính xác nghĩa và cách dùng từ mà chính mình sử dụng. Không phải tiếng ta nghèo mà người sử dụng không biết dùng tiếng ta.
=> Phải hiểu đầy đủ, chính xác nghĩa và cách dùng của từ.
3). Ghi nhớ: sgk
HĐ2: Rèn luyện để làm tăng vốn từ
? Em hiểu gì vế ý kiến của nhà văn Tô Hoài?
? Nguyễn Du đã học được từ nhân dân những từ nào?
? Cách trau dồi vốn từ của Nguyễn Du được thực hiện dưới hình thức nào?
- HS đọc đoạn trích
- Nêu ý kiến của mình
- Xác định từ
- Trả lời
- Đọc ghi nhớ sgk
II. RÈN LUYỆN ĐỂ LÀM TĂNG VỐN TỪ:
1) Đoạn trích:
- Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
- Cỏ áy
- Bén duyên tơ.
=> Học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết => làm tăng số lượng vốn từ.
2) Ghi nhớ: SGK
HĐ3: Luyện tập
BT1: Giáo viên phát phiếu học tập cho HS .
- Khoanh tròn chữ cái đầu cách giải thích đúng
1. Hậu quả là:
a) Kết quả sau cùng
b) Kết quả xấu
2. Đoạt là:
a) chiếm được phần thắng
b) thu được kết quả tốt
3.Tinh tú là:
a) Phần thuần khiết và quý báu
b) Sao trên trời ( nói khái quát)
- Giáo viên thu lại - nhận xét.
BT2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt.
- Giáo viên treo bảng phụ kẻ ô sẵn rồi cho học sinh liệt kê những từ theo nghĩa của nó, và giải thích nghĩa của những từ này.
BT 3: Sửa lỗi câu:
GV bổ sung
- Thay bằng yên tĩnh, vắng lặng.
- Thiết lập quan hệ ngoại giao.
- Cảm phục, cảm động.
- Học sinh khoanh tròn chữ cái đầu cách giải thích đúng
- Học sinh lên bảng trình bày
- HS sửa lỗi dùng từ
III. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1
- Hậu quả: Kết quả xấu
- Đoạt: Chiếm được phần thắng
- Tinh tú: Sao trên trời( nói khái quát).
Bài tập 2
Bài tập 3
a) Dùng sai từ im lặng: im lặng
-> nói về con người, cảnh tượng của con người.
b) Dùng sai từ thành lập: thành lập -> lập nên, xây dựng nên một tổ chức mà quan hệ ngoại giao không phải là một tổ chức.
c) Dùng sai từ cảm xúc : Sự rung động trong lòng khi tiếp xúc với sự việc gì.
3. Củng cố(4phút)
- Hệ thống nội dung bài học
- Nắm chắc cách trau dồi vốn từ
4. HD học bài (1phút)
- Làm các bài tập còn lại
- Tìm hiểu và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng.
- Ôn tập để viết bài tập làm văn số 2.
_________________________________________
Lớp 9 Tiết (TKB)......... ngµy d¹y:…../...…/ 2013 SÜ sè:.......V¾ng:.........
Tiết 34, 35:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
– VĂN TỰ SỰ-
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
* Giúp HS:
1. Vận dụng những kiến thức đã học để viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người và sự việc.
2. Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày rõ ràng, mạch lạc, khoa học.
3. Giáo dục HS ý thức cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1. Thầy : Đề kiểm tra.
2. Trò : Học bài cũ, chuẩn bị vở viết TLVăn.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Kiểm tra bài cũ : không.
2. Bài mới.
- GV đọc và chép đề bài.
* ĐỀ BÀI: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
* ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
A. Yêu cầu:
- Hình thức bài viết là một lá thư gửi bạn học cũ.
- Nội dung là câu chuyện về buổi thăm trường cũ sau 20 năm kể từ ngày ra trường.
- Người viết cần phải tưởng tượng mình đã trưởng thành nay trở lại thăm trường vào một ngày hè.
- Bài viết phải kết hợp được yếu tố miêu tả (trong khi kể).
B. Đáp án:
1. Phần đầu bức thư .
- Lí do trở lại thăm trường cũ.
- Thăm trường vào thời gian nào ? Với ai ?
2. Phần chính.
- Quang cảnh trường lúc đó như thế nào ? : Sân trường, vườn trường, phòng học…và những đổi thay với thời điểm em còn học ở đây ( miêu tả cảnh ).
- Đến trường em gặp những ai : thầy cô, các em học sinh hiện nay, bác bảo vệ… ( tả người : diện mạo, hành động, lời nói…)
- Quang cảnh trường và những người gặp lại đã gợi lại cho em những kỉ niệm, những cảm xúc gì về ngôi trường năm xưa, về tuổi ấu thơ trong sáng và đẹp đẽ.
- Tâm trạng, cảm xúc của em trước cảnh trường hiện tại.
3. Phần cuối.
- Khẳng định tình cảm, trách nhiệm của bản thân với ngôi trường.
- Lời hứa hẹn.
C. Biểu điểm.
* Điểm 9 – 10 : Đảm bảo các yêu cầu trên, nội dung sâu sắc, lời kể hấp dẫn, miêu tả sinh động, bài viết giàu cảm xúc và chân thành, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp, trình bày rõ bố cục.
* Điểm 7 – 8 : Đảm bảo tương đối tốt những yêu cầu trên sai không quá hai lỗi.
* Điểm 5 – 6 : Nắm được yêu cầu của đề bài, yếu tố tưởng tượng còn hạn chế, kể chuyện chưa hấp dẫn, miêu tả chưa sinh động – Sai không quá 4 lỗi.
* Điểm 3 – 4 : Còn lúng túng về phương pháp làm bài, còn mắc nhiều lỗi sai trong bài làm.
* Điểm 1 – 2 : Chưa hiểu yêu cầu của đề, làm lạc hướng của đề bài ra.
3/Củng cố:
- HS làm bài -> hết giờ, GV thu bài.
- Nhận xét tiết làm
4. Dặn dò :
- Chuẩn bị giờ sau.
File đính kèm:
- ngu van 9 tuan 7 cua Nam moi cac bac cho y kien.doc