Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
Thấy được tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lí “ở hiền gặp lành”.
Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du, khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.
Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: trả lời theo hệ thống các câu hỏi của bài học.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?
Phân tích 8 câu cuối của đoạn trích để thấy rõ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
Bài mới: Trải qua “hết nạn nọ đến nạn kia”, Kiều đã nếm đủ mùi cay đắng, tưởng nàng buông xuôi trước số phận. Chính lúc Kiều thất vọng, Từ Hải đã xuất hiện, Kiều gặp Từ Hải, một bước ngoặt quan trọng đã mở ra trên hành trình số phận của nàng. Người anh hùng “đội trời ” chẳng những giúp Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh mà còn đưa
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần Tiết 36 đến tiết 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8: Tiết 36, 37:
Thuùy Kieàu baùo aân baùo oaùn
Nguyễn Du
Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
Thấy được tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lí “ở hiền gặp lành”.
Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du, khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.
Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: trả lời theo hệ thống các câu hỏi của bài học.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?
Phân tích 8 câu cuối của đoạn trích để thấy rõ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
Bài mới: Trải qua “hết nạn nọ đến nạn kia”, Kiều đã nếm đủ mùi cay đắng, tưởng nàng buông xuôi trước số phận. Chính lúc Kiều thất vọng, Từ Hải đã xuất hiện, Kiều gặp Từ Hải, một bước ngoặt quan trọng đã mở ra trên hành trình số phận của nàng. Người anh hùng “đội trời…” chẳng những giúp Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh mà còn đưa…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Nêu vị trí của đoạn trích.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, chú ý ngôn ngữ đối thoại.
Tìm kết cấu của đoạn trích.
Hoạt động 2:
Thúc Sinh được mời tới trong hoàn cảnh như thế nào?
(Oai nghiêm của nơi Kiều xử án).
Trước gươm lớn giáo dài, thái độ của Thúc Sinh như thế nào?
(Hình ảnh này hoàn toàn phù hợp với tính cách có phần nhu nhược của Thúc Sinh. Hình ảnh tội nghiệp của Thúc Sinh làm Kiều động lòng trắc ẩn và tạo nên sự bất ngờ trong việc trả ơn, báo oán tiếp theo).
Qua lời nói của Kiều với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người như thế nào?
Kiều hiểu điều đó là sự giúp đỡ như thế nào?
(Dùng từ “người cũ” gần gũi, thân mật. Hiểu hoàn cảnh…không phải do Thúc Sinh gây ra mà thủ phạm là Hoạn Thư).
Khi nói với Thúc Sinh, Kiều dùng từ Hán Việt. Nhận xét của em về cách nói này?
(Cách nói trang trọng phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc; diễn tả tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều).
Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư?
(Vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa).
Nhận xét sự khác nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ khi nói với Thúc Sinh, Hoạn Thư?
(Ngôn ngữ nôm na, bình dị, dễ hiểu, hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của Nguyễn Du phải diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của Nguyễn Du).
Hành động, lời nói của Kiều với Hoạn Thư có giọng điệu như thế nào?
(Chì chiết, đay nghiến. Nàng vẫn dùng cách xưng hô như hồi còn làm hoa nô cho nhà họ Hoạn).
Qua giọng điệu ấy, em thấy được thái độ gì của Kiều?
(Cách nói đay nghiến hoàn toàn phù hợp với đối tượng là Hoạn Thư, kẻ mà bề ngoài…Kiều quyết định trừng trị Hoạn Thư theo quan niệm “Mưu sâu…”).
Trước lời nói, thái độ của Kiều, phút giây đầu Hoạn Thư có biểu hiện ra sao?
Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là lí lẽ để gỡ tội. Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư đưa ra như thế nào?
(Đưa Kiều từ vị thế người đối lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung “chút phận đàn bà”. Nếu Hoạn Thư có tội cũng là do tâm lí của giới nữ. Từ tội nhân → nạn nhân của chế độ đa thê).
Qua lời đối đáp, em cảm nhận gì về tính cách của nhân vật này?
(Khôn ngoan…, đẩy Kiều vào tình thế khó xử).
Câu hỏi 4? (Hoạn Thư được tha không phải phụ thuộc vào sự bào chữa mà chủ yếu do tấm lòng…)
Đoạn trích phản ánh điều gì?
I. Đọc, tìm hiểu kết cấu đoạn trích
12 câu đầu: Thúy Kiều báo ân (Thúc Sinh).
Còn lại: Thúy Kiều báo oán (đối đáp giữa Kiều và Hoạn Thư).
II. Phân tích
1. Cảnh Thúy Kiều trả ơn Thúc Sinh
Thúc Sinh được mời tới trong cảnh oai nghiêm → hoảng sợ, mất cả thần sắc, run lên như đi không vững.
Qua lời Kiều → nàng trọng tấm lòng và sự giúp đỡ mà Thúc Sinh giúp nàng trong cơn hoạn nạn:
+ Cứu Kiều khỏi lầu xanh, giúp Kiều có những ngày tháng sống êm ấm.
+ Kiều thấu hiểu hoàn cảnh của Thúc Sinh và tấm lòng ân nghĩa của Thúc Sinh dành cho Kiều.
Kiều nhắc tới Hoạn Thư, kẻ đã gây ra cho Kiều vết thương lòng quá đau đớn.
2. Cuộc đối đáp giữa Kiều và Hoạn Thư trong cảnh Kiều báo oán.
Cách xưng hô trong cảnh thay bậc đổi ngôi → mỉa mai của Kiều, một đòn quất mạnh vào danh gia họ Hoạn.
Lúc đầu “phách lạc hồn xiêu” nhưng vẫn kịp “liệu điều kêu ca” → con người khôn ngoan, giảo hoạt.
+ Dựa vào tâm lí thương tình của phụ nữ để gỡ tội.
+ Hoạn Thư kể công đã cho Kiều ra viết kinh ở Quan Âm các, không bắt giữ khi nàng bỏ trốn.
Hoạn Thư nhận tội, trông cậy vào tấm lòng khoan dung độ lượng của Kiều.
* Đoạn trích phản ánh khát vọng ước mơ công lí chính nghĩa của thời đại Nguyễn Du.
Củng cố, dặn dò:
Đọc ghi nhớ, hướng dẫn học sinh luyện tập.
Soạn bài “Lục Vân Tiên gặp nạn”.
Ký duyệt
Tiết 38, 39:
Luïc Vaân Tieân cöùu Kieàu Nguyeät Nga
Nguyễn Đình Chiểu
Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của 2 nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tác phẩm, tranh minh hoạ.
Học sinh: trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Phân tích tính cách của Thúy Kiều, Hoạn Thư qua đoạn “Kiều báo ân báo oán”.
Bài mới: Trong văn học trung đại Việt Nam, bên cạnh đại thi hào Nguyễn Du… chúng ta còn được tìm hiểu tác giả, tác phẩm…đã đi vào đời sống…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Học sinh đọc phần giới thiệu tác giả và rút ra những điểm cần ghi nhớ. Ở những điểm nào?
(Năm sinh, mất; quê quán, nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học).
Hoạt động 2:
Thời điểm Nguyễn Đình Chiểu sáng tác “Truyện Lục Vân Tiên”?
Tóm tắt “Truyện Lục Vân Tiên” dưới hình thức ngắn nhất.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu vị trí của đoạn trích.
“Truyện Lục Vân Tiên” được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào?
(Ước lệ, khuôn mẫu).
Kiểu kết cấu này có ý nghĩa gì?
Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là con người như thế nào?
Hình ảnh Lục Vân Tiên trong trận đánh cướp được miêu tả thật đẹp như dũng tướng Triệu Tử Long đã khẳng định điều gì?
Sau khi đánh cướp, chàng có cách cư xử như thế nào đối với người bị nạn?
Qua hình ảnh Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm điều gì?
(Lí tưởng: hăm hở lập công danh, mong thi thố tài năng để giúp đời gặp tình huống bất bằng là một lần thử thách đầu tiên, một cơ hội hành động → bộc lộ tính cách).
Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga được biểu hiện qua những lời lẽ giãi bày của nàng với Lục Vân Tiên. Nhận xét về lời lẽ của nàng.
Qua đó em thấy được nét đẹp về tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga như thế nào?
(Nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, nhưng con người luôn xem trọng tình nghĩa “ơn ai một chút chẳng quên”).
Nhận xét của em về kết cấu của đoạn trích này? (Giống truyện cổ tích Thạch Sanh).
Nhận xét về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn (mang màu sắc địa phương Nam Bộ, không trau chuốt, ngôn ngữ đối thoại: phẫn nộ (Lục Vân Tiên), kiêu căng (cướp…)
I. Đọc, tìm hiểu kết cấu đoạn trích
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tục gọi là Đồ Chiểu sinh tại quê mẹ làng Tân Thới – Gia Định, quê cha ở Thừa Thiên Huế.
Cuộc đời gặp nhiều đau khổ bất hạnh mẹ mất, bản thân bị mù, bị nhà giàu bội ước, học vấn dở dang. Nguyễn Đình Chiểu vượt qua số phận bằng nghị lực sống phi thường: dạy học, làm thuốc, sáng tác văn chương.
Thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, ông cùng nhân dân Nam Bộ kháng chiến, văn học là vũ khí đánh giặc của tác giả.
Sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị truyền dạy đạo lí làm người như: Lục Vân Tiên, Dương từ…
II. Giới thiệu “Truyện Lục Vân Tiên”
1. Thời điểm sáng tác:
Sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì (trước 1858) được lưu truyền rộng rãi dưới nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian.
2. Tóm tắt: (2082 câu lục bát)
Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
Lục Vân Tiên gặp nạn được thần, dân cứu giúp.
Kiều Nguyệt Nga bị ép duyên – tự tử – được Phật bà và dân cứu.
Lục Vân Tiên gặp lại Kiều Nguyệt Nga.
III. Phân tích đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
1. Đọc, tìm hiểu kết cấu đoạn trích
Kết cấu gần giống truyện cổ dân gian: người tốt thường gặp nhiều gian truân trắc trở trên đường đời nhưng cuối cùng được phù trợ cưu mang tai qua nạn khỏi.
Truyền dạy đạo lí, phản ánh cuộc sống bất công, khát vọng ngàn đời của dân tộc “ở hiền…”
2. Hình ảnh Lục Vân Tiên
Hành động đánh cướp cứu người bị nạn là hành động có tấm lòng vì nghĩa quên mình không sợ hiểm nguy, dũng cảm, có tài năng.
→ Đức và tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng thế lực bạo tàn.
Sau khi đánh tan cướp, chàng ân cần hỏi thăm, an ủi người bị nạn. Cư xử đúng mực chính trực, hào hiệp trọng nghĩa khinh tài nhưng cũng rất từ tâm, nhân hậu. Từ chối ân hệ của người mà mình cứu giúp.
* Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp, lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin mơ ước của mình.
3. Phẩm chất tốt đẹp của Kiều Nguyệt Nga
Lời lẽ nhẹ nhàng, cách nói năng văn vẻ mực thước, khiêm nhường, trình bày vấn đề rõ ràng vừa đáp ứng đầy đủ những điều hỏi thăm của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện niềm cảm kích, xúc động của mình.
→ Người con gái thuỳ mị, nết na, khuê các, có học thức.
Chịu ơn người cứu mạng, áy náy băn khoăn tìm cách trả ơn, tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai nghĩa hiệp → trọng ân nghĩa.
4. Nghệ thuật:
Lục Vân Tiên là một truyện kể mang tính chất dân gian → ngôn ngữ kể nôm na, bình dị “kể thơ”, “nói thơ”.
Nhân vật được đặt trong mối quan hệ xã hội, tình huống xung đột của đời sống và bằng hành động, cử chỉ, lời nói → bộc lộ tính cách.
Củng cố, dặn dò:
Đọc ghi nhớ, hướng dẫn luyện tập.
Soạn trước bài.
Ký duyệt
Tiết 40: TIẾNG VIỆT:
Mieâu taû noäi taâm trong vaên baûn töï söï
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm và ngoại hình trong khi kể chuyện.
Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm khi viết bài tự sự.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Để làm cho sự việc được cụ thể, câu chuyện thêm sinh động cần có những yếu tố nào?
Đọc lại đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Bài mới: Bên cạnh việc miêu tả ngoại hình, hoàn cảnh của đối tượng miêu tả chúng ta cần chú ý miêu tả nội tâm…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc lại đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Kiều.
(Học sinh tìm).
Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là tả cảnh và đoạn sau là miêu tả nội tâm?
(Tập trung miêu tả suy nghĩ của Kiều: nghĩ thầm về thân phận, về cha mẹ…)
Những câu thơ tả cảnh và tả nội tâm có quan hệ như thế nào?
(Quan hệ chặt chẽ: tả hoàn cảnh, ngoại hình → thấy tâm trạng và ngược lại).
Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
(Tái hiện “Chân dung tinh thần” của nhân vật: trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tư tưởng, tình cảm…→ tác dụng to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật).
Nhận xét ví dụ 2: rút ra thế nào là miêu tả bên ngoài và thế nào là miêu tả nội tâm?
(Ghi nhớ).
Hoạt động 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2.
Hướng dẫn bài tập 2: đóng vai Kiều kể lại việc báo ân báo oán, chú ý tâm trạng Kiều khi gặp Hoạn Thư.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
* Tìm hiểu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Câu thơ tả cảnh.
Câu thơ tả tâm trạng.
* Ghi nhớ:
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cả xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục…của nhân vật.
II. Luyện tập
Bài tập 1: (trang 117)
Thuật lại đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”
Ngôi kể: ngôi 1 hoặc ngôi 3.
Chú ý đoạn miêu tả nội tâm Kiều.
Bài tập 2: (trang 117)
Ngôi 1 (người viết xưng tôi).
Kể lại vụ án, trong quá trình kể, kết hợp dẫn lời, dẫn ý nhân vật.
Tái hiện tâm trạng Kiều khi gặp Hoạn Thư.
Củng cố, dặn dò:
Đọc ghi nhớ sách giáo khoa (trang 117).
Bài tập về nhà: làm bài tập 3.
Xem trước bài tiếp theo.
Ký duyệt
File đính kèm:
- giao an TUAN 8.doc