Giáo án Ngữ văn Chủ đề 1: Văn bản nhật dụng

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được khái niệm văn bản nhật dụng.

- Nắm được một số đặc điểm cơ bản của văn bản nhật dụng.

 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tiếp cận với văn bản nhật dụng.

 3. Giáo dục : Học sinh rút ra bài học cho mình qua từng văn bản.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

 1. Thầy : Giáo án + Tài liệu + SGK, SGV .

 2. Trò : Chuẩn bị bài, SGK .

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.

- Ôn luyện.

- Thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 

doc73 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Chủ đề 1: Văn bản nhật dụng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: Giảng: Chủ đề 1. Văn bản nhật dụng Tiết 1: Khái niệm, đặc điểm văn bản nhật dụng I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được khái niệm văn bản nhật dụng. - Nắm được một số đặc điểm cơ bản của văn bản nhật dụng. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tiếp cận với văn bản nhật dụng. 3. Giáo dục : Học sinh rút ra bài học cho mình qua từng văn bản. II. Phương tiện thực hiện. 1. Thầy : Giáo án + Tài liệu + SGK, SGV . 2. Trò : Chuẩn bị bài, SGK . III. cách thức tiến hành. - Ôn luyện. - Thảo luận nhóm. IV. Tiến trình lên lớp. A. ổn định tổ chức : B. Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh. C. Bài mới : GV giới thiệu : Hoạt động của thầy & trò Nội dung bài học CH : Em hiểu thế nào về văn bản nhật dụng ? HS : Thảo luận- Trả lời. GV : Nhận xét - Bổ sung. CH : Văn bản nhật dụng thực hiện chức năng gì? HS : Thảo luận – Trả lời. CH : Văn bản nhật dụng đề cập tới những đề tài nào ? HS : Thảo luận – Trả lời. CH : Tính cập nhật của văn bản nhật dụng có tác dụng gì ? HS : Thảo luận – Trả lời. CH : Giá trị văn chương cảu văn bản nhật dụng như thế nào ? HS : Thảo luận – Trả lời. I. Khái niệm. Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản. II. Đặc điểm văn bản nhật dụng. - Chức năng : bàn luận, thuyết minh, miêu tả, đánh giá…những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội. - Đề tài : thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, đạo đức, thể thao, nếp sống... - Tính cập nhật : tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi hàng ngày. Học sinh học văn bản nhật dụng không chỉ để mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội. - Giá trị văn chương : không phải là yêu cầu cao nhất, nhưng đó vẫn là một yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều thuộc về những văn bản nhất định : thuyết minh, miêu tả, nghị luận... D. Củng cố: - Hệ thống kiến thức bài. - Khái niệm, đặc điểm văn bản nhật dụng? - Nhận xét giờ học. E. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. - Giờ sau : Nội dung văn bản nhật dụng lớp 6 + 7 . Soạn: Giảng: Tiết 2: Nội dung một số văn bản nhật dụng lớp 6, lớp 7. I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Củng cố lại một số nội dung cơ bản các văn bản nhật dụng đã học. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tiếp cận nội dung văn bản nhật dụng. 3. Giáo dục : Tinh thần tự giác học tập của học sinh. Các em tự rút ra bài học cho mình từ những văn bản đã học. II. Phương tiện thực hiện. 1. Thầy : Giáo án + Tài liệu tham khảo + SGK, SGV . 2. Trò : Chuẩn bị bài, SGK . III. cách thức tiến hành. - Nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm. IV. Tiến trình lên lớp. A. ổn định tổ chức : B. Kiểm tra bài cũ : * Câu hỏi : Hãy nêu một số đặc điểm cơ bản của văn bản nhật dụng? * Gợi ý : Phần II – Tiết 1. C. Bài mới : GV giới thiệu : Hoạt động của thầy & trò Nội dung bài học CH : Văn bản đề cập đến vấn đề gì ? HS : Thảo luận- Trả lời. GV : Nhận xét - Bổ sung. CH : Văn bản đề cập đến nội dung gì? HS : Thảo luận – Trả lời. CH : Văn bản đề cập tới vấn đề gì ? HS : Thảo luận – Trả lời. CH : Văn bản đề cập tới vấn đề gì ? HS : Thảo luận – Trả lời. CH : Hãy cho biết nội dung chính của văn bản ? HS : Thảo luận – Trả lời. CH : Văn bản đề cập tới vấn đề gì ? HS : Thảo luận – Trả lời. CH : Văn bản đề cập tới vấn đề gì ? HS : Thảo luận – Trả lời. I. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6. 1. Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử. Văn bản giới thiệu về cầu Long Biên, một di tích lịch sử cần được chúng ta bảo vệ. 2. Động Phong Nha. Văn bản giới thiệu danh lam thắng cảnh ở Quảng Bình, đó là vẻ đẹp mà tạo hoá đã ban cho Phong Nha. 3. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. Văn bản đề cập tới mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 7. 1. Cổng trường mở ra. Văn bản đề cập tới những kí ức một thời cắp sách đến trường của nhân vật người mẹ ; qua đó gửi gắm những niềm ấp ủ vào người con. 2. Cuộc chia tay của những con búp bê. Văn bản đề cập tới vấn đề hạnh phúc gia đình ; qua đó thức tỉnh mỗi chúng ta hãy biết năng niu, trân trọng và xây dựng nền tảng hạnh phúc gia đình. 3. Mẹ tôi. Văn bản nói tới hình ảnh người mẹ, sự chịu đựng, tần tải và hi sinh suốt đời vì gia đình của mẹ. 4. Ca Huế trên Sông Hương. Văn bản đề cập tới một nét đẹp trong văn hoá dân gian truyền thống ở Huế. Qua đó nhắc nhở chúng ta cần giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hoá dân tộc. D. Củng cố: - Hệ thống kiến thức bài. - Nội dung một số văn bản nhật dụng lớp 6 + 7 ? - Nhận xét giờ học. E. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. - Chuẩn bị nội dung một số văn bản nhật dụng lớp 8,9. - Giờ sau : Nội dung văn bản nhật dụng lớp 8 + 9 . Soạn: Giảng: Tiết 3: Nội dung một số văn bản nhật dụng lớp 8, lớp 9. I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Củng cố lại một số nội dung cơ bản các văn bản nhật dụng đã học. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tiếp cận nội dung văn bản nhật dụng. 3. Giáo dục : Tinh thần tự giác học tập của học sinh. Các em tự rút ra bài học cho mình từ những văn bản đã học. II. Phương tiện thực hiện. 1. Thầy : Giáo án + Tài liệu tham khảo + SGK, SGV . 2. Trò : Chuẩn bị bài, SGK . III. cách thức tiến hành. - Nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm. IV. Tiến trình lên lớp. A. ổn định tổ chức : B. Kiểm tra bài cũ : * Câu hỏi : 1. Nêu nội dung văn bản “Cổng trường mở ra”? 2. Nêu nội dung văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”? * Gợi ý : Câu 1 : Mục 1 - Phần II – Tiết 2. Câu 2 : Mục 2 - Phần II – Tiết 2. C. Bài mới : GV giới thiệu : Hoạt động của thầy & trò Nội dung bài học CH : Hãy cho biết nội dung chính của văn bản ? HS : Thảo luận- Trả lời. GV : Nhận xét - Bổ sung. CH : Nội dung chính của văn bản là gì? HS : Thảo luận – Trả lời. CH : Nêu nội dung chính của văn bản ? HS : Thảo luận – Trả lời. CH : Hãy nêu nội dung chính của văn bản ? HS : Thảo luận – Trả lời. CH : Cho biết nội dung chính của văn bản ? HS : Thảo luận – Trả lời. CH : Nội dung văn bản là gì ? HS : Thảo luận – Trả lời. I. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8. 1. Thông tin về ngày trái đất năm 2000. Văn bản kêu gọi hãy bảo vệ môi trường sống, bảo vệ trái đất bằng việc làm thiết thực : một ngày không sử dụng bao bì ni lông . 2. Ôn dịch thuốc lá. Thuốc lá và nghiện thuốc lá vô cùng nguy hại tới sức khoẻ, gia đình, xã hội. Vì vậy phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch. 3. Bài toán dân số. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả buộc người đọc phải suy ngẫm để góp phần hạn chế sự gia tăng dân số. II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 9. 1. Phong cách Hồ Chí Minh. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. 2. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân cướp đi nhiều điều kiện sống tốt đẹp . Vì vậy chúng ta cần đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới. 3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Văn bản cho ta thấy phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em hiện nay và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. D. Củng cố: - Hệ thống kiến thức bài. - Nội dung một số văn bản nhật dụng lớp 8 + 9 ? - Nhận xét giờ học. E. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. - Xem lại nội dung một số văn bản nhật dụng đã học. - Giờ sau : Hình thức văn bản nhật dụng lớp 6 + 7 . Soạn: Giảng: Tiết 4: Hình thức văn bản nhật dụng lớp 6, lớp 7. I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Hệ thống về thể loại, kiểu văn bản của các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tiếp cận văn bản nhật dụng. 3. Giáo dục : Học sinh tự rút ra bài học cho mình từ những văn bản đã học. II. Phương tiện thực hiện. 1. Thầy : Giáo án + Tài liệu tham khảo + SGK, SGV . 2. Trò : Chuẩn bị bài, SGK . III. cách thức tiến hành. - Nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm. IV. Tiến trình lên lớp. A. ổn định tổ chức : B. Kiểm tra bài cũ : * Câu hỏi : 1. Nêu nội dung văn bản “Ôn dịch thuốc lá”? 2. Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” đề cập đến vấn đề gì? * Gợi ý : Câu 1 : Mục 2 - Phần I – Tiết 3. Câu 2 : Mục 1 - Phần II – Tiết 3. C. Bài mới : GV giới thiệu : Hoạt động của thầy & trò Nội dung bài học CH : Hãy xác đinh thể loại, kiểu văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6? HS : Thảo luận- Trả lời. GV : Nhận xét - Bổ sung. CH : Hãy xác định thể loại, kiểu văn bản nhật dụng đã học ở lớp 7? HS : Thảo luận – Trả lời. GV : Nhận xét – Bổ sung CH : Ta có thể rút ra kết luận gì về thể loại các văn bản nhật dụng ở lớp 6, 7 ? HS : Thảo luận – Trả lời. I. Hình thức các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6. 1. Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử. Bút kí . 2. Động Phong Nha. Thuyết minh. 3. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. Thư từ. II. Hình thức các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 7. 1. Cổng trường mở ra. Hồi kí. 2. Cuộc chia tay của những con búp bê. Tự sự – Truyện ngắn. 3. Mẹ tôi. Truyện ngắn. 4. Ca Huế trên Sông Hương. Thuyết minh. =>Văn bản nhật dụng ở lớp 6, 7 có thể sử dụng nhiều thể loại, nhiều kiểu văn bản. D. Củng cố: - Hệ thống kiến thức bài. - Hình thức một số văn bản nhật dụng lớp 6 + 7 ? - Nhận xét giờ học. E. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. - Giờ sau : Hình thức văn bản nhật dụng lớp 8 + 9 . Soạn: Giảng: Tiết 5: Hình thức văn bản nhật dụng lớp 8, lớp 9. I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Hệ thống về thể loại, kiểu văn bản của các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tiếp cận văn bản nhật dụng. 3. Giáo dục : Học sinh tự rút ra bài học cho mình từ những văn bản đã học. II. Phương tiện thực hiện. 1. Thầy : Giáo án + Tài liệu tham khảo + SGK, SGV . 2. Trò : Chuẩn bị bài, SGK . III. cách thức tiến hành. - Nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm. IV. Tiến trình lên lớp. A. ổn định tổ chức : B. Kiểm tra bài cũ : * Câu hỏi : 1. Hãy cho biết kiểu văn bản các văn bản nhật dụng lớp 6? 2. Hãy cho biết kiểu văn bản các văn bản nhật dụng lớp 7? * Gợi ý : Câu 1 : Phần I – Tiết 4. Câu 2 : Phần II – Tiết 4. C. Bài mới : GV giới thiệu : Hoạt động của thầy & trò Nội dung bài học CH : Hãy xác đinh thể loại, kiểu văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8? HS : Thảo luận- Trả lời. GV : Nhận xét - Bổ sung. CH : Hãy xác định thể loại, kiểu văn bản nhật dụng đã học ở lớp 7? HS : Thảo luận – Trả lời. GV : Nhận xét – Bổ sung CH : Ta có thể rút ra kết luận gì về thể loại các văn bản nhật dụng ở lớp 6, 7 ? HS : Thảo luận – Trả lời. I. Hình thức các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8. 1. Thông tin về ngày trái đất năm 2000. Thông báo . 2. Ôn dịch thuốc lá. Kết hợp các phương thức biểu đạt. 3. Bài toán dân số. Thuyết minh. II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 9. 1. Phong cách Hồ Chí Minh. Kết hợp các phương thức biểu đạt. 2. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Xã luận – Tham luận. 3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Kết hợp các phương thức biểu đạt. => Văn bản nhật dụng ở lớp 8 và 9 có thể sử dụng nhiều thể loại , nhiều kiểu văn bản, có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt. D. Củng cố: - Hệ thống kiến thức bài. - Hình thức một số văn bản nhật dụng lớp 8 + 9 ? - Nhận xét giờ học. E. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. - Giờ sau : Phương pháp học văn bản nhật dụng . Soạn: Giảng: Tiết 6: Phương pháp học văn bản nhật dụng. I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Học sinh nắm được phương pháp học văn bản nhật dụng. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tiếp cận văn bản nhật dụng. 3. Giáo dục : Học sinh tự rút ra bài học cho mình từ những văn bản đã học. II. Phương tiện thực hiện. 1. Thầy : Giáo án + Tài liệu tham khảo + SGK, SGV . 2. Trò : Chuẩn bị bài, SGK . III. cách thức tiến hành. - Nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm. IV. Tiến trình lên lớp. A. ổn định tổ chức : 9 B. Kiểm tra bài cũ : * Câu hỏi : 1. Hãy cho biết kiểu văn bản các văn bản nhật dụng lớp 8? 2. Hãy cho biết kiểu văn bản các văn bản nhật dụng lớp 9? * Gợi ý : Câu 1 : Phần I – Tiết 5. Câu 2 : Phần II – Tiết 5. C. Bài mới : GV giới thiệu : Hoạt động của thầy & trò Nội dung bài học CH : Em đã chuẩn bị bài và học các văn bản nhật dụng như thế nào? HS : Thảo luận- Trả lời. GV : Nhận xét - Bổ sung. GV : Hướng dẫn. HS : Thảo luận nhóm – Trả lời. GV : Nhận xét – Bổ sung I. Phương pháp học văn bản nhật dụng. - Đọc kĩ văn bản . - Liên hệ thực tiễn. - ý kiến, quan niệm riêng, đề xuất giải quyết. - Vận dụng các môn khác để đọc và hiểu. - Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân tích chi tiết cụ thể, hình thức biểu đạt. - Kết hợp tranh ảnh minh hoạ, thông tin có tính thời sự. II. Luyện tập. Hãy nêu quan niệm của em về phương pháp học bài : Phong cách Hồ Chí Minh. - Đọc kĩ văn bản. - Thực tế cuộc sống của Bác. - Vởn dụng môn : Lịch sử, GDCD... để dạy bài này. - Tranh chân dung Hồ Chí Minh, tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác. D. Củng cố: - Hệ thống kiến thức bài. - Phương pháp học văn bản nhật dụng ? - Nhận xét giờ học. E. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. - Giờ sau : Chuẩn bị cho chủ đề 2 : Kĩ năng viết đoạn văn . Soạn: Giảng: Chủ đề 2. kĩ năng viết đoạn văn Tiết 7: viết đoạn văn theo cách diễn dịch I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Học sinh nắm được cách viết đoạn văn diễn dịch. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn diễn dịch. 3. Giáo dục : Học sinh biết tư duy lôgic. II. Phương tiện thực hiện. 1. Thầy : Giáo án + Tài liệu tham khảo + SGK, SGV . 2. Trò : Chuẩn bị bài, SGK . III. cách thức tiến hành. - Nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm. IV. Tiến trình lên lớp. A. ổn định tổ chức : 9 B. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài mới. C. Bài mới : GV giới thiệu : Hoạt động của thầy & trò Nội dung bài học CH : Thế nào là đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch? HS : Thảo luận- Trả lời. GV : Nhận xét - Bổ sung. CH : Hãy vẽ sơ đồ đoạn văn diễn dịch ? HS : Thảo luận- Vẽ sơ đồ. GV : Nhận xét - Bổ sung. GV : Cho học sinh viết đoạn văn mẫu. GV : Hướng dẫn. HS : Thảo luận nhóm – Trả lời. GV : Nhận xét – Bổ sung I. Lí thuyết. 1. Khái niệm. Đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch là đoạn văn trình bày ý theo trình tự đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề được đặt ở vị trí mở đầu đoạn văn, các câu sau triển khai những nội dung chi tiết, cụ thể của chủ đề đó. 2. Sơ đồ đoạn văn diễn dịch. ( 1 ) câu chủ đề. ( 2 ) ( 3 ) ( 4 )... 3. Đoạn văn mẫu. Chẳng có nơi nào như Sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng. Thân cọ cao vút. Búp cọ dài như thanh kiếm sắc. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài. II. Luyện tập. Hãy viết đoạn văn ( chủ đề tự chon ) theo cách lập luận diễn dịch. * Gợi ý. Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. D. Củng cố: - Hệ thống kiến thức bài. - Khái niệm, sơ đồ đoạn văn diễn dịch ? - Nhận xét giờ học. E. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. - Giờ sau : Luyện tập viết đoạn văn theo cách diễn dịch . Soạn: Giảng: Tiết 8: Luyện tập Viết đoạn văn theo cách diễn dịch I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh cách viết đoạn văn diễn dịch. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn diễn dịch. 3. Giáo dục : Học sinh biết tư duy lôgic. II. Phương tiện thực hiện. 1. Thầy : Giáo án + Tài liệu tham khảo + SGK, SGV . 2. Trò : Chuẩn bị bài, SGK . III. cách thức tiến hành. - Ôn luyện. - Thảo luận nhóm. IV. Tiến trình lên lớp. A. ổn định tổ chức : B. Kiểm tra bài cũ : * Câu hỏi : Thế nào là đoạn văn được viết theo cách diễn dịch? * Gợi ý : Mục 1 – Phần I – Tiết 7. C. Bài mới : GV giới thiệu : Hoạt động của thầy & trò Nội dung bài học GV : Hướng dẫn. HS : Chuẩn bị theo nhóm. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét. GV : Nhận xét - Bổ sung. GV : Hướng dẫn. HS : Chuẩn bị theo nhóm. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét. GV : Nhận xét - Bổ sung. I. Bài tập 1. Cho câu chủ đề : Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non, thế mà nay đã thành cây rung rung trước gió. Hãy viết những câu tiếp theo để tạo thành một đoạn văn diễn dịch. * Gợi ý : Mới dạo nào , những cây ngô còn lấm tấm như mạ non, thế mà nay đã thành cây rung rung trước gió. Những lá ngô rộng, dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà. Núp trong cuống lá, những bắp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình nó có nhiều khía vàng và những sợi râu ngô được bọc trong làn áo mỏng óng ánh. II. Bài tập 2. Cho câu thơ : Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. ( Truyện Kiều-Nguyễn Du ) Viết đoạn văn theo cách diễn dịch trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp mùa xuân trong hai câu thơ trên. * Gợi ý. Hai câu thơ đã phác hoạ bức tranh mùa xuân thật đẹp. Đó là sắc xanh của cỏ non trải dài, trải rộng như tấm thảm. Là sắc trắng tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác, chỉ mới hé lộ khoe sắc khoe hương. Hai chữ trắng điểm là nhãn tự, cách chấm phá của thi pháp cổ gợi lên vẻ đẹp thanh xuân trinh trắng của thiên nhiên, hoa cỏ. Bút pháp nghệ thuật phối sắc tài tình : trên cací nền xanh của cỏ non là một vài bông hoa lê nở ; sự phối màu tài tình ấy làm bức tranh xuân thêm đẹp . D. Củng cố: - Hệ thống kiến thức bài. - Rèn kĩ năng viết đoạn văn diễn dịch ? - Nhận xét giờ học. E. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. - Giờ sau : Viết đoạn văn theo cách qui nạp . Soạn: Giảng: Tiết 9: viết đoạn văn theo cách qui nạp A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : 1. Kiến thức : Học sinh nắm được cách viết đoạn văn theo cách qui nạp. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo cách qui nạp. 3. Giáo dục : Học sinh có ý thức tự giác học tập. II. phương tiện thực hiện: 1. Thầy : Soạn bài, SGK, SGV. 2. Trò : SGK. III. cách thức tiến hành. Nêu vấn đề. Thảo luận nhóm. IV. Tiến trình giờ dạy . A. ổn định tổ chức : B. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong phần bài mới. C. Bài mới. GV giới thiệu: Họat động của GV và HS Nội dung bài học CH : Thế nào là đoạn văn được viết theo cách qui nạp? HS : Thảo luận – Trả lời. CH : Hãy vẽ sơ đồ đoạn văn qui nạp? HS : Chuẩn bị –Trình bày. GV : Cho học sinh viết đoạn văn mẫu. HS : Viết đoạn văn mẫu. GV : Hướng dẫn. HS : Chuẩn bị – Trình bày. GV : Nhận xét – Bổ sung. I. Lí thuyết 1. Khái niệm. Đoạn văn viết theo cách qui nạp là đoạn văn trình bày ý đi từ cụ thể đến khái quát. Câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn, các câu trước đó triển khai những nội dung chi tiết, cụ thể của chủ đề đó. 2. Sơ đồ đoạn văn qui nạp. ( 1 ) ( 2 ) ( 3 )... ( 4 ) câu chủ đề 3. Đoạn văn mẫu. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí. Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông. Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người. Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm. Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo tiền. II. Luyện tập. 1. Bài tập 1. Cho câu chủ đề sau đứng ở cuối đoạn : Trong thơ Bác, ánh trăng luôn luôn tràn đầy. Em hãy viết những câu khác vào trước câu chủ đề này để tạo thành một đoạn văn theo kiểu qui nạp. * Gợi ý : Trăng đã đi vào rất nhiều bài thơ của mọi thế hệ thi sĩ. Trăng cũng đã đi vào thơ Bác ở nhiều bài thơ thuộc những giai đoạn khác nhau. Trăng đã là ánh sáng, là thanh bình, là hạnh phúc, là ước mơ, là niềm an ủi, là người bạn tâm tình của Bác. ánh trăng làm cho cái đẹp của cảnh vật trở nên êm đềm, sâu sắc, làm cho cảm nghĩ của con người thêm thâm trầm, trong trẻo. Trong thơ Bác, ánh trăng luôn luôn tràn đầy. d. Củng cố: - Hệ thống kiến thức bài. - Khái niệm, sơ đồ đoạn văn qui nạp. - Nhận xét giờ học. E. Hướng dẫn học bài: - Học bài. - Giờ sau : Luyện tập viết đoạn văn theo cách quy nạp . Soạn: Giảng: Tiết 10: Luyện tập viết đoạn văn theo cách qui nạp. A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : 1. Kiến thức : Củng cố kiến thức cho học sinh về cách viết đoạn văn qui nạp. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo cách qui nạp. 3. Giáo dục : Học sinh có ý thức tự giác học tập. II. phương tiện thực hiện: 1. Thầy : Soạn bài, SGK, SGV. 2. Trò : SGK. III. cách thức tiến hành. Ôn luyện. Thảo luận nhóm. IV. Tiến trình giờ dạy . A. ổn định tổ chức : B. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi : 1. Thế nào là đoạn văn được viết theo cách quy nạp ? 2. Hãy vẽ sơ đồ đoạn văn quy nạp ? * Gợi ý : Câu 1 : Mục 1 – Phần I – Tiết 9 . Câu 2 : Mục 2 – Phần I – Tiết 9 . C. Bài mới. GV giới thiệu: Họat động của GV và HS Nội dung bài học GV : Hướng dẫn. HS : Chuẩn bị theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét. GV : Nhận xét – Bổ sung. GV : Hướng dẫn. HS : Chuẩn bị theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét. GV : Nhận xét – Bổ sung. I. Bài tập 1. Cho đoạn thơ : Gần miền có một mụ nào ....... Ghế trên ngồi tót sỗ sàng. ( Truyện Kiều – Nguyễn Du ) Hãy viết đoạn văn phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích theo cách lập luận qui nạp. * Gợi ý : Mã Giám Sinh là anh chàng họ Mã học ở trường Quốc Tử Giám. Nói là khách ở phương xa, nhưng khi giới thiệu quê thì lại nói huyện Lâm Thanh cũng gần, đó là lời giới thiệu đầy mâu thuẫn. Dù đã ngoài bốn mươi nhưng hắn vẫn ăn diện bảnh bao. Điều này thể hiện bản chất trai lơ của hắn. Hơn nữa, cả thầy và tớ đều là một phường nhâng nháo không có trước có sau. Mối quan hệ chủ tớ ấy thật đáng ngờ. Đặc biệt từ tốt đã bóc trần bản chất thật của nhân vật này. Một người có học không bao giờ có những hành động như hắn. Hành động ấy càng chứng tỏ hắn là một kẻ vô văn hoá. Mã Giám Sinh thực chất chỉ là một gã trai lơ, một tên buôn thịt bán người không hơn không kém. II. Bài tập 2. Viết đoạn văn theo cách quy nạp phân tích nhân vật ông hoạ sĩ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. * Gợi ý : Ông hoạ sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa xin anh em trong cơ quan hoãn bữa tiệc để đi chuyến đi thực tế cuối cùng trước khi về hưu. Ông là người ham mê hội hoạ, khao khát tìm được đối tượng xứng đáng cho sáng tác. Ông không chịu để khó khăn khuất phục. Với lớp trẻ, ông biết quý trọng và cảm thông với họ. Thái độ của ông với anh thanh niên và cô kĩ sư là rất chân tình. Ông hoạ sĩ quả là một nghệ sĩ chân chính, một trí thức có nhân cách cao đẹp. d. Củng cố: - Hệ thống kiến thức bài. - Rèn kĩ năng viết đoạn văn qui nạp. - Nhận xét giờ học. E. Hướng dẫn học bài: - Học bài. - Giờ sau : Viết đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp. Soạn: Giảng: Tiết 11: viết đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : 1. Kiến thức : Học sinh nắm được cách viết đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp. 3. Giáo dục : Học sinh có ý thức tự giác học tập. II. phương tiện thực hiện: 1. Thầy : Soạn bài, SGK, SGV. 2. Trò : SGK. III. cách thức tiến hành. Nêu vấn đề. Thảo luận nhóm. IV. Tiến trình giờ dạy . A. ổn định tổ chức : B. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong phần bài mới. C. Bài mới. GV giới thiệu: Họat động của GV và HS Nội dung bài học CH : Thế nào là đoạn văn được viết theo cách tổng - phân - hợp? HS : Thảo luận – Trả lời. CH : Hãy vẽ sơ đồ đoạn văn tổng - phân - hợp? HS : Chuẩn bị –Trình bày. GV : Cho học sinh viết đoạn văn mẫu. HS : Viết đoạn văn mẫu. CH : Dựa vào nội dung gợi ý sau đây, em hãy viết thành một đoạn văn theo kiểu tổng – phân – hợp : Bình Ngô đại cáo là một áng văn chương bất hủ. GV : Hướng dẫn. HS : Chuẩn bị – Trình bày. GV : Nhận xét – Bổ sung. I. Lí thuyết. 1. Khái niệm. Đoạn văn trình bày theo cách tổng - phân - hợp là đoạn văn trình bày ý theo trình tự khái quát – cụ thể – tổng hợp. Câu chủ đề được đặt ở cả hai vị trí mở đầu và kết thúc đoạn văn. Khi viết đoạn văn tổng – phân – hợp, cần biết cách khái quát nâng cao để tránh sự trùng lặp ở hai câu chốt này. Câu kết thúc đoạn thường có

File đính kèm:

  • docTu chon van 9 1314.doc